Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Sáng tạo hình tượng trong kiến trúc
4.5
2272
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPhạm Đình Việt
ISBN978-604-82-5731-6
ISBN điện tử978-604-82-6001-9
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcPhạm Đình Việt
Số trang118
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Một công trình kiến trúc dù ở bất cứ thể loại nào từ nhà ở, nhà hành chính, đến các công trình văn hóa hay phục vụ tôn giáo và tín ngưỡng đều chứa trong mình hai yếu tố, đó là công năng và thẩm mỹ. Trong đó một phần của thẩm mỹ là hình tượng của công trình. Hình tượng sẽ phản ánh được tính chất của công trình và đem lại cảm nhận cho con người trên hai khía cạnh trực giác và tâm lý.

Đặc điểm của hình tượng trong nghệ thuật kiến trúc là nét đặc trưng của hình tượng công trình được biểu hiện qua việc tổ chức không gian và hình khối. Người Kiến trúc sư truyền đạt cảm xúc cho mọi người trên hai khía cạnh thực thể vật chất và suy luận tâm lý qua những hình tượng được chọn lọc từ thiên nhiên, lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng.

Trong lịch sử nhân loại từ thời cổ đại cho đến ngày nay, chúng ta đã từng chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc như Kim Tự Tháp, Tháp Elffel, Nhà hát Sydney v.v... nổi tiếng trên thế giới, còn ở Việt Nam các công trình như Chùa Một Cột, Nhà Khuê Văn Các đã minh chứng cho sự sáng tạo hình tượng cho công trình kiến trúc của các kiến trúc sư thật đa dạng và sâu sắc.

Hình tượng của công trình kiến trúc là một điều cần thiết không chỉ đối với chính nó mà còn góp phần tạo nên sự cảm nhận về cái hay, cái đẹp của quần thể kiến trúc hay thẩm mỹ không gian đô thị.

Một công trình kiến trúc là một thực thể vật chất, tinh thần và sự thành công của một hình tượng trong công trình kiến trúc nào đó không thể chỉ phụ thuộc vào người Kiến trúc sư mà nó còn bị chi phối bởi chủ đầu tư, các cấp quản lý và sự thừa nhận của cộng đồng mà trong đó yếu tố văn hóa của mọi người đóng vai trò quyết định.

Bên cạnh những công trình kiến trúc thành công về hình tượng cũng còn không ít những công trình chưa đạt được như mong muốn nên đã gặp phải nhiều ý kiến phê phán được nêu ra trong ấn phẩm. Ở đây không phải để phê phán mà là lời nhắc nhở đối vớỉ những ai đang theo học hay mới bước vào nghề.

Ấn phẩm này muốn tạo cơ sở lý luận và thực tiễn làm tiền đề trong suy nghĩ, sáng tạo của sinh viên cũng như các Kiến trúc sư khi sáng tác và phân tích sự chuyển tải hình tượng từ thiên nhiên, văn hóa, lịch sử vào công trình một cách hợp lý. Với những ai chi phối đến người kiến trúc sư, qua cuốn sách này có thể hiểu thêm về quá trình thiết kế một công trình vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ là một quá trình lao động sáng tạo và từ đó có sự đánh giá đúng vị trí của kiến trúc sư trong lĩnh vực xây dựng.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Lời tựa

5

Chương 1. 

HIỂU SAO VỀ HÌNH TƯỢNG TRONG KIẾN TRÚC

 

 

1.1. Hình thức

8

1.2. Hình thái

9

1.3. Biểu tượng

11

1.4. Hình tượng

12

Chương 2. 

SỰ THỤ CẢM CỦA CON NGƯỜI

 

 

2.1. Thụ cảm trực giác

18

2.2. Sự thụ cảm tâm lý

20

Chương 3.

 

HÌNH TƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC QUA CÁC GIAI

ĐOẠN PHÁT TRIỂN TRÊN THÉ GIỚI

 

 

3.1. Thời kỳ Ai Cập cổ đại (5000 - Thế kỷ III TCN)

30

3.2. Thời kỳ Lưỡng Hà cổ đại (3000 - 300 TCN)

31

3.3. Thời kỳ Hy Lạp cổ đại (3000 - 1100 TCN)

31

3.4. Thời kỳ La Mã cổ đại

32

3.5. Thời kỳ Phục hưng (Thế kỷ XV - XIX)

33

3.6. Kiến trúc Cận đại (1760 - Đầu Thế kỷ XV)

34

3.7. Thời kỳ Hiện đại (Thế kỷ XX)

36

3.8. Những tìm tòi về hình tượng mang tính bản địa

40

3.9. Thời kỳ kiến trúc Hậu hiện đại (sau 1970)

41

Chương 4. HÌNH TƯỢNG TRONG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Ở VIỆT NAM

 

QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIẾN CỦA ĐẤT NƯỚC

 

4.1. Hình tượng trong công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam

48

4.2. Hình tượng trong công trình kiến trúc giai đoạn 1956 - 1986

53

4.3. Hình tượng trong công trình kiến trúc giai đoạn 1987 tới nay

55

Chương 5.

VĂN HÓA TRONG SÁNG TẠO HÌNH TƯỢNG KIẾN TRÚC

 

 

5.1. Định nghĩa văn hóa

66

5.2. Văn hóa trong sáng tạo hình tượng kiến trúc

68

Chương 6.

 

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM MĨ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

 

6.1. Những hạn chế trong sáng tạo hình tượng kiến trúc

88

6.2. Nâng cao kiến thức và nhận thức cho người thiết kế

94

và cho cộng đồng

 

6.3. Quan điểm và nguyên tắc trong thiết kế hình tượng kiến trúc

104

6.4. Cầu nối ý tưởng với thực tế

107

Lời nói sau

109

Tài liệu tham khảo

 

111

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980