Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tính toán vỏ hầm thuỷ lợi có áp, có xét từ biến
4.5
789
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Thế Phùng
ISBN2007-ttvhtlcacxtb
ISBN điện tử978-604-82-4266-4
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2007
Danh mụcNguyễn Thế Phùng
Số trang173
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Ngày nay người ta đã biết hầu hết các loại vật liệu xây dựng: kim loại ở nhiệt độ cao, bê tông, gỗ, cao su, pôlime, đất đá v.v... đều có khả năng biến dạng theo thời gian với tải trọng không đổi, tức là có tính từ biến. Biến dạng từ biến trong nhiều trường hợp lớn hơn đáng kể so với biến dạng đàn hồi tức thời.

Từ biến ảnh hưởng đến độ bền, độ ổn định của kết cấu công trình, các chi tiết máy móc, thiết bị. Vì thế việc tính toán công trình, chi tiết máy theo độ bền có xét đến từ biến  của vật liệu trong kỹ thuật hiện đại là rất cần thiết, có ý nghĩa lớn và được nhiều người quan tâm.

Cuốn sách này nhằm cung cấp cho bạn đọc một số vấn đề cơ bản của lý thuyết từ biến di truyền và sử dụng lý thuyết này trong việc mô tả từ biến của đá cứng, nửa cứng và bê tông, trong tính toán công trình - cụ thể là vỏ hầm thuỷ lợi có áp có xét từ biến của vật liệu vỏ và nền bao quanh.

Trong cuốn sách ngoài việc tổng hợp, phân tích các tư liệu đã có trong các công trình của nhiều tác giả trong việc nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm từ biến của bê tông còn đưa ra vấn đề mô tả lý thuyết từ biến của đá cứng nứt nẻ trong điều kiện thế nằm tự nhiên, trên cơ sở các số liệu nghiên cứu thực nghiệm do bộ môn Cơ học đất, nền và móng, Trường đại học xây dựng Matxcơva tiến hành trong nhiều năm, trực tiếp trên hiện trường các công trình thuỷ lợi đầu mối của Liên Xô cũ, theo hướng sử dụng để tính toán công trình ngầm.

Trong chương 5 giới thiệu một phương pháp tính vỏ hầm thuỷ lợi có áp nhiều lớp trong khuôn khổ lý thuyết đàn hồi, cho phép xét đến tính không đông nhất theo phương bán kính của môi trường bao quanh và đủ đơn giản để nhận được lời giải trong trường hợp có xét từ biến của đá và vật liệu kết cấu (bê tông). Trong hai chương cuối đã đề xuất phương pháp chính xác và phương pháp gần đúng để tính vỏ hầm thuỷ lợi có áp nhiều lớp có xét từ biến của đá và bê tông.

Một số nội dung cuốn sách đã được báo cáo và thảo luận tại hội nghị toàn Liên Xô lần thứ 3 về lưu biến của đất tại Lê nin grát; Hội nghị khoa học lần thứ 39 Trường đại học Matxcơva và đưa vào cuốn “Hướng dẫn thiết kế hầm thuỷ lợi” do Viện nghiên cứu khoa học thuộc Viện thiết kế thuỷ công Matxcơva biên soạn.

Xem đầy đủ

MỤC LỤC

 

Trang

Lời nói đầu

3

Phần thứ nhất

 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LÝ THUYẾT TỪ BIẾN

 

Chương 1. Các phương trình cơ bản của lý thuyết từ biến

 

1.1. Phân loại biến dạng

5

1.2. Các định nghĩa và các giả thiết cơ bản

5

1.3. Sự liên hệ giữa ứng suất và biến dạng khi tác dụng tải trọng lâu dài

7

1.4. Các phương trình cơ bản của cơ học môi trường từ biến đàn hồi

13

Chương 2. Các phương trình của lý thuyết từ biến với trạng thái ứng suất

 

       gây ra bởi sự thay đổi của biến dạng công trình

 

2.1. Tình hình chung

17

2.2. Các phương trình cơ học cơ bản của môi trường từ biến đàn hồi dưới

 

        tác dụng của các ứng lực gây ra bởi biến dạng

17

2.3. Biểu thức giải tích quy luật theo thời gian của mức độ từ biến và môđun biến dạng tức thời

22

2.4. Tích phân các phương trình cơ bản của lý thuyết từ biến

31

2.5. Một số chú ý về những phương trình đặc trưng trạng thái của môi trường  từ biến đàn hồi

39

Chương 3. Từ biến của đá cứng, nửa cứng và bêtông

 

3.1. Đặc trưng đá nứt nẻ như một môi trường cơ học

42

3.2. Xác định các thông số từ biến của đá cứng trong điều kiện thế nằm tự nhiên

47

3.3.  Sự phụ thuộc tương quan giữa các thông số từ biến và tốc độ lan truyền sóng siêu âm trong khối đá

59

3.4. Mô tả quá trình lưu biến của đá nứt nẻ trong chế độ dỡ tải và trùng ứng suất

66

3.4.1. Một số đặc điểm biến dạng của đá cứng khi dỡ tải

66

3.4.2. Mô tả quá trình lưu biến của đá nứt nẻ trong chế độ trùng ứng suất

70

3.5. Phân tích các số liệu thực nghiệm và mô tả lý thuyết từ biến của bêtông

72

3.5.1 Phân tích một số số liệu thực nghiệm về từ biến của bêtông

72

3.5.2. Mô tả lý thuyết từ biến của bêtông

78

Phần thứ hai

 

TÍNH KẾT CẤU NGẦM CÓ XÉT ĐẾN TỪ BIẾN

 

Chương 4. Ảnh hưởng của từ biến đến trạng thái ứng suất trong kết cấu ngầm

 

4.1. Các quan sát thực tế về ảnh hưởng từ biến trong xây dựng ngầm

86

4.2. Các nghiên cứu lý thuyết về ảnh hưởng từ biến đến  trạng thái ứng suất trong kết cấu vỏ hầm có áp

93

Chương 5. Tính toán trạng thái ứng suất và biến dạng của vỏ hầm thuỷ lợi

 

                   có áp trong môi trường không đồng nhất

 

5.1. Tình hình chung

98

5.2. Một vài nét về tính toán vỏ hầm thuỷ lợi có áp

100

5.3. Lời giải chung

104

5.4. Hệ số truyền tải trọng trong một số trường hợp riêng

112

5.4.1. Các lớp mỏng xen kẽ với các lớp dày

113

5.4.2. Các lớp mỏng nằm liền kề nhau trong các lớp dày

114

5.5. Xác định hệ số truyền tải trọng trong trường hợp biến dạng phẳng

117

Chương 6. Tính toán kết cấu vỏ hầm có áp nhiều lớp có xét từ biến của đá

 

                   và bê tông

 

6.1. Tính vỏ hầm một lớp

122

6.2. Tính toán vỏ hầm thuỷ lợi có áp hai lớp có xét từ biến của đá và bê tông

132

6.2.1. Phương trình chung

132

6.2.2. Tính vỏ hầm bê tông cốt thép có cốt cứng

135

6.2.3. Tính vỏ hầm một lớp có xét từ biến của bê tông và lớp đá có

 

                         chiều dày hạn chế

140

Chương 7. Phương pháp gần đúng để tính vỏ hầm thuỷ lợi có áp nhiều lớp

 

                  có xét từ biến của đá và bêtông

 

7.1. Tình hình chung

147

7.2. Lời giải chung

150

7.3. Tính toán vỏ hầm bêtông cốt thép

158

7.3.1. Tính vỏ hầm bêtông cốt thép có một hàng cốt thép

158

7.3.2. Tính vỏ bêtông cốt thép có hai lớp cốt thép

159

Tài liệu tham khảo

163

 

 

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980