Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tâm thức, bản ngã và xã hội
4.5
1471
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảGeorge Herbert Mead
ISBN9786049850905
ISBN điện tử9786043401844
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcGeorge Herbert Mead
Số trang492
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

1) Tác giả

Về triết học, George Herbert Mead (1863-1931) là nhà dụng hành; về khoa học, ông là nhà tâm lí học xã hội. Ông thuộc về một truyền thống xa xưa - truyền thống của Aristotle, Descartes, Leibniz; của Russell, Whitehead, Dewey - vốn cho thấy không có bất kì sự tách biệt triệt để hay sự đối lập nào giữa các hoạt động của khoa học và triết học, và bản thân những người theo truyền thống đó vừa là nhà khoa học, vừa là nhà triết học.

2) Tác phẩm

Những trang viết tiếp theo [phần dẫn nhập][1] sẽ trình bày những phác họa rộng hơn về hệ thống tâm lí học xã hội của Mead. Các quan điểm của ông được phát triển từ năm 1900 tại Đại học Chicago trong khóa giảng rất nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng: “Tâm lí học xã hội”. Hằng năm, các sinh viên quan tâm đến tâm lí học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học và triết học đều tham dự, và khóa học diễn ra thường xuyên trong nhiều năm; đã có rất nhiều tác phẩm chứng minh tầm ảnh hưởng những ý tưởng của Mead đối với các sinh viên của ông. Cuốn sách này sẽ chứa đựng nhiều điều giá trị cho những ai có cùng mối quan tâm như vậy. Với nhiều thính giả của ông, lập trường của Mead - vừa mang tính nhân văn chủ nghĩa lại vừa hàn lâm - như một điểm định hướng và có giá trị cho toàn bộ đời sống tinh thần của họ. Khóa giảng về tâm lí học xã hội mang đến nền tảng cho tư tưởng của Mead. Thật vậy, ông được xem là một nhà khoa học, và sự triển khai chi tiết về triết học cũng như sự dấn thân xã hội của ông đều dựa trên nền tảng ấy. Hi vọng rằng cuốn sách này sẽ được tiếp nối bởi các tác phẩm Những vận động của tư tưởng trong thế kỉ XIX (Movements of Thought in the Nineteenth century) (1936) và Triết học về Hành động (The Philosophy of the Act) (1938). Cả ba công trình đại diện cho ba lĩnh vực chính trong sự nghiệp của Mead: tâm lí học xã hội và triết học xã hội, lịch sử của tư tưởng, và thuyết dụng hành hệ thống. Chúng được bổ sung bởi tác phẩm đã được xuất bản có nhan đề Triết học về Cái hiện thời (The Philosophy of the Present), Arthur E. Murphy biên tập, The Open Court Publishing Company (Chicago) ấn hành năm 1932.

Mặc dù đã xuất bản nhiều trước tác trong lĩnh vực tâm lí học xã hội (xem thư mục cuối sách), nhưng Giáo sư Mead chưa bao giờ hệ thống lại lập trường và những kết quả của mình trong một hình thức dài hơn. Cuốn sách này nhằm mục đích thực hiện việc đó, một phần bằng cách sắp xếp tư liệu và phần nào thông qua các quy chiếu những điểm phù hợp đến những công trình đã được công bố. Nó cung cấp lối đi tự nhiên vào thế giới tinh thần của George H. Mead.

Cuốn sách này sử dụng những tư liệu chưa từng được công bố, phần lớn biên soạn từ hai tập hợp những ghi chú của các sinh viên xuất sắc trong khóa học năm 1927, cùng với những trích lục từ các ghi chú và những chọn lọc khác từ các thủ bản[2]chưa được công bố mà Mead để lại. Một bản sao tốc kí của khóa giảng năm 1927 về tâm lí học xã hội được dùng làm cơ sở. Bản sao này, cùng với một số bản sao các khóa giảng khác, là công sức và dự liệu của ngài George Anagnos. Khi còn là một sinh viên, Anagnos cảm thấy tầm quan trọng trong tư liệu các bài giảng của ngài Mead (luôn được phân phát mà không có lấy một ghi chú), ông đã tìm tới cộng tác viên sốt sắng là ngài Alvin Carus, người có thể cung cấp phương tiện cần thiết để thuê người khác viết lại nguyên văn nhiều nội dung khóa học khác nhau. Việc sưu tầm tư liệu được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, nhưng tập tư liệu cơ bản cho công trình này thì rất đầy đủ. Toàn bộ tư liệu chắc chắn thỏa đáng và trung thành với những lời của nhà tư tưởng vĩ đại.


[1] Những phần thêm trong ngoặc vuông [ ] là của người dịch (NSN).

 

[2] Các thủ bản (Manuscripts - MS): bản thảo hay các ghi chép của Mead.

 

... Công trình này của George Herbert Mead, được Charles W. Morris biên tập, xứng đáng là một “kinh điển” của khoa học xã hội nói chung và tâm lí học nói riêng, bởi sự dồi dào của ý tưởng và sự sâu sắc trong tư duy. Đây có thể là lần đầu tiên một công trình của Mead được giới thiệu với bạn đọc Việt Nam (Lời người dịch).

 

 

Xem đầy đủ

Đôi lời của người dịch  

Lời tựa  

Dẫn nhập
George H. Mead như là nhà tâm lí học xã hội và nhà triết học xã hội 

 

Phần I
Quan điểm của thuyết hành vi xã hội 

1. Tâm lí học xã hội và thuyết hành vi 

2. Ý nghĩa hành vi học của những thái độ  

3. Ý nghĩa hành vi học của những cử chỉ 

4. Sự hình thành thuyết song hành trong tâm lí học  

5. Thuyết song hành và tính nước đôi của “ý thức”  

6. Chương trình của thuyết hành vi 

 

Phần II
Tâm thức  

7. Wundt và khái niệm cử chỉ 

8. Sự bắt chước và nguồn gốc của ngôn ngữ   

9. Cử động thanh âm và biểu trưng ý nghĩa  

10. Tư duy, giao tiếp và biểu trưng ý nghĩa  

11. Ý nghĩa  

12. Tính phổ quát 

13. Bản chất của trí tuệ phản tư   

14. Hành vi học, Thuyết Watson, và sự phản tư   

15. Thuyết hành vi và tâm lí học song hành luận  

16. Tâm thức và biểu trưng  

17. Mối quan hệ của tâm thức với phản ứng và môi trường  

 

Phần III
Bản ngã  

18. Bản ngã và sinh cơ   

19. Nền tảng cho sự sinh thành của bản ngã  

20. Chơi, trò chơi và cái người khác nói chung  

21. Bản ngã và cái chủ thể  

22. “Cái Tôi chủ thể” và “cái tôi đối tượng”  

23. Các thái độ xã hội và thế giới vật lí 

24. Tâm thức như là việc mang quá trình xã hội vào trong cá nhân  

25. “Cái Tôi chủ thể” và “cái tôi đối tượng” như là các pha của bản ngã  

26. Sự hiện thực hóa bản ngã trong hoàn cảnh xã hội 

27. Những đóng góp của “cái tôi đối tượng” và “cái Tôi chủ thể”  

28. Tính sáng tạo xã hội của bản ngã khởi hiện  

29. Sự tương phản của cá nhân luận và lí thuyết xã hội về bản ngã  

 

Phần IV
Xã hội 

30. Cơ sở của xã hội loài người: Con người và côn trùng  

31. Cơ sở của xã hội con người: Con người và động vật có xương sống  

32. Sinh cơ, cộng đồng và môi trường  

33. Những nền tảng và chức năng xã hội của tư duy và sự giao tiếp  

34. Cộng đồng và định chế  

35. Sự hòa trộn “cái Tôi chủ thể” và “cái tôi đối tượng” trong các hoạt động xã hội 

36. Dân chủ và tính phổ quát trong xã hội 

37. Đánh giá xa hơn về thái độ tôn giáo và kinh tế  

38. Bản chất của sự cảm thông  

39. Xung đột và hợp nhất 

40. Các chức năng của tính cá nhân và lí tính trong tổ chức xã hội 

41. Những trở lực và hứa hẹn trong sự phát triển của xã hội lí tưởng  

42. Tóm tắt và kết luận  

Những tiểu luận bổ sung  

I. Chức năng của hình tượng trong sự hành xử  

II. Cá nhân sinh học  

III. Bản ngã và quá trình phản tư   

IV. Các tản văn về Đạo đức học 

 

Đôi lời của người dịch  

Lời tựa  

Dẫn nhập
George H. Mead như là nhà tâm lí học xã hội và nhà triết học xã hội 

 

Phần I
Quan điểm của thuyết hành vi xã hội 

1. Tâm lí học xã hội và thuyết hành vi 

2. Ý nghĩa hành vi học của những thái độ  

3. Ý nghĩa hành vi học của những cử chỉ 

4. Sự hình thành thuyết song hành trong tâm lí học  

5. Thuyết song hành và tính nước đôi của “ý thức”  

6. Chương trình của thuyết hành vi 

 

Phần II
Tâm thức  

7. Wundt và khái niệm cử chỉ 

8. Sự bắt chước và nguồn gốc của ngôn ngữ   

9. Cử động thanh âm và biểu trưng ý nghĩa  

10. Tư duy, giao tiếp và biểu trưng ý nghĩa  

11. Ý nghĩa  

12. Tính phổ quát 

13. Bản chất của trí tuệ phản tư   

14. Hành vi học, Thuyết Watson, và sự phản tư   

15. Thuyết hành vi và tâm lí học song hành luận  

16. Tâm thức và biểu trưng  

17. Mối quan hệ của tâm thức với phản ứng và môi trường  

 

Phần III
Bản ngã  

18. Bản ngã và sinh cơ   

19. Nền tảng cho sự sinh thành của bản ngã  

20. Chơi, trò chơi và cái người khác nói chung  

21. Bản ngã và cái chủ thể  

22. “Cái Tôi chủ thể” và “cái tôi đối tượng”  

23. Các thái độ xã hội và thế giới vật lí 

24. Tâm thức như là việc mang quá trình xã hội vào trong cá nhân  

25. “Cái Tôi chủ thể” và “cái tôi đối tượng” như là các pha của bản ngã  

26. Sự hiện thực hóa bản ngã trong hoàn cảnh xã hội 

27. Những đóng góp của “cái tôi đối tượng” và “cái Tôi chủ thể”  

28. Tính sáng tạo xã hội của bản ngã khởi hiện  

29. Sự tương phản của cá nhân luận và lí thuyết xã hội về bản ngã  

 

Phần IV
Xã hội 

30. Cơ sở của xã hội loài người: Con người và côn trùng  

31. Cơ sở của xã hội con người: Con người và động vật có xương sống  

32. Sinh cơ, cộng đồng và môi trường  

33. Những nền tảng và chức năng xã hội của tư duy và sự giao tiếp  

34. Cộng đồng và định chế  

35. Sự hòa trộn “cái Tôi chủ thể” và “cái tôi đối tượng” trong các hoạt động xã hội 

36. Dân chủ và tính phổ quát trong xã hội 

37. Đánh giá xa hơn về thái độ tôn giáo và kinh tế  

38. Bản chất của sự cảm thông  

39. Xung đột và hợp nhất 

40. Các chức năng của tính cá nhân và lí tính trong tổ chức xã hội 

41. Những trở lực và hứa hẹn trong sự phát triển của xã hội lí tưởng  

42. Tóm tắt và kết luận  

Những tiểu luận bổ sung  

I. Chức năng của hình tượng trong sự hành xử  

II. Cá nhân sinh học  

III. Bản ngã và quá trình phản tư   

IV. Các tản văn về Đạo đức học 

 

Tiểu sử của George Herbert Mead  

Thư mục trước tác của George H. Mead  

Bảng thuật ngữ và tên người 

 

Thư mục trước tác của George H. Mead  

Bảng thuật ngữ và tên người 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980