Tác giả | PGS.TS Nguyễn Võ Thông |
ISBN | 978-604-82-7392-7 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2023 |
Danh mục | PGS.TS Nguyễn Võ Thông |
Số trang | 248 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Hiện nay, tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn của nhiều nước cũng như của Việt Nam hầu hết đều sử dụng số liệu đầu vào của các tham số tính toán có các giá trị cho trước bằng một số nhưng gắn với những điều kiện nhất định, như gia tốc nền ag, thiết kế ứng với từng vùng, hoặc trong một khoảng nào đó, như hệ số ứng xử cho một dạng kết cấu nào đó, q,..., và người thiết kế sẽ lựa chọn ra một giá trị cụ thể để đưa vào tính toán. Khi đó các các số liệu đầu vào để thiết kế kháng chấn trở thành tất định. Tuy nhiên trong thực tế, giá trị của các tham số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng và mức độ thu thập của các số liệu thống kê liên quan đến động đất; chất lượng thi công thực tế; giải pháp cấu tạo của các kết cấu; mức độ đều đặn theo mặt đứng và mặt bằng của giải pháp kiến trúc; năng lực và kinh nghiệm lựa chọn phù hợp các giá trị tham số đầu vào của người thiết kế,... Như vậy thực tế giá trị đầu vào của các tham số tính toán kháng chấn nêu trong các tiêu chuẩn thực chất là chưa đầy đủ thông tin, chưa tường minh và có tính bất định và bản chất của các giá trị đầu vào này có đặc trưng là mờ và ngẫu nhiên.
Để giải quyết tồn tại này, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn “Thiết kế công trình chịu động đất với số liệu đầu vào có tính chất mờ và ngẫu nhiên” làm cơ sở lý thuyết và phương pháp tính toán thiết kế kháng chấn cho công trình với số liệu đầu vào là mờ và ngẫu nhiên, phương pháp nhận diện, phân loại và số hóa các tham số mờ trong tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất, các ví dụ tính toán và so sánh kết quả giữa phương pháp nêu trên với phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn hiện hành.
Lời nói đầu | 3 |
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt | 5 |
Chương 1. Tác động của động đất lên công trình và các vấn đề liên quan đến động đất |
|
1.1. Động đất và tác động của động đất lên công trình | 9 |
1.2. Một số đại lượng đặc trưng của động đất trong tính toán công trình nhà | 12 |
1.3. Tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn thế giới và Việt Nam, các tham số trong tiêu chuẩn thiết kế | 17 |
1.4. Tổng quan về phân tích mờ kết cấu | 34 |
1.5. Sự cần thiết và cơ sở khoa học để thiết kế kết cấu nhà chịu động đất với các số liệu đầu vào để tính toán là mờ và ngẫu nhiên | 38 |
Chương 2. Phương pháp Monte - Carlo và phương pháp Monte - Carlo cải tiến trong tính toán kết cấu |
|
2.1. Mở đầu | 40 |
2.2. Tính toán kết cấu bằng phương pháp Monte - Carlo với các tham số đầu vào là ngẫu nhiên | 41 |
2.3. Tính toán kết cấu bằng phương pháp Monte - Carlo cải tiến với các số liệu đầu vào là mờ và ngẫu nhiên | 49 |
Chương 3. Phương pháp Monte - Carlo cải tiến trong tính toán kết cấu công trình nhà chịu động đất theo tiêu chuẩn Việt Nam với số liệu đầu vào là mờ và ngẫu nhiên |
|
3.1. Mở đầu | 61 |
3.2. Phân loại và số hóa các đại lượng mờ trong tiêu chuẩnthiết kế kháng chấn | 62 |
3.3. Phân loại và số hóa các đại lượng ngẫu nhiên và mờtrong tiêu chuẩn TCVN 9386 | 78 |
3.4. Sơ đồ số tính toán kết cấu chịu động đất theo TCVN 9386 với số liệu đầu vào có tính chất mờ bằng phương pháp Monte - Carlo cải tiến | 93 |
3.5. Tổng hợp các nội dung chính trong Chương 3 | 93 |
Chương 4. Ví dụ tính toán kết cấu nhà chịu động đất với số liệu đầu vào là mờ và ngẫu nhiên bằng phương pháp Monte - Carlo cải tiến, so sánh với phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất của Việt Nam | |
4.1. Mở đầu | 95 |
4.2. Tính toán khảo sát kết cấu nhà thấp tầng chịu tải trọng động đất | 96 |
4.3. Tính toán khảo sát sự làm việc của kết cấu nhà cao tầng chịu tải trọng động đất | 142 |
4.4. Nhận xét các kết quả tính toán | 174 |
Phần phụ lục Phụ lục 1. Ví dụ thiết lập các số liệu đầu vào để tính toán khảo sát công trình nhà văn hóa tại Mường Lay - Điện Biên | 179 |
Phụ lục 2. Thiết lập các số liệu đầu vào để tính toán khảo sát công trình CT1 tại Gia Lâm - Hà Nội | 226 |
Tài liệu tham khảo | 239 |