Tác giả | Nguyễn Quang Chiêu |
ISBN điện tử | 978-604-82- 6760-5 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2012 |
Danh mục | Nguyễn Quang Chiêu |
Số trang | 192 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Đất yếu là các loại đất có sức chịu tải nhỏ và tính nén lún lớn thường gặp ở nước ta. Khi xây dựng nền đắp trên đất yếu nếu không được khảo sát thiết kế cẩn thận và có biện pháp xử lý thích đáng thì nền đường xây dựng trên đó thường dễ bị mất ổn định, bị lún nhiều và lún kéo dài, ảnh hưởng xấu đến việc khai thác sử dụng mặt đường, công trình trên đường và các công trình xây dựng xung quanh.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, khi xây dựng nền đắp trên đất yếu nhiều công trình đã áp dụng các công nghệ mới, có biện pháp thiết kế và thi công đúng, xử lý nền đất yếu thích đáng, bảo đảm chất lượng công trình và hạ giá thành. Tuy nhiên một số công trình xử lý không đúng, gây nên nhiều sự cố đáng tiếc và lãng phí lớn.
Hàng chục năm nay ở các nước phát triển kỹ thuật khảo sát, thí nghiệm, tính toán cũng như các công nghệ mới đề xử lý nền đất yếu đã và đang phát triển mạnh mẽ, nhưng ở nước ta xây dựng nền đắp trên đất yếu vẫn là một công việc mới đối với những người xây dựng.
Cuốn Thiết kế và thi công nền đắp trên đất yếu được biên soạn nhằm giới thiệu với bạn đọc một số vấn đề chủ yếu liên quan đến việc thiết kế và thi công nền đắp trên đất yếu ở trong và ngoài nước với mong muốn việc xây dựng trên nền đất yếu không còn là một điểm yếu của chúng ta nữa.
MỤC LỤC | Trang |
Lời giới thiệu | 3 |
Chương 1. Đất và một sô khái niệm cơ bản về cơ học đất | |
1.1. Các chỉ tiêu và phân loại các tính chất của đất | 5 |
1.2. Đầm nén đất | 13 |
1.3. úhg suất giữa các hạt hoặc ứng suất có hiệu | 14 |
1.4. Cố kết và lún cố kết | 16 |
Chương 2. Đất yếu và các vấn đề đặt ra khỉ thiết kế và thi công nền đắp trên đất yếu | |
2.1. Khái niêm về đất yếu | 27 |
2.2. Các yêu cầu khi thiết kế nền đắp trên đất yếu | 28 |
2.3. Các vấh đề về ổn định | 29 |
2.4. Các vấn đề về lún | 32 |
2.5. Các vấn đề về nối tiếp với nền móng công trình | 33 |
Chương 3. Xác định các đặc trưng địa kĩ thuật của đất yếu | |
3.1. Nhận biết và phân loại đất | 35 |
3.2. Cường độ kháng cắt | 40 |
3.3. Đo các đặc trưng nén lún ở trong phòng thí nghiệm | 45 |
3.4. Nghiên cứu vật liêu của nền đắp | 48 |
3.5. Các phương pháp thí nghiêm địa kĩ thuật ở hiện trường | 51 |
Chương 4. Nghiên cứu về độ ổn định | |
4.1. Những hư hỏng của nền đắp trên đất yếu | 58 |
4.2. Trình tự tính toán độ ổn định (bảng 4.1) | 60 |
4.3. Tính ổn định | 65 |
4.4. Các phương pháp cải thiên độ ổn định | 69 |
Chương 5. Nghiên cứu về lún và ảnh hưởng của lún đối với móng cọc | |
5.1. Độ lún và các đặc tính biến dạng của đất tại chỗ | 72 |
5.2. Tính lún | 73 |
5.3. Tính thời gian lún | 77 |
5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của lún đói với các công trình xây dựng trên các móng cọc | 82 |
Chương 6. Kĩ thuật xây dựng nền đắp trên đất yếu | |
6.1. Mở đầu | 89 |
6.2. Giới thiêu các kĩ thuật xây dựng | 89 |
6.3. Các tiêu chuẩn ảnh hưởng đêh việc chọn lựa kĩ thuật | 91 |
6.4. Chọn lựa các kĩ thuật theo loại công trình | 93 |
6.5. Các biện pháp xử lí đồng thời với việc xây dựng nền đắp | 95 |
6.6. Các biên pháp cải thiện đất yếu dưới nền đắp | 114 |
Chương 7. Kiểm tra thi công hiện trường và theo dõi công trình đã hoàn thành | |
7.1. Mở đầu | 135 |
7.2. Kiểm tra việc xây dựng nền đắp | 135 |
7.3. Kiểm tra trạng thái của công trình đã làm xong | 138 |
7.4. Các thiết bị | 139 |
Phụ lục I. Thí nghiệm nén không nở hông chất tải từng cấp (Phương pháp thí nghiệm của LPC, 1985) | 142 |
I. Thực hành thí nghiêm | 142 |
II. Tính toán và kết quả | 146 |
Phụ lục II. | |
II. 1. Các toán đồ tính ổn định taluy nền đắp trên đất yếu (Đắp bằng vật liêu rời) | 158 |
II.2. Các toán đồ ổn định nền đắp trên đất yếu (Vật liệu đắp là đất rời, | |
có xét lực dính) | 168 |
II.3. Nền đắp trên đất yếu có bệ phản áp các toán đồ tính ổn định | 174 |
Tài liệu tham khảo | 188 |