Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Rau gia vị: Kỹ thuật trồng, làm thuốc nam và nấu nướng
4.5
783
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Văn Luật
ISBN điện tử978-604-60-1802-5
Khổ sách20,5 x 29,7 cm
Năm xuất bản (tái bản)2014
Danh mụcNguyễn Văn Luật
Số trang75
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Chúng ta phấn đấu “Xóa đói giảm nghèo”, tiến lên “Khá giả và giàu có”, đồng thời với lộ trình từ “Ăn để sống”, đến “Sống để ăn”. Ông cha ta đã xếp ẩm thực đứng đầu “tứ khoái”. Theo phong cách ẩm thực Việt Nam thì muốn ăn ngon đâu có thể thiếu được rau gia vị. 

Rau gia vị khi được sử dụng làm thuốc Nam thì càng có vai trò quan trọng. Sự kết hợp hài hòa những chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không những phải bảo đảm về chất lượng và số lượng, mà còn cần đạt được cân bằng về âm dương. Nhiều cây rau gia vị có dược tính kết hợp sự hài hòa trên với hiệu quả rất cao, như những cây rau gia vị gừng, riềng, ớt, tỏi, nghệ, thìa là, lá lốt, xương sông...

Một ví dụ, củ gừng khi làm gia vị thì không thể thiếu cho hàng chục món ăn; khi làm thuốc Nam lại chữa cho hàng chục bệnh có hiệu quả rõ. Nhấm một lát gừng nhỏ là chữa khỏi ngay chứng buồn nôn khi đi tàu xe... Để giải cảm, nếu là sốt cảm hàn thì dùng cháo gừng; còn như khi bị sốt cảm nóng thì dùng cháo hành. Món cháo hành giải cảm đã đi vào văn học khi Thị Nở chăm sóc cho Chí Phèo ở làng Vũ Đại mà tác giả là cố nhà văn liệt sỹ Nam Cao.

Các cây rau gia vị thường rất dễ trồng, nhanh chóng có sản phẩm an toàn sử dụng hàng ngày. Ngay cả ở đô thị, kể cả ở nhà chung cư cũng có thể trồng trong chậu, trên khay. Số lượng dùng rau gia vị ít, nên dễ dàng trồng tự túc. Tuy nhiên, đã có vùng trồng rau gia vị có ý nghĩa kinh tế, như ở tỉnh Bạc Liêu có hẳn một cánh đồng trồng rau thìa là, vừa bán rau, vừa bán hạt cho các nơi.

Xem đầy đủ
LỜI NÓI ĐẦU

vii

Phần I: TÁC DỤNG CHUNG

1

1. Tầm quan trọng 

2

2. Tăng giá trị dinh dưỡng và ẩm thực

4

3. Kết hợp hài hòa cơ cấu thức ăn và vai trò của gia vị

6

Phần II: MỘT SỐ CÂY RAU GIA VỊ,CÁCH LÀM THUỐC NAM VÀ CÁCH TRỒNG

17

1. Chanh (Citrus aurantifolia Christm.) (Swingle)

18

2. Gừng (Zingiber officinale Rosc.)

20

3. Hành (Allium fistulosum L.)

23

4. Hẹ (Allium odorum L.)

28

5. Húng chanh (Coleus amboinicus Lour)

29

6. Húng dũi [húng lũi] (Mentha aquatica L.)

31

7. Húng giổi [húng quế ](Ocinum basilicum L.)

32

8. Khế (Averrhoa carambola L.)

33

9. Kinh giới ((Elsholtzia ciliata (Thumb))Hyland

35

10. Lá lốt (Piper lolot L.)

38

11. Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.)

39

12. Nghệ (Curcuma longa L.)

41

13. Mùi tàu (Eryngium foetidum L.)

42

14. Mùi tây (Petroselinum crispum Mill.)

44

15. Ngổ (Enhydra fluctuans Lour)

46

16. Ớt (Capsicum frutescena L.)

47

17. Rau om (Limmophila chinensis (Osb.)

50

18. Rau răm (Polygonum odoratum Lour)

51

19. Riềng (Alpinia officinarum Hanc)

53

20. Sả (Cymbopogon citratus (DC.)) Staft

54

21. Thìa là [thì là] (Allium fistulosum L.)

56

22. Tía tô (Perilla fruitescens (L.) Britt.)

58

23. Tỏi [tỏi ta] (Allium sativum L.)

59

24. Xương sông (Blumea myriocephala DC.)

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980