Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tuyển tập Tản Đà - Tập 1
4.5
171
Lượt xem
3
Lượt đọc
Tác giảTrần Ngọc Vương
ISBN điện tử978-604-339-979-0
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcTrần Ngọc Vương
Số trang726
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệtNam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là một tác giả văn học quan trọng với dấu ấn để lại ở rất nhiều thể loại và gần như ở thể loại nào ông cũng có những nét độc đáo riêng. Sự độc đáo ở đây không chỉ xuất phát từ sự độc đáo của tài năng, cá tính sáng tạo mà còn ở vị trí độc đáo của ông trong sự phát triển của văn học dân tộc. Ông là dấu gạch nối giữa văn chương Hán Nôm truyền thống và văn chương Quốc ngữ hiện đại, giữa Nhà nho tài tử, văn nhân truyền thống và nhà văn, nhà báo hiện đại, là nhịp cầu gắn bó hai thời đại văn học lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Gần ba mươi năm cầm bút, Tản Đà để lại một sự nghiệp văn chương trước thuật không quá đồ sộ về số lượng nhưng lại rất phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Mặc dù là một nhà văn ham du lịch, đi nhiều, cuộc sống nhiều phiêu bạt nhưng những chặng quan trọng nhất trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tản Đà là gắn với Hà Nội, ông cũng có nhiều đóng góp cho văn hóa Hà Nội nói chung.

Với vị trí quan trọng, đặc biệt của ông trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, đã có nhiều công trình tuyển tập thơ văn Tản Đà được thực hiện. Đặc biệt, năm 2002, "Toàn tập Tản Đà" (5 tập) đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương, con trai ông, thực hiện một cách hết sức công phu. Tuy nhiên, vì ở dạng toàn tập thâu lượm tất cả những trước tác hiện còn của Tản Đà nên công trình có phần tản mạn, không cho thấy được những điểm nhấn, những tác phẩm (hoặc trích đoạn) tinh hoa tiêu biểu cho phong cách Tản Đà. Cùng với đó, "Tản Đà về tác giả tác phẩm" là tư liệu tham khảo cung cấp các bài bình luận nghiên cứu chính về Tản Đà, song vì chỉ tập hợp các bài viết nên soạn giả cuốn sách không trích tuyển các sáng tác tiêu biểu của Tản Đà. Một số công trình khác hoặc tập trung nghiên cứu một lĩnh vực sáng tác của Tản Đà, hoặc một đặc trưng của văn nghiệp ông hoặc tuyển lựa ngắn gọn một số tác phẩm và lời bình về Tản Đà... vì vậy không đưa ra được một hình dung đầy đủ về tác gia văn học này. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có một công trình công phu, đủ sức bao quát văn nghiệp và cuộc đời của thi sĩ Tản Đà. "Tuyển tập Tản Đà" do GS.TS. Trần Ngọc Vương (chủ biên) được ra đời chính là nhằm đáp ứng yêu cầu ấy.

Với kinh nghiệm hơn bốn mươi năm nghiên cứu văn học Việt Nam trung cận đại, GS.TS. Trần Ngọc Vương - chuyên gia hàng đầu về tác giả Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu - đã cùng cộng sự khắc phục được những hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đây như tính tản mạn, sự lựa chọn, trích dẫn các tác phẩm không tiêu biểu nên khó nêu bật được tính cách con người và tính điển hình trong sáng tác của Tản Đà. Đồng thời nhóm biên soạn đã đối chiếu, so sánh các công trình đã công bố, từ đó phân tích tổng hợp các tư liệu, chọn ra những trước tác chính yếu và tiêu biểu nhất của Tản Đà theo từng lĩnh vực cụ thể, ngõ hầu đưa đến cho người đọc một hình dung tổng thể về sáng tác của Tản Đà - người gạch nối giữa hai thế kỷ XIX - XX. Bên cạnh đó, với việc tuyển chọn những bài nghiên cứu, bình luận có giá trị nhất về Tản Đà của các văn sĩ cùng thời, công trình đã xây dựng được chân dung trọn vẹn về một tác gia văn học tiêu biểu của Hà Nội.

Cuốn sách được bố cục hợp lý với hai phần. Phần tổng luận "Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu - Dấu nối của hai thời đại văn học" được viết rất quy mô, bao quát được tất cả các khía cạnh từ tiểu sử tác giả, niên biểu sáng tác cho đến sự nghiệp sáng tác, định vị tác giả trong thời đại và tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Đây là một công trình khoa học công phu và có giá trị nhưng lại được viết bằng một văn phong hấp dẫn và dung dị, phù hợp với số đông công chúng có tri thức, là một hướng dẫn quan trọng để đi vào sự nghiệp sáng tác của Tản Đà. Phần Tác phẩm tuyển chọn được thực hiện kỹ lưỡng và bao quát được hết các tác phẩm chính, quan trọng ở các lĩnh vực khác nhau trong sự nghiệp sáng tác của Tản Đà. Qua những tác phẩm vừa bao quát vừa chi tiết về sáng tác của Tản Đà, người đọc có thể hình dung trọn vẹn về một tác gia văn học tiêu biểu của Hà Nội.

Xem đầy đủ
Lời Nhà xuất bản              5
Phần 1: TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU - DẤU NỐI CỦA HAI THỜI ĐẠI VĂN HỌC7
1. Tiểu sử và quá trình sáng tác 7
2. Tản Đà nhìn từ góc độ loại hình tác giả             18
2.1. Loại hình tác giả văn học trong văn học Việt Nam thời kỳ 1900-1945               20
2.2. Tản Đà - văn nhân của hệ hình văn học cũ, nhịp câu nôi hai hệ hình văn học 33
3. Sáng tác của Tản Đà nhìn từ góc độ chủ đề - đề tài và hệ thống thể loại                              50
4. Tản Đà trong lịch sử văn học dân tộc 70
Phần 2: TÁC PHẨM TUYỂN CHỌN74
PHÀM LỆ             74
1. Thơ   80
1.1. Tứ tuyệt yết hậu     80
Đề Khối tình con I            80
Gió thu  80
Bạt Khối tình con II          81
Thuật bút            81
Tương tư             81
Lưu tình               82
Ve người đá       82
Đi đêm đay bóng              82
Tình tiên                             82
Khai bút (Năm Canh thân)            83
Khai bút (Năm Tân dậu) 83
Cái đòn cáng cùng người phu xe 83
Tết tự thuật        85
Nhắn Từ Đạm     85
Không đê             86
Ai “nữ quyền” ra mua     86
1.2. Bát cú          86
Tiếc của đời        86
Thầy đô ve gái phải đau tay         88
Chị khuyên em   88
Răn người không nên hay tin người          88
Đề Khối tình con I             89
Thăm thằng bô nhìn                       89
Tự trào  90
Dạm bán áo đoạn            90
Không chông ai dễ sống chi lâu   90
Nhớ chị hàng cau             91
Chơi chùa Hương Tích    91
Ghẹo người vu vơ            92
Cái giông yêu hoa            92
Hoa sen nở trước nhất đâm         92
Cái ruột con tằm em ơi, bối rối mà vò tơ 93
Đêm suông phủ Vĩnh       93
Vịnh cánh hoa đào           94
Thơ đê tuồng Tây Thi      94
Con gái hái dâu  95
Tây Hô vọng nguyệt         95
Muôn làm thằng Cuội     95
Thúy Kiêu hầu rượu Hô Tôn Hiến               96
Thúc Sinh             96
Thơ khóc tết của hai ông đô         97
Sự đời   98
Sự nghèo             98
Con quốc cùng con chẫu chuộc   98
Quê nhà chơi mát cảm hứng       99
Khách giang hô  99
Nhớ mộng           100
Gót sen lay động khách là ai?      100
Sông cái chiếc thuyên nan            100
Xem tiểu thuyết “Tờ chúc thư” cảm đê    101
Cảm đê 101
Vịnh bức địa đô rách       102
Tiếp theo bài “Vịnh bức địa đô rách”        102
Địa đô rách thứ ba           103
Địa đô rách thứ tư           103
Cảm hứng           103
Tiễn năm Đinh mão         104
Thơ tặng Phụ nữ tân văn              104
Chiếc tầu Annam              105
Vịnh Bà Triệu      105
Hủ nho lo mùa đông        106
Ngày xuân tương tư       106
Lại tương tư       107
Về quê nhà cảm tác         107
Trăm năm trọn đời người             108
Tân xuân cảm    108
Cảm xuân            109
Năm hết hữu cảm            109
Đêm tối 109
Ngày xuân thơ rượu        110
Tháng ba không mưa      110
Sầu xuân              111
1.3. Trường thiên            111
Bài tựa quyển Đài gương truyện (1919)   111
Nhớ ông Lư Thoa             112
Còn chơi              113
Lo văn ế.             116
Hầu giời               118
Thăm mả cũ bên đường 123
Laga Hàng Cỏ     125
Thơ mừng Tết    126
Khuyên người giúp dân lụt           127
Hủ nho lo việc đời            129
Gần Tết tiễn năm cũ        130
Tiễn ông Công lên chầu trời         132
Mừng xuân         133
1.4. Lục bát        134
Nhớ ai   134
Thương ai           135
Vô đê    136
Đê tranh uyên ương dưới trăng  137
Trông hạc bay    137
Ru em   137
Chơi Huế.            138
Chim họa my trong lồng 141
Thê non nước     142
Đêm thu              143
Ếch mà  145
Rau sắng chùa Hương    146
Nói chuyện với bóng        147
Tập Kiều viếng Kiêu         148
Trai thời loạn      150
An nam tạp chí lại ra lân thứ năm cảm tác            150
Qua câu Hàm Rồng hứng bút      151
Nhớ cảnh câu Hàm Rồng              152
Duyên nợ ba sinh             153
Cảm tưởng vê sự sông chết         153
Một bức thư của người nhà quê 154
Thú ăn chơi         155
Cười bác Mai Lâm            157
Nhắn người trong Thanh              159
Xuân tứ 160
Ba Đình ký           160
Ngẫu hứng          162
Thơ rượu             163
Xuân sâu             163
Đưa người nhà quê         164
Đời lắm việc       164
Nhớ bạn sông Thương    165
Nhớ bạn Hà Nội 166
Vui xuân              167
1.5. Song thất lục bát     167
Nói chuyện với ảnh          167
Thư đưa người tình nhân có quen biết     168
Thư đưa người tình nhân không quen biết            170
Thư trách người tình nhân không quen biết          171
Thư lại trách người tình nhân không quen biết     172
Vợ chồng người đốt than trên núi             174
Mưa thu đất khách          177
Xuân hứng          177
Xuân sầu             179
Ngày xuân nhớ cảnh nhớ người xưa        180
Họa lại bài Tản Đà cốc tử của Tú Mỡ        182
Đêm đông hoài cảm        185
Một trứng trăm trai        186
Ngẫu hứng          186
Tiết phụ hành     187
Cảnh vui của nhà nghèo 188
1.6. Hát nói        190
Tình sắc               190
Mừng cưới         190
Hơn nhau một chén rượu mời     191
Chưa say             192
Say         193
Lại say   194
Cánh bèo             196
Giời mắng           197
Hỏi gió  199
Hằng Nga khứ nguyệt     200
Cảnh đêm nhà ẩn sĩ.       201
Bài hát xuân tình              203
Bài hát mừng Bắc Kỳ nam tửu     203
Bài hát chúc báo "Sống" 204
Ngày xuân chúc quốc dân             205
Gặp xuân             206
1.7. Phong dao - dân ca 208
Phong dao           208
Dân ca: Sẩm chợ              213
Câu hát rậm đò 214
Con chim khôn   215
Kiếp học trò        215
Năm canh mối tình          216
Bài Nam bằng    217
Con sáo sậu        218
Con chim xanh   218
Cô Tây đen          218
Bài cổ bản           219
Khuyên thanh niên học hành        220
Câu hát đường trường   221
Anh thợ cạo        221
1.8. Các thể thơ khác      222
Bài hịch giục cho các hoa dậy      222
Chơi xuân kẻo hết xuân đi            223
Bài tựa “Truyện Tỳ bà” của ông Đoàn Tư Thuật dịch          226
Hoa rụng             229
Mỵ Châu, Trọng Thủy      229
Tâm sự nàng Mỵ Ê lúc gieo mình xuống sông Châu giang 230
Tông biệt             231
Cưỡi ngựa đi thăm bạn  231
Trên ao sen chơi hoa       232
Trên bờ sông chơi giăng 232
Đốt lò sưởi xem sách       232
Cảm thu, tiễn thu             232
Thu khuê hành   235
Mấy vần ngẫu hứng        236
Lên sáu 237
Lên tám               249
2. Văn xuôi         268
2.1. Truyện sáng tác       268
Giấc mộng con I 268
Giấc mộng con II              315
Giấc mộng lớn   346
Thề non nước     382
Kiêp phong trần 405
Trần ai tri kỷ       410
2.2. Ký, tản văn 424
Hon                       424
Ngồi buồn nghĩ buồn       426
Giá trị của sự chết           428
Mây bước đường rừng   431
Hai vườn bách thú           440
Chơi xuân            442
Bụng lo tết của người nước ta     444
Thân và đời của một người          446
Xã hội thiển đàm (An nam tạp chí số 13/1930)     447
Xã hội thiển đàm (An nam tạp chí số21/1931)      449
Một sự đi chơi Lào Kay   451
Ở đời thế nào là phải      455
Ba đức riêng: tự-ái, tự-trọng, tự-tôn        459
Lòng thương sót               472
Cái lo     473
Khối tình (bản chính, bản phụ)     476
2.3. Nghị luận   524
Vấn đê Hán học ở Nam Trung      524
Thế nào là hạng người hạ lưu trong xã hội            525
Người An nam   527
Tiên đô của nước An nam ta, những đức tính, tính cách của quốc dân ta đối với tiên đô cần phải có trong thời kỳ hiện tại 529
Khó thay những ai là bố mẹ các người thanh niên anh tuấn trong xã hội ta hiện nay               533
Sự cảm tưởng vê phụ nữ nước Nam ta, trân trọng cùng ai trong nữ giới   536
Mối cảm tưởng đối cùng các bạn thanh niên trong xã hội               538
Nghĩ vê cuộc kinh tếkhó khăn ở nước ta, giá trị của các nhà tư bản            541
Đọc bài “Tự do diễn đàn” ở trong báo Trung Bắc, ngỏ cùng ai các bạn thanh niên          544
Các sĩ phu vê bên Hán học trong nước ta buổi nay, nên như sao tự đối với thời cục 551
Bài trừ cái nạn Phan Khôi ở Nam Kỳ         558
Bài trừ cái nạn Phan Khôi ở Nam Kỳ cùng bài “Tống Nho với phụ nữ”        563
Tình thế biến thiên trong sự hôn giá, lo thay cùng các bạn thanh niên        574
3. Dịch thuật      578
3.1. Thơ Đường               578
Thục trung cửu nhật        578
Dịch thủy tống biệt          579
Kế cầu lãm cổ.   580
Xuân giang hoa nguyệt dạ            581
Tự quân chi xuất hỹ         585
Tống Hô Đại        586
Khuê oán             587
Quá Hương Tích tự          588
Tây Thi vịnh        589
Hoàng Hạc lâu   591
Oán tình              592
Tông khách quy Ngô       593
Tặng nội              594
Xuân tứ 595
Xuân nhật túy khỉ ngôn chí           596
Biệt hữu nhân    598
Quan san nguyệt              599
Thu tịch lữ hoài  601
Kinh Hạ Bì Dĩ kiều hoài Trương Tử Phòng               603
Sơn trung đáp vấn           605
Tặng Uông Luân               606
Tảo phát Bạch Đế thành 607
Ô dạ đê 608
Thái liên khúc     609
Vu Điên thái hoa               611
Nguyệt giạ          613
Đăng Nhạc Dương lâu    614
Tuyệt cú              615
Đăng cao             616
Khúc giang          618
Sơn phòng xuân sự          620
Vịnh sử 621
Biệt Đổng Đại     622
Tiễn Lý thị lang phó Thường Châu             623
Hô trung đối tửu tác       624
Giang hành         626
Thính giang địch, tông Lục thị ngự            627
Y Châu ca            628
Bái tân nguyệt   629
Giang tuyết         630
Ngư ông              631
Ô Yhạng               632
Sơn hạ túc           633
Trì thượng           634
Chu trung vũ giạ               635
Hữu nhân dạ phỏng         636
Giạ vũ    637
Thu trùng            638
Vấn Hoài thủy    639
Lý Bạch mộ         640
Tảo thu độc giạ  641
Thu mộ, giao cư thư hoài              642
Thu giang tông khách     643
Đại mại tân nữ tặng chư kỹ          644
Thảo      645
Họa Đỗ lục sự đê hồng diệp         646
Ký Vi Chi              647
Dị kính tặng biệt               649
Tự Giang Lăng chi Từ Châu, lộ thượng ký huynh đệ           651
Tùng thanh         653
Thu san 655
Vọng giang lâu thượng tác          657
Tặng nội thị        659
Tân trung ngâm 662
Văn khốc giả       664
Tam niên biệt     666
Thính biên hồng 667
Tự khuyến           668
Khúc giang túy hậu, tặng chư thân cố.     669
Lâm giang tông Hạ Triêm             670
Đại Lâm tự đào hoa         671
Giang thượng địch          672
Giang lâu vãn thiếu, ký Thủy bộ Trương viên ngoại            673
Vương Chiêu Quân          675
Phong vũ vãn bạc             676
Trúc Chương đình dịch   677
Đông chí tức Dương Mai quán    678
Khuê oan từ       679
Hí đê tân tài tường vi      680
Ký Tương Linh    681
Trung thu nguyệt             682
Xuân giang          684
Văn giạ trâm      685
Sinh ly biệt                         686
Trường hận ca   688
Hữu sở tư           703
Độ Tang Kền       706
Tâm ẩn giả bất ngộ         707
Giang lâu thư hoài           708
Độc Lý Bạch tập 709
Lưu Nguyễn du Thiên thai             710

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4979