Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Sức bền vật liệu
4.5
3103
Lượt xem
4
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Văn Liên
ISBN978-604-82-4517-7
ISBN điện tử978-604-82-5576-3
Khổ sách19x27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcNguyễn Văn Liên
Số trang826
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Sức bền vật liệu là một phần của cơ học vật rắn biến dạng, cho cơ sở nhìn nhận, đánh giá đúng đắn sự làm việc của các bộ phận công trình khi khai thác sử dụng (khi chịu lực).

Nghiên cứu quá trình biến dạng và phá hoại của bộ phận công trình và các đặc trưng cơ học của vật liệu được sử dụng, sức bền vật liệu đã đề ra được các phương pháp tính để xác định kích thước hợp lý, tiết kiệm cho bộ phận công trình mà vẫn bảo đảm khả năng làm việc lâu dài không bị phá hoại, không có biến dạng lớn và không bị thay đổi trạng thái cân bằng ban đầu khi chịu lực theo chức năng được tạo ra bởi thiết kế. Vì vậy sức bền vật liệu là môn học cung cấp nền tảng khoa học vững chắc cho thiết kế các bộ phận kết cấu, công trình.

Hiểu biết các kiến thức cơ bản của sức bền vật liệu là yêu cầu cực kỳ quan trọng và là nền tảng kiến thức cốt lõi cho các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo kỹ sư nói chung và kỹ sư xây dựng nói riêng.

Vì tầm quan trọng của môn học và để tạo điều kiện cho bạn đọc có kiến thức vững chắc, chuyên sâu về môn học này, ngoài những nội dung cơ bản, giáo trình này được biên soạn kỹ, công phu với nhiều nội dung phong phú thu hút sự đam mê tìm tòi của người đọc và được minh họa bởi nhiều ví dụ chọn lọc đối với từng vấn đề được đề cập. Ví dụ như ở chương uốn thanh thẳng có đề cập nội dung uốn dầm có môđun đàn hồi khác nhau, uốn dầm có tiết diện thay đổi; ở chương chuyển vị của dầm chịu uốn có xét đến các ảnh hưởng của biến dạng trượt ngang, của nhiệt độ đến chuyển vị của dầm. Trong giáo trình có dành hẳn một chương tính chuyển vị của hệ đàn hồi bằng các phương pháp năng lượng. Trong đó có các định lý tương quan về công (Định lý Betti), tương quan về chuyển dịch (Định lý Makxvell), phương pháp tải trọng đơn vị (phương pháp tích phân Mor), quy tắc Veresagirn và các định lý của Kastiliano. Ngoài xoắn tự do trong tài liệu còn đề cập một chương về xoắn kiềm chế thanh thành mỏng mặt cắt hở, là dạng xoắn hay gặp trong xây dựng. Ở chương tải trọng động có đề cập nội dung tính các dạng dao động riêng của các hệ đàn hồi có một và nhiều bậc tự do, dao động uốn, dao động dọc của thanh. Chương vỏ thành mỏng đối xứng trục và ống trụ dày có đề cập các nội dung tính bình chứa, thùng chứa chất lỏng, chất khí… tính ống trụ chịu áp lực trong và ngoài, chuyển vị của thanh cong cũng là nội dung lý thú được đề cập đến, với nhiều ví dụ minh họa.

Các phương pháp tính toán về độ bền được giới thiệu đầy đủ và có các ví dụ tính toán được thực hiện theo phương pháp trạng thái giới hạn và phương pháp tải trọng phá hoại phù hợp với chuyên ngành xây dựng. Các tính toán được sử dụng hệ thống đơn vị đo lường quốc tế.

Sách dùng cho giáo viên, sinh viên ở các trường đại học kỹ thuật, nhất là các trường đại học chuyên ngành xây dựng.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Chương mở đầu. Những khái niệm cơ bản

 

§0.1. Nhiệm vụ và vị trí môn học sức bền vật liệu

5

§0.2. Các khái niệm cơ bản và các giả thiết về vật liệu

9

§0.3. Các dạng cơ bản của bộ phận kết cấu công trình và sơ đồ tính

16

§0.4. Các dạng liên kết và phản lực liên kết

20

§0.5. Ngoại lực, sơ đồ ngoại lực

25

§0.6. Nội lực và ứng suất

28

§0.7. Chuyển dịch và biến dạng

35

§0.8. Sơ lược lịch sử phát triển môn học

37

Chương 1. Nội lực trong các mặt cắt ngang của thanh

 

§1.1. Phương pháp mặt cắt xác định nội lực

43

§1.2. Nội lực trong các mặt cắt ngang của thanh chịu kéo và nén

47

§1.3. Nội lực trong các mặt cắt ngang của thanh chịu xoắn

50

§1.4. Nội lực trong mặt cắt ngang của thanh chịu uốn. Quan hệ vi phân

 

giữa mômen uốn, lực cắt và tải trọng phân bố

52

Chương 2. Kéo và nén đúng tâm

 

§2.1. Lực dọc và biểu đồ lực dọc

98

§2.2. Ứng suất trên các mặt cắt ngang và mặt cắt nghiêng

101

§2.3. Biến dạng và chuyển dịch. Định luật Húc

106

§2.4. Hệ siêu tĩnh

130

§2.5. Ứng suất nhiệt và ứng suất ban đầu trong hệ siêu tĩnh

152

§2.6. Thí nghiệm kéo và nén vật liệu

163

§2.7. Khái niệm về sự tập trung ứng suất

174

§2.8. Thế năng biến dạng khi kéo và nén

177

§2.9. Các phương pháp tính toán về độ bền

187

Chương 3. Trạng thái ứng suất và biến dạng tại một điểm

 

§3.1. Trạng thái ứng suất tại một điểm

199

§3.2. Trạng thái ứng suất khối

206

§3.3. Trạng thái ứng suất phẳng

211

§3.4. Vòng tròn Mor ứng suất

217

§3.5. Trạng thái biến dạng

223

§3.6. Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng, định luật Húc tổng quát

229

§3.7. Sự thay đổi thể tích vật liệu khi biến dạng

234

§3.8. Thế năng biến dạng

236

Chương 4. Các đặc trưng hình học của mặt cắt ngang

 

§4.1. Khái niệm

246

§4.2. Các mômen tĩnh của mặt cắt ngang

246

§4.3. Mômen quán tính của mặt cắt ngang

255

§4.4. Mối quan hệ giữa các mômen quán tính khi chuyển trục song song

260

§4.5. Mối quan hệ giữa các mômen quán tính khi xoay trục

264

§4.6. Trục chính và mômen quán tính chính

266

Chương 5. Xoắn thanh thẳng

 

§5.1. Các khái niệm cơ bản

277

§5.2. Xoắn thanh mặt cắt ngang hình tròn

280

§5.3. Xoắn thanh mặt cắt ngang hình chữ nhật

294

§5.4. Xoắn tự do thanh thành mỏng

296

§5.5. Khái niệm về xoắn thanh tròn ngoài giới hạn đàn hồi

 

(Theo phương pháp tải trọng phá hoại)

299

Chương 6. Uốn thanh thẳng

 

§6.1. Nhận xét chung về uốn dầm

301

§6.2. Uốn thuần túy phẳng

302

§6.3. Uốn ngang phẳng

309

§6.4. Các ứng suất chính trong dầm khi uốn

322

§6.5. Tính toán, kiểm tra độ bền của dầm chịu uốn

327

§6.6. Dạng hợp lý của mặt cắt ngang của dầm

332

§6.7. Thế năng biến dạng đàn hồi khi uốn

335

§6.8. Tải trọng phá hoại khi uốn dầm từ vật liệu đàn hồi dẻo

338

§6.9. Khái niệm về tâm uốn

342

§6.10. Uốn dầm có mô đun đàn hồi khác nhau

344

§6.11. Ứng suất trong dầm có mặt cắt ngang thay đổi

353

Chương 7. Chuyển vị của dầm chịu uốn

 

§7.1. Khái niệm chung

360

§7.2. Phương trình vi phân của đường đàn hồi của dầm

361

§7.3. Phương pháp tích phân trực tiếp

364

§7.4. Phương pháp thông số ban đầu

375

§7.5. Ảnh hưởng của biến dạng trượt đến chuyển vị của dầm

390

§7.6. Bài toán siêu tĩnh

400

§7.7. Tính dầm siêu tĩnh theo phương pháp tải trọng phá hoại

419

§7.8. Ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ đến chuyển vị của dầm

421

Chương 8. Chuyển dịch của hệ đàn hồi, các phương pháp năng lượng

 

§8.1. Công ngoại lực, thế năng biến dạng đàn hồi khi uốn thanh và hệ thanh

431

§8.2. Định lý tương quan về công - Định lý Betti

436

§8.3. Định lý tương quan về chuyển dịch - Định lý Makxvell

440

§8.4. Phương pháp tải trọng đơn vị - Phương pháp Makxvell - Mor

444

§8.5. Quy tắc Veresagin

452

§8.6. Thế năng biến dạng đối với kết cấu phi tuyến. Định lý thứ nhất

 

của Kastiliano

466

§8.7. Thế năng biến dạng bù. Định lý Krotti - Engesser

472

§8.8. Định lý thứ hai của Kastiliano

475

§8.9. Khái niệm về chuyển dịch khả dĩ và công khả dĩ

496

Chương 9. Dầm trên nền đàn hồi
§9.1. Khái niệm, các mô hình nền đàn hồi

504

§9.2. Phương trình vi phân của đường đàn hồi

508

§9.3. Dầm dài vô hạn chịu tải trọng tập trung

509

§9.4. Dầm dài nửa vô hạn

513

§9.5. Dầm dài hữu hạn, chịu tải trọng bất kỳ

515

Chương 10. Thanh chịu lực phức tạp

 

§10.1 Các khái niệm chung

522

§10.2. Uốn xiên

523

§10.3. Uốn và kéo (nén) đồng thời

533

§10.4. Kéo hoặc nén lệch tâm

541

Chương 11. Ổn định của thanh chịu nén

 

§11.1. Các khái niệm cơ bản

554

§11.2. Bài toán Ơle xác định lực tới hạn

558

§11.3. Ảnh hưởng của dạng liên kết các đầu thanh đến giá trị của lực tới hạn

563

§11.4. Mất ổn định khi ứng suất vượt quá giới hạn tỷ lệ của vật liệu

569

§11.5. Uốn dọc của thanh trong miền đàn hồi - dẻo khi tăng tải trọng

 

(khái niệm về lý thuyết Senli)

574

§11.6. Tính toán thực hành các thanh chịu nén về ổn định

579

§11.7. Tính cột mảnh chịu nén lệch tâm

587

§11.8. Uốn ngang uốn dọc đồng thời

591

§11.9. Lời giải gần đúng bài toán uốn ngang - uốn dọc đồng thời của thanh

592

§11.10. Tính thanh chịu nén - uốn về độ bền và ổn định

595

§11.11. Lời giải chính xác phương trình uốn ngang - uốn dọc đồng thời.

 

Phương pháp thông số ban đầu

598

§11.12. Xác định lực tới hạn bằng phương pháp thông số ban đầu

601

§11.13. Xác định lực tới hạn bằng phương pháp năng lượng

605

§11.14. Ảnh hưởng của biến dạng trượt đến ổn định của thanh chịu nén

610

Chương 12. Tác dụng động của tải trọng
§12.1. Khái niệm về tải trọng động

614

§12.2. Tính thanh chuyển động có gia tốc không đổi

616

§12.3. Tính thanh nằm ngang quay quanh một trục cố định

627

§12.4. Tác dụng va chạm của tải trọng

631

§12.5. Tính va chạm có kể đến khối lượng của hệ đàn hồi (kết cấu bị va chạm)

637

§12.6. Tác dụng va chạm của tải trọng theo phương nằm ngang

642

§12.7. Dao động uốn của dầm

643

§12.8. Dao động dọc của thanh

658

§12.9. Các ví dụ về va chạm và dao động

661

Chương 13. Xoắn kiềm chế thanh thành mỏng mặt cắt hở

 

§13.1. Khái niệm về xoắn tự do và xoắn kiềm chế thanh thẳng

677

§13.2. Biến dạng méo mặt cắt hở thành mỏng

679

§13.3. Các tọa độ quạt chính và các đặc trưng hình học quạt

 

của mặt cắt ngang

685

§13.4. Khái niệm chung về lý thuyết xoắn kiềm chế thanh thành mỏng

 

mặt cắt hở

692

§13.5. Xác định ứng suất pháp quạt ơra

695

§13.6. Xác định ứng suất tiếp quạt Tco

698

§13.7. Phương trình vi phân của góc xoắn và lời giải tổng quát

699

§13.8. Trường hợp chịu lực tổng quát của thanh thành mỏng mặt cắt hở

704

Chương 14. Thanh cong phẳng

 

§14.1. Khái niệm chung

711

§14.2. Thanh cong chịu uốn thuần túy

712

§14.3. Xác định bán kính cong của thớ trung hòa

716

§14.4. Thanh cong chịu lực phức tạp

718

§14.5. Biến dạng của thanh cong

720

Chương 15. Các lý thuyết về độ bền
§15.1. Các khái niệm cơ bản

737

§15.2. Các thuyết bền cổ điển và thuyết bền năng lượng

739

§15.3. Thuyết bền Mor

742

§15.4. Thuyết bền hợp nhất

745

Chương 16. Vỏ thành mỏng đối xứng trục và ống trụ thành dày

 

§16.1. Khái niệm

749

§16.2. Tính toán vỏ thành mỏng đối xứng trục

750

§16.3. Tính ống trụ thành dày

764

Chương 17. Độ bền của vật liệu khi ứng suất thay đổi theo thời gian

 

§17.1. Khái niệm về phá hoại mỏi của vật liệu

777

§17.2. Chu trình ứng suất và các đặc trưng của nó

780

§17.3. Giới hạn mỏi và biểu đồ giới hạn mỏi

782

§17.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn mỏi

788

§17.5. Tính toán độ bền khi ứng suất thay đổi

791

Phụ lục

 

Phụ lục 1. Giá trị các hàm 1],               ]2,]3 (§9.3, ch.9)

794

Phụ lục 2. Bảng các hàm A.krưlov dùng cho tính toán dầm tiết diện

 

không đổi trên nền đàn hồi

796

Phụ lục 3. Các đặc trưng hình học của thép cán

810

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980