Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tăng cường quản lý đầu tư công nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định
4.5
1744
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Văn Hậu
ISBN điện tử978-604-330-074-1
Khổ sách17x24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcNguyễn Văn Hậu
Số trang198
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Trong nền kinh tế, hoạt động đầu tư do khu vực tư nhân hoặc khu vực công (nhà nước) thực hiện. Trong đó, đầu tư công đóng vai trò là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của nền kinh tế. Đầu tư công làm thay đổi cơ cấu KT-XH của đất nước, gia tăng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, tăng năng suất lao động. Vấn đề này thể hiện thông qua việc nhà nước tăng cường xây dựng đường xá, cảng, sân bay, điện, kênh đập tưới tiêu nước, viễn thông, nước sạch, bảo vệ mội trường, bệnh viện, trường học… Điều này, ĐTC sẽ giúp khai thác tối ưu đối với các lợi thế của nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, và tạo động lực cho sự tăng trưởng, phát triển bền vững nền kinh tế.

Nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ, giao thông vận tải ở Nam Định có lợi thế cả về đường bộ, đường thuỷ và đường sắt. Về đường bộ có quốc lộ 21A nối với quốc lộ 1 đi Hà Nội và xuống cảng biển Hải Thịnh, quốc lộ 10 nối Nam Định với các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với vị trí này, thành phố Nam Định là trung tâm chính trị - kinh tế văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội 90km về phía Đông Nam, cách không xa các trung tâm kinh tế - công nghiệp là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ thuận tiện, Nam Định có nhiều điều kiện tăng cường giao lưu hợp tác với các trung tâm nói trên trong sự phát triển kinh tế. 

Tuy nhiên, nền kinh tế của Nam Định phát triển còn thấp, thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Kinh tế địa phương chủ yếu vẫn là nông nghiệp, lại thường xuyên bị thiên tai đe dọa; việc khắc phục khó khăn về thiên nhiên còn đòi hỏi đầu tư lớn; phát triển các khu công nghiệp cũng chưa thật sự hiệu quả. Thế mạnh về kinh tế biển, về tiềm năng du lịch chưa được khai thác tốt. Lợi thế cạnh tranh hàng hóa yếu; môi trường thu hút đầu tư còn kém hấp dẫn. Trình độ đào tạo nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt khu vực công nghệ cao, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn. Chất lượng môi trường ngày càng suy giảm và nhiều nơi còn bị ô nhiễm nặng. Nguyên nhân một phần do các DA đầu tư công chưa thể phát huy được vai trò của nó đối với nền kinh tế của tỉnh, trong đó phải kể đến quản lý đầu tư công của chính quyền tỉnh Nam Định. 

Trong những năm qua, quản lý đầu tư công của chính quyền tỉnh Nam Định đã đạt được những kết quả nhất định, quy trình quản lý các dự án (DA) đầu tư công (ĐTC) của tỉnh Nam Định luôn có những điều chỉnh bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn, có tác động đến sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Song xét trên tổng thể, quản lý đầu tư công của tỉnh Nam Định chưa thực sự khoa học, dẫn đến xuất hiện những xung đột trong quy trình thực hiện DA. Hiện tại, quản lý đầu tư công của tỉnh Nam Định còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết và làm rõ:

Thứ nhất, quản lý ĐTC là gì, các yếu tố như định hướng đầu tư, xây dựng DA và thẩm định DA ĐTC; lựa chọn và lập ngân sách DA ĐTC; triển khai thực hiện DA ĐTC; và đánh giá và kiểm toán DA ĐTC có ảnh hưởng như thế nào đối với quản lý ĐTC của chính quyền tỉnh Nam Định? 

 Thứ hai, quản lý đầu tư công của chính quyền tỉnh Nam Định có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh Nam Định? Phải chăng nó chỉ mang lại những tác động thuận chiều đối với các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh Nam Định, như nhiều nhà quản lý thường ca ngợi và ủng hộ với cách quản lý hiện tại, hay ngược lại, nó chỉ gây ra những tác động tiêu cực cho các vấn đề trên của tỉnh Nam Định như những người phê phan phán cách quản lý thường cảnh báo.

Thứ ba, vậy, vấn đề đặt ra đó là, đâu là tiêu chí để đánh giá quản lý của chính quyền tỉnh Nam Định đối với ĐTC tại tỉnh Nam Định? Để từ đó có thể đánh giá được tác động của nó đến các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường của tỉnh Nam Đinh, và đặc biệt để có thể đánh giá được chất lượng quản lý đầu tư công của chính quyền tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2011 - 2016 như thế nào? 

Thứ tư, khi đã đánh giá được thực trạng và đánh giá được chất lượng quản lý đầu tư công của chính quyền tỉnh Nam Định, thì đâu là những hạn chế trong quản lý đầu tư công, những nguyên nhân của những hạn chế đó là gì để có thể có những điều chỉnh cần thiết trong quản lý đối với ĐTC của Nam Định?

Thứ năm, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Chính phủ ngày càng giao quyền trực tiếp, nhiều hơn cho các địa phương, trong đó có lĩnh vực ĐTC. Trên thực tế, Chính phủ  không thể trực tiếp quản lý mọi hoạt động của các địa phương theo một khuôn mẫu và cũng không thể trực tiếp giải quyết tất cả các vấn đề của các tỉnh thành trong cả nước đặt ra. Do đó, đứng trước bối cảnh mới, để nâng cao hiệu quả đầu tư công, giúp tạo đà tăng trưởng kinh tế, mà không gây ra tác động chèn lấn tiêu cực đối với khu vực tư nhân, thì hoàn thiện quản lý ĐTC của chính quyền tỉnh Nam Định cần phải thực hiện bằng những biện pháp thiết thực nào. 

Trong cuốn sách này, tác giả sử dụng cách tiếp cận hệ thống, xem xét quản lý đầu tư công trong tổng thể lý luận về quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, trong việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý dự án đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển xã hội trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng, có nguy cơ đe dọa đến an ninh tài chính tiền tệ và rủi ro trong quản lý ngân sách của nhà nước.

Đó là những vấn đề mà tác giả muốn đề cập và lý giải trong cuốn sách “Tăng cường quản lý đầu tư công nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định” do TS Nguyễn Văn Hậu - Giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ biên.

Xem đầy đủ
 

Trang

MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH 
LỜI GIỚI THIỆU

1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN  VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG

4

1.1. Một số vấn đề về đầu tư công cấp tỉnh

4

1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư công

4

1.1.2. Đặc điểm đầu tư công cấp tỉnh

6

1.1.3. Vai trò của đầu tư công cấp tỉnh

7

1.2. Quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công

9

1.2.1. Quan niệm, đặc điểm và sự cần thiết quản lý của chính quyền 

cấp tỉnh đối với đầu tư công

9

1.2.2. Nội dung quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công

15

1.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công

25

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối 

với đầu tư công

31

1.3. Kinh nghiệm quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công 

và bài học rút ra cho chính quyền tỉnh Nam Định

36

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý đối với đầu tư công của một số nước trên thế giới

36

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công thành phố Đà Nẵng

39

1.3.3. Bài học rút ra cho quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư 

công tại tỉnh Nam Định

42

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH 

ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

44

2.1. Thực trạng đầu tư công ở tỉnh Nam Định

44

2.1.1. Tình hình đầu tư công ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2000 – 2016

52

2.1.2. Tác động của đầu tư công đến kinh tế, xã hội và môi trường 

của tỉnh Nam Định

53

2.2. Quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công tại tỉnh Nam Định

 giai đoạn 2011 – 2016

57

2.2.1. Thực trạng quản lý của chính quyền tỉnh Nam Định đối với xây dựng 

định hướng đầu tư công, xây dựng dự án và thẩm định dự án đầu tư công

58

2.2.2. Thực trạng quản lý lựa chọn và lập ngân sách dự án đầu tư công

61

2.2.3. Thực trạng quản lý triển khai thực hiện dự án đầu tư công

65

2.2.4. Thực trạng quản lý đối với đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành 

đầu tư công

75

2.3. Đánh giá quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công tại 

tỉnh Nam Định

78

2.3.1. Thành tựu quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công tại 

tỉnh Nam Định

78

2.3.2. Hạn chế quản lý của chính quyền tỉnh cấp tỉnh đối với đầu tư công 

tại tỉnh Nam Định

81

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối 

với đầu tư công tại tỉnh Nam Định

89

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

96

3.1. Cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý của

 chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công tại tỉnh Nam Định

96

3.1.1. Bối cảnh trong nước

96

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế -   xã hội của tỉnh Nam Định

99

3.1.3. Định hướng đầu tư công của tỉnh Nam Định

102

3.1.4. Phương hướng hoàn thiện quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối 

với đầu tư công tại tỉnh Nam Định

103

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối 

với đầu tư công tại tỉnh Nam Định

106

3.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đối với xây dựng định hướng 

đầu tư công, xây dựng dự án và thẩm định dự án đầu tư công

106

3.2.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đối với lựa chọn và lập ngân sách 

dự án đầu tư công

110

3.2.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đối với triển khai thực hiện dự án 

đầu tư công

114

3.2.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đánh giá và kiểm toán sau khi 

hoàn thành dự án đầu tư công

118

3.2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý đầu tư công, nâng cao năng lực của 

đội ngũ cán bộ tham gia quản lý đầu tư công của chính quyền tỉnh Nam Định

121

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện quản lý đầu tư công

124

3.2.7. Tăng cường và tạo cơ chế cho người dân tham gia quản lý đầu tư công, 

tạo môi trường để các doanh nghiệp trong tỉnh được phát triển

125

3.2.8. Tạo nguồn lực cho đầu tư công của Nam Định

127

3.3. Kiến nghị

128

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư công

128

3.3.2. Kiến nghị Trung ương tạo cơ chế, chính sách phù hợp giúp 

Nam Định phát triển

131

KẾT LUẬN

132

TÀI LIỆU THAM KHẢO

133

PHỤ LỤC

146

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4979