Tác giả | Nguyễn Hoàng Minh Vũ |
ISBN | 978-604-82-5752-1 |
ISBN điện tử | 978-604-82-6098-9 |
Khổ sách | 19 x 27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2021 |
Danh mục | Nguyễn Hoàng Minh Vũ |
Số trang | 154 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Báo cáo tại Diễn đàn hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (APEC 2017), đến năm 2050 nền kinh tế Việt Nam có khả năng nằm trong “top 20” nền kinh tế phát triển nhất thế giới nếu Việt Nam có chiến lược phát triển đồng bộ một cách bền vững toàn hệ thống kinh tế - xã hội, năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Một trong ba mục tiêu cụ thể được nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu, đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Để đất nước phát triển hiện đại, hài hòa, người dân có thu nhập cao, môi trường sống ổn định và bền vững định hướng phát triển của nghị quyết cũng nêu rõ: “chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện môi trường”.
Với tốc độ phát triển kinh tế ổn định, sau hơn 30 năm phát triển của nền kinh tế Việt Nam kể từ sau công cuộc đổi mới đã ghi nhận những thành tựu to lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là trong những năm gần đây. Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy dân số Việt Nam đạt 96.208.984 người. Như vậy Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á sau Indonesia, Philippines. Dân số lớn, trẻ - với trên 50% dưới 30 tuổi và tiếp tục tăng chính là động lực quan trọng nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Những yếu tố kể trên đều có khả năng thúc đẩy làm tăng nhu cầu năng lượng/điện năng trong tương lai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ gia tăng lượng phát thải khí CO2 ra môi trường.
Để phát triển của đất nước từ nay đến 2030 đạt mục tiêu vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo vệ môi trường sống bền vững, thích ứng và giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, rất cần thiết xây dựng các chiến lược tổng thể phát triển đất nước, đặc biệt là phát triển nguồn phát điện xanh nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ điện để phát triển đất nước với sự tham gia của các nguồn năng lượng sạch có tiềm năng ở Việt Nam như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, năng lượng sinh khối, nhằm mục tiêu hướng tới nền kinh tế carbon thấp tại Việt Nam đến năm 2030.
Thách thức chính cho các kế hoạch chiến lược này chính là tính không chắc chắn trong tương lai dài hạn của các yếu tố đầu vào. Khi đó, phương pháp dự báo được áp dụng phổ biến là xây dựng các kịch bản. Trong đó, tổ hợp của những yếu tố không chắc chắn sẽ được đề xuất thông qua các dự báo hay giả định; với mỗi tổ hợp được đề xuất sẽ được xem như là một kịch bản có thể xảy ra trong tương lai. Việc tính toán tính kinh tế - kỹ thuật - môi trường trong từng kịch bản sẽ được giải quyết thông qua việc giải bài toán tối ưu với mục tiêu chi phí năng lượng/điện năng là thấp nhất, cùng với các ràng buộc về kỹ thuật, môi trường.
Tác giả biên soạn cuốn chuyên khảo “Quy hoạch phát triển nguồn điện & kinh tế Carbon thấp tại Việt Nam đến năm 2030” nhằm cung cấp các phương pháp dự báo nhu cầu điện dài hạn phù hợp với điều kiện số liệu thực tế tại Việt Nam và từ đó xây dựng các kịch bản tối ưu chi phí phát điện và giảm lượng phát thải CO2 ra môi trường cho hệ thống nguồn phát điện Việt Nam tới năm 2030, phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển nguồn điện một cách bền vững.
Nội dung sách chuyên khảo gồm có 5 chương: Chương mở đầu: Sơ lược, khái quát về nội dung cuốn sách; Chương 1: Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam; Chương 2: Phương pháp xây dựng kịch bản phát điện; Chương 3: Dự báo nhu cầu điện năng; Chương 4: Xây dựng kịch bản và cấu trúc phát điện tối ưu.
Cuốn chuyên khảo ra đời có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho ngành điện và các ngành hạ tầng kỹ thuật khác, các trường đại học, viện nghiên cứu và các dự án hợp tác với nước ngoài liên quan đến năng lượng/điện năng hoặc sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong nền kinh tế quốc dân.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Danh sách các chữ viết tắt | 5 |
Mở đầu | 9 |
Chương 1. Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
|
|
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội - tiêu thụ và sản xuất điện năng |
|
của Việt Nam | 15 |
1.2. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam | 23 |
1.3. Nền kinh tế “carbon thấp” | 24 |
1.4. Kịch bản phát điện xanh tại Việt Nam | 25 |
Chương 2. Phương pháp xây dựng kịch bản phát điện |
|
2.1. Các phương pháp xây dựng kịch bản năng lượng trên thế giới | 30 |
2.2. Phương pháp xây dựng kịch bản phát triển ngành điện |
|
của Viện Năng lượng | 51 |
2.3. Phương pháp xây dựng kịch bản nguồn phát điện hướng tới |
|
nền kinh tế carbon thấp tại Việt Nam tới năm 2030 | 58 |
Chương 3. Dự báo nhu cầu điện năng |
|
3.1. Dẫn nhập | 62 |
3.2. Các phương pháp dự báo | 62 |
3.3. Dự báo nhu cầu điện năng (GWh) của Việt Nam đến năm 2030 | 76 |
3.4. Dự báo công suất đỉnh (Pmax) hệ thống điện Việt Nam đến năm 2030 | 92 |
3.5. Phân nhóm và dự báo đồ thị phụ tải | 103 |
Chương 4. Xây dựng kịch bản và cấu trúc phát điện tối ưu |
|
4.1. Dẫn nhập | 117 |
4.2. Xây dựng kịch bản | 117 |
4.3. Hàm mục tiêu và ràng buộc | 123 |
4.4. Thu thập số liệu đầu vào | 126 |
4.5. Giới thiệu phần mềm LINDO | 132 |
4.6. Kết quả | 135 |
Tài liệu tham khảo | 139 |