Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Sổ tay nghiệp vụ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác hỗ trợ người khuyết tật
4.5
604
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ISBNnxbldxh-12
ISBN điện tử978-604-82-3739-4
Khổ sách14,5 x 20,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2014
Danh mụcBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số trang121
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

 

Công ước Quyền của người khuyết tật là một trong những Công ước nhân quyền lớn nhất của Liên Hợp quốc với sự tham gia của hơn 150 quốc gia trên thế giới. Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký Công ước Quyền của người khuyết tật. Thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Đảng và nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực người khuyết tật, hệ thống chính sách pháp luật về người khuyết tật ngày càng hoàn thiện, từng bước tiếp cận với các nguyên tắc, chuẩn mực pháp lý quốc tế, đảm bảo hài hòa, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội đồng thời tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có nhiều cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực người khuyết tật như “Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản và vì quyền của người khuyết tật khu vực châu Á - Thái Bình Dương”; “Chiến lược Incheon về thập niên thứ 2 cho người khuyết tật” được liên Chính phủ cùng diễn đàn các tổ chức người khuyết tật các nước châu Á - Thái Bình Dương thông qua từ ngày 26/10 đến 01/11/2012 tại Incheon, Hàn Quốc với chủ đề: Hãy hành động để mang đến những quyền lực thực sự cho người khuyết tật… Tuy nhiên, cùng với sự biến động của nền kinh tế và chính trị thế giới, Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả tất cả các quyền của người khuyết tật, để người khuyết tật thực sự hòa nhập với cộng đồng xã hội và có một cuộc sống ổn định như những người không khuyết tật. Đây là những khó khăn và thách thức không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đầu tư nguồn lực cũng như tìm ra các giải pháp, mô hình thích hợp. 

Để nâng cao năng lực cho cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác hỗ trợ người khuyết tật, giúp đội ngũ cán bộ này có hiểu biết cơ bản về pháp luật, chính sách về người khuyết tật và cung cấp kinh nghiệm về một số mô hình hỗ trợ chăm sóc người khuyết tật, cũng như các địa chỉ cần thiết hỗ trợ cho người khuyết tật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các chuyên gia một số Bộ, ngành biên soạn cuốn “Sổ tay nghiệp vụ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác hỗ trợ người khuyết tật”.

Chúng tôi chân thành cảm ơn nhóm chuyên gia soạn thảo và một số cán bộ thuộc nhiều cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương đã tham gia nhiều ý kiến quý báu giúp nhóm soạn thảo hoàn thiện cuốn sổ tay này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song cuốn sổ tay biên soạn lần đầu, khó tránh khỏi thiếu sót, bất cập, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau.

 

Xem đầy đủ

 

 

Trang

Lời nói đầu

3

I. Chính sách pháp luật đối với người khuyết tật

5

1. Quan điểm, chủ trương của nhà nước Việt Nam về người khuyết tật

5

2. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật

7

3. Trách nhiệm của gia đình

8

4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân

8

5. Các chính sách cụ thể

9

5.1. Chính sách về y tế

9

5.2. Chính sách về giáo dục

13

5.3. Chính sách về học nghề, việc làm

19

5.4. Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch

26

5.5. Tham gia giao thông của người khuyết tật

29

5.6. Chính sách về công nghệ thông tin và truyền thông

42

5.7. Chính sách bảo trợ xã hội

43

5.8. Các hành vi bị nghiêm cấm

49

5.9. Xác định mức độ khuyết tật

50

II. Giới thiệu một số mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại cộng đồng cho người khuyết tật tại Việt Nam

53

1. Chăm sóc tại Cơ sở Bảo trợ xã hội (BTXH) công lập

57

2. Chăm sóc người khuyết tật ngay tại gia đình

59

3. Mô hình chăm sóc bán trú

61

4. Mô hình giáo dục chuyên biệt

63

5. Mô hình giáo dục hoà nhập

65

6. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

67

7. Trung tâm sống độc lập của người khuyết tật

71

8. Mô hình phục hồi chức năng (PHCN) dựa vào cộng đồng

75

Phụ lục: Giới thiệu địa chỉ hỗ trợ cần thiết cho 
người khuyết tật và gia đình

83

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989