Tác giả | Trần Văn Sửu |
ISBN | 978-604-82-1276-6 |
ISBN điện tử | 978-604-82-4328-9 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2014 |
Danh mục | Trần Văn Sửu |
Số trang | 115 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Một hệ thống kênh dẫn nước tưới, muốn dẫn và phân phối nước đến từng cánh đồng, từng thửa ruộng một cách hợp lý, phân phối nước đồng đều đến các thửa ruộng theo yêu cầu của sản xuất, cần phải có quy trình vận hành của hệ thống kênh đó. Quy trình định ra:
Lưu lượng lấy nước và thời gian lấy nước, thứ tự lấy nước của từng con kênh trong một đoạn kênh của mỗi cấp kênh trong một hệ thống kênh nào đó.
Cho đến nay ta đã xây dựng và đưa vào quản lý khai thác rất nhiều hệ thống thủy lợi, nhiều hệ thống kênh nhưng chưa có hệ thống thủy lợi và hệ thống kênh nào được lập quy trình dẫn cũng như phân phối nước một cách đồng bộ và đầy đủ. Việc vận hành hệ thống kênh đó để dẫn và phân phối nước chỉ mới lập trên các cấp kênh lớn. Riêng các cấp kênh nhỏ tưới cho đồng ruộng chưa được lập quy trình một cách đầy đủ, việc dẫn và phân phối nước cho những cấp kênh này chủ yếu là làm theo kinh nghiệm.
Do chưa có quy trình dẫn và phân phối nước của hệ thống kênh nên việc tu sửa cải tạo hệ thống kênh thường làm tùy tiện, mỗi người làm một khác, dẫn đến việc phân phối nước cũng như sửa chữa và cải tạo hệ thống kênh không đạt yêu cầu mong muốn.
Tình trạng dẫn và phân phối nước trong một khu tưới, trong một hệ thống kênh có nơi thì thừa nước, có nơi thì thiếu nước, “đầu kênh thì úng, cuối kênh thì hạn” xảy ra thường xuyên. Mực nước trên các cấp kênh không đúng theo thiết kế, khi thời tiết khô hanh thường là đường nước hạ, khi trên hệ thống có mưa vừa, mưa lớn thường là đường nước dâng. Xu thế nhiều địa phương, muốn xin đặt cống trên kênh chính để dễ dàng lấy nước, muốn đặt cống của địa phương mình thật sâu, để lấy thật nhiều nước… đã dẫn đến làm cho đường mức nước trên các cấp kênh bị giảm thấp nghiêm trọng, làm cho việc dẫn và phân phối nước trên các hệ thống kênh bị rối loạn. Một hệ thống thủy lợi, một hệ thống kênh khi đã có quy trình dẫn và phân phối nước (quy trình vận hành hệ thống kênh) và thực hiện đúng quy trình sẽ tạo ra điều kiện cho người quản lý và người sử dụng thực hiện đúng các nhiệm vụ sau đây:
+ Xác định được lưu lượng lấy nước tưới và thời gian lấy nước, thứ tự lấy nước của từng con kênh trong hệ thống kênh tưới đó.
+ Biết được con kênh bất kỳ nào của hệ thống kênh, nếu có diện tích tưới bằng nhau, có cùng cường độ cấp nước tưới, đều được cấp một lượng nước như nhau, dù con kênh đó lấy nước trực tiếp kênh chính hay lấy nước trên kênh cấp hai hay cấp ba…
+ Khi sửa chữa công trình hoặc nâng cấp một cấp kênh của hệ thống kênh không được tùy tiện làm theo ý riêng của mình mà phải tuân thủ quy trình vận hành của hệ thống kênh đó.
Lời nói đầu | 3 |
Quy trình vận hành hệ thống kênh | |
A - Hệ thống kênh, các cấp kênh, | |
các hình thức lấy nước của kênh | |
I. Hệ thống kênh | 5 |
II. Quy định về các cấp kênh | 5 |
III. Các hình thức lấy nước của kênh | 7 |
1. Kênh được cấp nước liên tục | 7 |
2. Kênh được cấp nước luân phiên | 8 |
B - Quy trình vận hành của hệ thống kênh | |
I. Phương trình cân bằng lưu lượng cho một đoạn kênh | 11 |
1. Phương trình cân bằng lưu lượng của đoạn kênh AB | 12 |
2. Một số tổ hợp các kênh tưới luân phiên trong một nhóm luân phiên | 20 |
3. Quy hoạch các kênh luân phiên để thuận lợi cho việc lập quy trình vận hành hệ thống kênh | 24 |
II. Lập quy trình cho các kênh cấp ba lấy nước liên tục | 25 |
1. Quy trình vận hành cho đoạn cuối kênh bc | 25 |
2. Quy trình vận hành của đoạn đầu kênh ab | 30 |
3. Quy trình vận hành của kênh N(1-6) | 34 |
III. Quy trình vận hành của các kênh cấp hai | 35 |
1. Quy trình vận hành cho đoạn đuôi kênh ef | 36 |
2. Quy trình vận hành của đoạn giữa kênh thứ ba de | 40 |
3. Quy trình vận hành của đoạn giữa kênh thứ hai cd | 44 |
4. Quy trình vận hành của đoạn kênh giữa thứ nhất bc | 47 |
5. Quy trình vận hành của đoạn đầu kênh ab đầu kênh N1 | 52 |
6. Tổng hợp quy trình vận hành của các đoạn kênh ef; de; bc; ab | 56 |
IV. Lập quy trình vận hành cho kênh chính | 58 |
1. Lập quy trình vận hành cho đoạn cuối kênh DE | 60 |
2. Quy trình vận hành của đoạn kênh CD | 62 |
3. Quy trình vận hành của đoạn kênh BC | 65 |
4. Quy trình vận hành của đoạn kênh chính AB | 67 |
5. Lập bảng tổng hợp quy trình vận hành của kênh chính | 71 |
V. Quy trình vận hành các kênh khoảnh tưới cho đồng ruộng | 73 |
1. Quy trình vận hành cho kênh khoảnh thuộc kênh luân phiên N(1) | |
luân phiên N(1) | |
2. Quy trình vận hành cho kênh khoảnh thuộc kênh luân phiên N(2) | 77 |
3. Quy trình vận hành cho kênh khoảnh thuộc kênh luân phiên N(3) | 80 |
4. Quy trình vận hành cho kênh khoảnh thuộc kênh luân phiên N(4) | 83 |
5. Quy trình vận hành cho kênh khoảnh thuộc kênh luân phiên N(5) và N(6) | 84 |
6. Tổng hợp quy trình vận hành các kênh khoảnh trên đoạn kênh bc | 86 |
7. Trình tự vận hành các kênh khoảnh | 86 |
VI. Trình tự lập quy trình cho một hệ thống kênh | 89 |
1. Thu thập các tài liệu và các yếu tố liên quan đến hệ thống kênh | 89 |
2. Lập quy hoạch hệ thống kênh | 90 |
3. Lập quy trình vận hành cho các kênh được cấp nước | |
liên tục | 91 |
4. Lập quy trình cho các kênh khoảnh | 92 |
5. Trường hợp khi các kênh luân phiên trong một nhóm có diện tích tưới bằng nhau và diện tích các kênh khoảnh bằng nhau | 92 |
C - Điều kiện để một hệ thống kênh vận hành đúng quy trình | |
I. Hệ thống kênh phải được xây dựng đồng bộ | 96 |
1. Với cống lấy nước vào các kênh lấy nước liên tục | 96 |
2. Cống lấy nước vào các kênh tưới luân phiên | 98 |
II. Phải có hệ thống đo đếm mực nước và lưu lượng trên các cấp kênh và các cống trên kênh thật đầy đủ | 99 |
1. Hệ thống đo đếm mực nước trên các cấp kênh | 99 |
2. Hệ thống đo đếm lưu lượng và mực nước thượng hạ lưu các cống trên hệ thống kênh | 100 |
III. Tổ chức quản lí, theo dõi diễn biến mực nước trên đồng ruộng | 100 |
1. Tổ chức quản lý các hệ thống thủy lợi | 100 |
2. Theo dõi diễn biến mực nước trên đồng ruộng | 102 |
PHẦN PHỤ LỤC | |
Trích trong Tiêu chuẩn Thiết kế hệ thống kênh tưới tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4118-85 | 103 |