Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Thiết kế liên kết trong kết cấu thép theo tiêu chuẩn Mỹ AISC/LRFD 360-16
4.5
4039
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTS. Trần Văn Phúc
ISBN978-604-82-3149-1
ISBN điện tử978-604-82-3509-3
Khổ sách19x27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcTS. Trần Văn Phúc
Số trang193
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Hòa với xu hướng toàn cầu hóa và xuất phát từ nhu cầu rất lớn của sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thập kỷ vừa qua, tỷ trọng công trình kết cấu thép tăng rất nhanh và hiện diện trong các thể loại công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và hạ tầng đô thị ở nước ta. Trong thực tiễn của công tác tư vấn thiết kế, Tiêu chuẩn Mỹ AISC là tiêu chuẩn đã được đầu tư nghiên cứu, thí nghiệm, biên soạn rất chi tiết và đã được tin tưởng sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Do đó, giáo trình này được biên soạn nhằm giới thiệu về phương pháp phân tích và thiết kế liên kết trong kết cấu thép đảm bảo cả hai tiêu chí an toàn và hiệu quả, với quy trình tính toán thiết kế sử dụng phương pháp hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (LRFD) theo Tiêu chuẩn Mỹ AISC 360-16 (American Institute of Steel Construction), gồm 05 chương:

Chương 1. Tổng quan về liên kết trong kết cấu thép theo Tiêu chuẩn Mỹ;

Chương 2. Thiết kế các chi tiết liên kết trong kết cấu thép;

Chương 3. Thiết kế liên kết chịu cắt; 

Chương 4. Thiết kế liên kết chịu mô men; 

Chương 5. Thiết kế liên kết chân cột.

Các loại liên kết thép phổ biến dùng cả đường hàn và bu lông sẽ được kiểm tra theo các điều kiện bền, ổn định, cũng như các điều kiện tính toán, hoặc các trạng thái phá hoại đặc biệt. Bên cạnh đó, các yêu cầu về cấu tạo, vật liệu và tải trọng sử dụng theo tiêu chuẩn ASTM và ASCE cũng được nêu ra. Một số ví dụ minh họa được cung cấp nhằm nâng cao tính ứng dụng thực hành, dễ hiểu giúp cho người đọc có thể nắm bắt kiến thức cũng như vận dụng vào trong tính toán thiết kế một cách nhanh nhất.

Giáo trình với nội dung chi tiết, chính xác và tin cậy sẽ giúp cho các bạn sinh viên nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng thực hành thiết kế liên kết kết cấu thép theo Tiêu chuẩn Mỹ từ khi còn trên ghế nhà trường. Mặc dù chỉ trình bày một số loại liên kết thép phổ biến, giáo trình nhằm mục đích giúp người đọc có cái nhìn tổng quan, hiểu rõ ứng xử của liên kết từ đó hình thành khả năng phân tích, tính toán kiểm tra cho các loại liên kết thép phức tạp hơn. Giáo trình cũng sẽ là nguồn tham khảo, nghiên cứu cho giảng viên, kỹ sư và người đam mê lĩnh vực xây dựng và cơ học.

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Thuật ngữ và ký hiệu

5

Chương 1: Tổng quan về liên kết trong kết cấu thép  
theo Tiêu chuẩn mỹ AISC 360-16 
1.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn mỹ ANSI/AISC 360-2016

9

1.2. Đặc tính vật liệu thép

9

1.3. Các phương pháp thiết kế

12

1.3.1. Phân loại các phương pháp thiết kế

12

1.3.2. Định nghĩa các thuật ngữ

12

1.3.3. Tổ hợp tải trọng

13

1.4. Liên kết kết cấu thép trong hệ thống chịu tải trọng ngang

14

1.5. Phân loại liên kết trong kết cấu thép

19

1.5.1. Liên kết mô men ngàm hoàn toàn

20

1.5.2. Liên kết khớp chịu cắt

21

1.5.3. Liên kết mô men bán phần (nửa cứng)

21

Chương 2: Thiết kế các chi tiết liên kết trong kết cấu thép 
2.1. Bu lông và phần ren

22

2.1.1. Đặc tính chịu lực của bu lông thường và bu lông cường độ cao

22

2.1.2. Trạng thái liên kết của bu lông

22

2.1.3. Yêu cầu về kích thước lỗ bu lông

24

2.1.4. Quy định về khoảng cách trong liên kết sử dụng bu lông

24

2.1.5. Độ bền chịu lực của một bu lông đơn

25

2.1.6. Độ bền chịu kéo và cắt kết hợp của một bu lông đơn

28

2.2. Độ bền chịu lực của các chi tiết khác trong liên kết  bu lông

28

2.2.1. Độ bền cấu kiện liên kết chịu kéo

29

2.2.2. Độ bền chịu cắt

29

2.2.3. Độ bền phá hoại do cắt khối

30

2.2.4. Độ bền chịu nén

32

2.2.5. Độ bền chịu uốn

33

2.2.6. Độ bền của bản cánh, bụng của dầm hoặc cột tại vị trí lực tập trung

33

2.3. Đường hàn góc giữa các chi tiết và cấu kiện trong liên kết

34

2.3.1. Diện tích hữu hiệu của đường hàn

34

2.3.2. Loại que hàn sử dụng

36

2.3.3. Độ bền chịu lực của đường hàn góc

36

2.4. Ví dụ

36

Chương 3: Thiết kế liên kết chịu cắt 
3.1. Tổng quan về liên kết chịu cắt SPC (Single Plate Connection)

45

3.1.1. Đặc tính cấu tạo

45

3.1.2. Phân loại

45

3.2. Quy trình thiết kế liên kết chịu cắt

47

3.2.1. Độ bền chịu lực nhóm bu lông

47

3.2.2. Độ bền chịu lực của bản mã và bụng dầm

49

3.2.3. Độ bền phá hoại do chịu uốn bản mã

50

3.2.4. Độ bền phá hoại do chịu uốn và cắt đồng thời bản mã

50

3.2.5. Độ bền chịu mất ổn định (oằn) cục bộ của bản mã

51

3.2.6. Độ bền chịu lực của đường hàn góc liên kết bản mã lên bụng dầm

51

3.2.7. Độ bền phá hoại cấu kiện liên kết tại đường hàn

52

3.2.8. Độ bền chảy dẻo bụng dầm do uốn tại tiết diện vát (nếu có)

52

3.9. Độ bền chịu mất ổn định (oằn) cục bộ bản bụng dầm với tiết diện vát

53

3.3. Ví dụ

55

3.3.1. Ví dụ 3.1: Liên kết loại “thông thường”

55

3.3.2. Ví dụ 2: Liên kết loại “mở rộng”

62

Chương 4: Thiết kế liên kết chịu mô men 
4.1. Liên kết chịu mô men ngàm hoàn toàn FRC (Fully Restraint Connection)

68

4.1.1. Đặc tính cấu tạo

68

4.1.2. Nguyên lý truyền tải trọng trong liên kết mô men ngàm hoàn toàn

69

4.2. Liên kết dầm - cột dùng bản bích theo AISC Design Guide 4

69

4.2.1. Khái quát về lý thuyết

70

4.2.2. Đường chảy dẻo giả định

70

4.2.3. Ứng xử chịu lực của bu lông

71

4.2.4. Khái quát về quy trình thiết kế

73

4.2.5. Quy trình thiết kế chi tiết

77

4.3. Liên kết chịu mô men nửa cứng PRC (Partially Restraint Connection)

94

4.4. Ví dụ

95

4.4.1. Ví dụ 4.1: Thiết kế liên kết 4E (4 bu lông không sườn)

95

4.4.2. Ví dụ 4.2: Thiết kế liên kết 4ES (4 bu lông có sườn)

103

4.4.3. Ví dụ 4.3: Thiết kế liên kết 8ES (8 bu lông có sườn)

106

Chương 5: Thiết kế liên kết chân cột 
5.1. Giới thiệu và cấu tạo liên kết chân cột (Base Plate Connection)

115

5.1.1. Tổng quan về liên kết

115

5.1.2. Vật liệu

116

5.1.3. Kích thước và yêu cầu bố trí bu lông neo

117

5.1.4. Yêu cầu về vữa bê tông

118

5.1.5. Độ bền chịu lực cắt của liên kết

120

5.2. Thiết kế liên kết chân cột dùng phương pháp LRFD

121

5.2.1. Các trường hợp chịu lực

121

5.2.2. Độ bền chịu lực của các chi tiết trong liên kết

124

5.3. Ví dụ

133

5.3.1. Ví dụ 1: Cột chịu tải đúng tâm

133

5.3.2. Ví dụ 5.2: Cột chịu tải nén dọc trục và mô men uốn

136

5.3.3. Ví dụ 5.3: Cột chịu đồng thời tải dọc trục, mô men uốn và lực cắt

139

Phụ lục 1

144

Phụ lục 2

145

Tài liệu tham khảo

187

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989