Tác giả | Nguyễn Văn Sơn |
ISBN | 978-604-82-4551-1 |
ISBN điện tử | 978-604-82-6002-6 |
Khổ sách | 19 x 27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2021 |
Danh mục | Nguyễn Văn Sơn |
Số trang | 298 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Việt Nam là quốc gia có hệ thống đê điều rất lớn, với chiều dài khoảng 9.300 km (gần 2.900 km đê biển và 6.400 km đê sông), trong đó có trên 2.700 km đê bảo vệ các khu vực có dân số tập trung đông, được phân cấp từ cấp III đến cấp đặc biệt. Công tác quản lý đê điều luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, củng cố, và cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý, cụ thể như: Chỉ thị 42/CT-TW; Chỉ thị 24/CT-TTg; Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai…
Đội ngũ quản lý đê điều cũng được tổ chức từ Trung ương đến địa phương giúp phát huy hiệu quả đảm bảo an toàn đê điều trong cả nước. Trong những năm qua, đội ngũ quản lý đê điều đã không ngừng phát huy vai trò, phát huy chuyên môn, vận dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong việc quản lý, xử lý sự cố, xử lý các trọng điểm đê điều mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
Bên cạnh công tác quản lý đê điều thì công tác thiết kế, thi công đê điều cũng không ngừng cải tiến, áp dụng công nghệ mới nhằm tăng cường hiệu quả và phát huy tối đa chức năng làm việc của hệ thống đê điều. Các tiêu chuẩn thiết kế đê biển, đê sông, công trình bảo vệ bờ ngày càng hoàn thiện và đơn giản hóa giúp cho công tác thiết kế, thi công đê điều được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm nổi bật đã đạt được thì công tác quản lý đê điều vẫn còn một số tồn tại, các tiêu chuẩn thiết kế, quy trình thi công công trình đê điều vẫn còn một số điểm chưa phù hợp. Cuốn “Sổ tay kỹ thuật - quản lý đê điều” này ra đời nhằm khái quát hóa, tổng hợp các vấn đề về công tác thiết kế, thi công, quản lý đê điều ở Việt Nam. Cuốn sách góp phần hỗ trợ cho lực lượng quản lý đê điều có thể tiếp cận một cách đơn giản về thể chế, pháp lý, công tác thiết kế, thi công, quản lý, xử lý trọng điểm, xử lý sự cố đê điều.
Nội dung Sổ tay bao gồm:
- Các khái niệm cơ bản trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật đê điều;
- Kỹ thuật và công tác đê điều;
- Các vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý đê điều;
- Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý đê điều, phòng chống thiên tai;
- Các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công và quản lý đê điều;
- Biện pháp thi công, quản lý chất lượng thi công đê điều;
- Công nghệ mới trong công tác quản lý đê điều;
- Cơ chế - sự cố đê biển, kè biển và biện pháp khắc phục;
- Nhận biết các sự cố đê sông, biện pháp phòng ngừa, xử lý;
- Tổng hợp, phân tích đánh giá hiện trạng và xác định trọng điểm đê điều.
Cuốn sổ tay nhằm tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề từ thiết kế, thi công, đánh giá trọng điểm, nhận biết sự cố, đánh giá cơ chế và nguyên nhân hình thành sự cố, xử lý sự cố, hướng dẫn tính toán thiết kế, quản lý chất lượng thi công đê điều. Ngoài ra, các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn cũng được tổng hợp, phân tích những mặt đã đạt được và những nội dung còn tồn tại giúp người đọc dễ dàng tiếp cận, tra cứu khi cần dùng mà không phải tìm kiếm ở các tài liệu khác.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC | |
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ, KỸ THUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU | 5 |
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN | 5 |
1.2. XÁC ĐỊNH RANH GIỚI ĐÊ SÔNG, ĐÊ CỬA SÔNG, ĐÊ BIỂN | 6 |
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐÊ SÔNG | 8 |
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐÊ CỬA SÔNG VÀ ĐÊ BIỂN | 8 |
1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐÊ BAO | 11 |
Chương 2. KỸ THUẬT VÀ CÔNG TÁC ĐÊ ĐIỀU | 13 |
2.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU | 13 |
2.1.1. Hệ thống đê Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ | 13 |
2.1.2. Hệ thống đê sông, đê cửa sông Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ | 13 |
2.1.3. Hệ thống đê bao, bờ bao khu vực Đồng bằng sông Cửu Long | 14 |
2.2. HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU BẮC BỘ | 14 |
2.2.1. Đặc điểm địa hình vùng Đồng bằng Bắc bộ | 14 |
2.2.2. Đặc điểm lũ trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình | 14 |
2.2.3. Mực nước | 15 |
2.2.4. Chế độ lưu lượng mùa lũ | 15 |
2.2.5. Những trận lũ lớn đã xảy ra | 15 |
2.2.6. Hệ thống hồ chứa thượng nguồn | 15 |
2.2.7. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ và mực nước, lưu lượng thiết kế đê | |
(Quyết định số 257/QĐ-TTg) | 16 |
2.2.8. Hệ thống đê điều Bắc Bộ | 18 |
2.2.9. Đặc điểm hệ thống đê Bắc Bộ | 18 |
2.3. HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU BẮC TRUNG BỘ | 18 |
2.3.1. Hệ thống đê điều Thanh Hóa | 18 |
2.3.2. Hệ thống đê điều Nghệ An | 19 |
2.3.3. Hệ thống đê điều Hà Tĩnh | 20 |
2.4. HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU TRUNG TRUNG BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ | 21 |
2.5. HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU NAM BỘ | 21 |
2.5.1. Hệ thống đê biển, đê sông, đê cửa sông | 21 |
2.5.2. Hệ thống đê bao, bờ bao | 21 |
2.6. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU | 22 |
2.7. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN TOÀN HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU | 22 |
2.7.1. Hệ thống đê điều xuống cấp | 22 |
2.7.1.2. Đê dưới cấp III, chưa phân cấp | 23 |
2.7.2. Tình hình vi phạm an toàn đê | 23 |
2.7.3. Công tác quản lý đê điều ở các địa phương | 23 |
2.7.4. Ý thức chấp hành pháp luật về đê điều của chính quyền các cấp | |
và người dân | 24 |
2.7.5. Nguy cơ lũ lớn do mưa, lũ lớn cực đoan | 24 |
2.8. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ SẴN SÀNG HỘ ĐÊ TRƯỚC MÙA MƯA, | |
LŨ HÀNG NĂM | 25 |
2.9. TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÊ ĐIỀU | 25 |
2.9.1. Trung ương | 25 |
2.9.2. Cấp tỉnh | 26 |
2.9.3. Cấp huyện | 26 |
2.10. NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ | 26 |
2.10.1. Lực lượng quản lý đê chuyên trách | 26 |
2.10.2. Lực lượng quản lý đê nhân dân | 26 |
2.11. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH | 27 |
2.11.1. Lực lượng quản lý đê chuyên trách | 27 |
2.11.2. Lực lượng quản lý đê nhân dân | 27 |
2.12. TỒN TẠI, HẠN CHẾ | 28 |
2.12.1. Về tổ chức | 28 |
2.12.2. Về nhân lực | 28 |
2.12.3. Về đầu tư | 28 |
2.12.4. Về hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước | 31 |
Chương 3. CÁC VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM | |
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU | 32 |
3.1. QUY ĐỊNH CHUNG | 32 |
3.1.1. Phạm vi bảo vệ | 32 |
3.1.2. Cơ quan quản lý khai thác | 32 |
3.1.3. Nguyên tắc quán triệt khi đê hư hỏng và sự cố | 32 |
3.2. TUẦN TRA VÀ BẢO VỆ ĐÊ TRONG MÙA MƯA LŨ | 33 |
3.2.1. Nguyên tắc | 33 |
3.2.2. Những yêu cầu công tác tuần tra, bảo vệ công trình đê trong | |
mùa mưa lũ | 33 |
3.2.3. Phương pháp tuần tra | 34 |
3.3. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH | 34 |
3.3.1. Kiểm tra, giám sát trạng thái làm việc của công trình và sự | |
thay đổi điều kiện thủy lực | 34 |
3.3.2. Sửa chữa, thay thế các bộ phận công trình không còn phù hợp | 36 |
3.4. HƯỚNG DẪN DUY TU, SỬA CHỮA VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ ĐÊ | 36 |
3.4.1. Gia cố đê | 36 |
3.4.2. Tôn cao, mở rộng và tăng cường ổn định đê | 45 |
3.4.3. Xử lý mạch đùn sủi đê biển | 47 |
3.4.4. Rò rỉ, sập tổ mối | 50 |
3.4.5. Nước lũ tràn đỉnh đê | 51 |
3.4.5. Hàn khẩu đê bị vỡ | 51 |
3.4.6. Xử lý hư hỏng cống qua đê | 51 |
Chương 4. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN | |
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU, PHÒNG | |
CHỐNG THIÊN TAI | 57 |
4.1. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH | 57 |
4.2. LUẬT ĐÊ ĐIỀU | 59 |
4.3. LUẬT PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI | 63 |
4.4. LUẬT SỐ 35/2018/QH14 | 65 |
4.4.1. Điều 13. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều | 65 |
4.4.2. Điều 14. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủy lợi | 66 |
4.5. NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2019/NĐ-CP NGÀY 18/07/2019 | 66 |
4.6. CHỈ THỊ 24/CT-TTG NGÀY 07/10/2019 | 67 |
4.7. NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2019/NĐ-CP NGÀY 12/11/2019 | 67 |
4.8. QUYẾT ĐỊNH SỐ 03/2020/QĐ-TTG NGÀY 13/01/2020 | 68 |
4.9. QUYẾT ĐỊNH SỐ 05/2020/QĐ-TTG NGÀY 31/01/2020 | 70 |
4.10. CHỈ THỊ SỐ 42/CT-TW NGÀY 24/03/2020 | 70 |
4.11. THÔNG TƯ SỐ 68/2020/TT-BTC NGÀY 15/07/2020 | 72 |
Chương 5. CÁC QUY CHUẨN, QUY PHẠM, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT HIỆN HÀNH TRONG THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU | 75 |
5.1. THỐNG KÊ CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ, | |
THI CÔNG, NGHIỆM THU VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC ĐÊ, KÈ | 75 |
5.1.1. Quy chuẩn quốc gia | 75 |
5.1.2. Khảo sát | 75 |
5.1.3. Thiết kế | 76 |
5.1.4. Vật liệu xây dựng | 77 |
5.1.5. Thi công và nghiệm thu | 78 |
5.1.6. Quản lý vận hành | 79 |
5.1.7. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tài liệu nghiên cứu khác có liên quan | 79 |
5.2. NHỮNG LƯU Ý KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, | |
THI CÔNG CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ BIỂN, ĐÊ, KÈ | 79 |
5.2.1. Các tiêu chuẩn liên quan đến xây dựng công trình bảo vệ bờ, đê, kè | 79 |
5.2.2. Phân tích điểm mạnh - yếu của mỗi tiêu chuẩn về đê, kè biển | 80 |
Chương 6. BIỆN PHÁP THI CÔNG, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG | |
THI CÔNG ĐÊ ĐIỀU | 83 |
6.1. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH TRÊN ĐÊ | 83 |
6.2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SỬA CHỮA, GIA CỐ, TU BỔ | |
VÀ NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU | 83 |
6.2.1. Các quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình | 83 |
6.2.2. Giám sát công tác khảo sát xây dựng | 85 |
6.2.3. Giám sát thi công | 89 |
Chương 7. CÔNG NGHỆ MỚI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ | |
ĐÊ ĐIỀU | 110 |
7.1. CÔNG CỤ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU HIỆN NAY | 110 |
7.2. CÔNG NGHỆ WEB-GIS TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU | 110 |
7.3. THEO DÕI MỰC NƯỚC TRÊN SÔNG BẰNG THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG | 112 |
7.4. SỬ DỤNG FLYCAM, VIỄN THÁM TRONG QUẢN LÝ ĐÊ | 115 |
7.5. HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM XUNG YẾU | |
ĐÊ ĐIỀU | 117 |
7.6. ĐÊ DI ĐỘNG | 119 |
7.8. BAO TẢI KÍCH THƯỚC LỚN | 122 |
Chương 8. CƠ CHẾ - SỰ CỐ ĐÊ BIỂN, KÈ BIỂN | |
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC | 124 |
8.1. CƠ CHẾ PHÁ HOẠI CỦA ĐÊ BIỂN | 124 |
8.1.1. Đặc điểm cấu thành đường bờ | 124 |
8.1.2. Đặc điểm làm việc của đê biển | 125 |
8.1.3. Phân tích các nguyên nhân phá hoại đê biển | 126 |
8.1.4. Các dạng phá hoại đối với đê biển | 140 |
8.2. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM HẠN CHẾ SỰ PHÁ HOẠI ĐÊ | |
KÈ BIỂN | 154 |
8.2.1. Phá hoại do mất ổn định tổng thể | 154 |
8.2.2. Phá hoại do mất ổn định cấu trúc đất | 155 |
8.2.3. Phá hoại do tràn đỉnh | 155 |
8.2.4. Nguyên tắc chung trong nâng cấp và xây mới đê biển | 156 |
8.2.5. Lựa chọn mức bảo đảm an toàn | 156 |
8.3. KỸ THUẬT XỬ LÝ KẾT CẤU, CẤU KIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP VÀ CÔNG TÁC DUY TU, BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH ĐÊ KÈ BIỂN | 158 |
8.3.1. Kỹ thuật kiểm định chất lượng công trình trong duy tu, bảo dưỡng | 158 |
8.3.2. Sửa chữa kết cấu hư hỏng do tác động của môi trường vùng biển | 163 |
8.3.3. Nhận biết cơ chế và xác định tốc độ xuống cấp | 166 |
8.3.4. Yêu cầu kỹ thuật trong bảo trì công trình tường biển sử dụng bê tông | |
cốt sợi phi kim loại, cốt tập trung | 169 |
8.3.5. Công tác quan trắc công trình | 170 |
Chương 9. NHẬN BIẾT CÁC SỰ CỐ ĐÊ SÔNG VÀ BIỆN PHÁP | |
PHÒNG NGỪA - XỬ LÝ | 176 |
9.1. NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA SẠT LỞ BỜ SÔNG | 176 |
9.1.1. Nguyên nhân khách quan | 176 |
9.1.2. Nguyên nhân chủ quan | 177 |
9.2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN | 178 |
9.2.1. Biện pháp thực hiện mục tiêu trước mắt | 178 |
9.2.2. Biện pháp thực hiện mục tiêu lâu dài | 179 |
9.3. CÁC GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG NÂNG CAO ỔN ĐỊNH CỦA ĐÊ | 183 |
9.3.1. Đắp theo thời gian | 183 |
9.3.2. Nâng cao ổn định bằng phản áp | 194 |
9.3.3. Đào thay thế toàn bộ hoặc một phần móng | 199 |
9.3.4. Gia cố nền bằng xơ dừa, cành cây | 214 |
9.3.5. Gia cố nền bằng cọc cây | 217 |
CHƯƠNG 10. TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG | |
VÀ XÁC ĐỊNH TRỌNG ĐIỂM ĐÊ ĐIỀU | 224 |
10.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐÊ ĐIỀU | 224 |
10.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống đê điều | 224 |
10.1.2. Một số trận vỡ đê điển hình | 228 |
10.2. CẤP BÁO ĐỘNG MỰC NƯỚC LŨ | 231 |
10.3. CẤP CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ TƯƠNG ỨNG CẤP ĐÊ | 232 |
10.4. THẤM QUA NỀN VÀ THÂN CÔNG TRÌNH | 233 |
10.5. TRỊ SỐ GRADIENT THẤM CHO PHÉP | 233 |
10.6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẤM VÀ ỔN ĐỊNH | 234 |
10.6.1. Mặt cắt đê điển hình | 234 |
10.6.2. Công trình lọc ngược và giếng giảm áp | 235 |
10.7. ĐIỀU TRA THU THẬP HIỆN TRẠNG ĐÊ ĐIỀU | 238 |
10.7.1. Dữ liệu quan trắc hoặc theo dõi thường xuyên (về diễn biến | |
lòng dẫn, kích thước, cao trình, sạt trượt, xói ngầm…) | 238 |
10.7.2. Tổng hợp tình hình vi phạm đê điều và giải pháp khắc phục | 239 |
10.7.3. Khảo sát thực địa trước, trong và sau lũ | 239 |
10.8. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ | 242 |
10.8.1. Nhận biết các điểm xung yếu | 242 |
10.8.2. Phân tích, đánh giá và xác định trọng điểm, điểm xung yếu | 242 |
10.9. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM | 243 |
10.9.1. Phương án bảo đảm cao trình thiết kế, chống tràn qua đê | 243 |
10.9.2. Phương án trước mắt và lâu dài bảo vệ các trọng điểm | 244 |
10.9.3. Bảo vệ an toàn cống qua đê và công trình trên đê | 245 |
10.9.4. Kỹ năng xây dựng phương án bảo vệ các trọng điểm | 245 |
Chương 11. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC | |
QUẢN LÝ ĐÊ, HỘ ĐÊ | 246 |
11.1. PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TUYẾN ĐÊ KIỂU MẪU” | 246 |
11.1.1. Giới thiệu chung | 246 |
11.1.2. Kết quả xây dựng hạt quản lý đê điển hình | 246 |
11.1.3. Kết quả xây dựng tuyến đê kiểu mẫu | 246 |
11.1.4. Nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện | 247 |
11.1.5. Bài học kinh nghiệm | 247 |
11.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ, | |
HỘ ĐÊ, NGHIỆP VỤ, KỸ THUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU CỦA | |
ĐỊA PHƯƠNG | 248 |
11.2.1. Sự cố nứt đê đoạn từ K42+300 đến K43+800 đê hữu Thương | |
và sự cố cống Đa Mai tại K36+700 đê hữu Thương, | |
cánh cống Yên Ninh tại K38+600 đê tả Cầu, tỉnh Bắc Giang | 248 |
11.2.2. Sự cố cống lấy nước Long Phương trên đê tả Đuống, | |
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh | 253 |
11.2.3. Sự cố cống Đầm Trì, Km5+000 đê hữu Thao, xã Lâm Lợi, | |
huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ | 259 |
11.2.4. Sự cố mạch đùn, mạch sủi tại cống Cẩm Đình trên tuyến đê | |
Vân Cốc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội | 264 |
11.2.5. Sự cố sóng tràn qua tuyến đê biển Hải Hậu gây sạt sập mái đê | |
phía đồng trong bão số 10 năm 2017 | 268 |
PHỤ LỤC | 273 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 287 |