Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Quy hoạch đô thị theo đạo lý Châu Á
4.5
1534
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảLê Phục Quốc
ISBN978-604-82-3123-1
ISBN điện tử978-604-82-4240-4
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcLê Phục Quốc
Số trang298
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Mấy chục năm hết lòng quan tâm đến quy hoạch đô thị ở châu Á và sự thay đổi nhanh chóng các điều kiện của nó đã làm tôi càng ngày càng có ý thức về những cái kì lạ có tính địa phương mạnh mẽ và các đáp ứng về không gian một cách hỗn loạn, phi lí trong những thành phố châu Á, cũng như về sự không thích hợp của lí luận và thực tiễn quy hoạch theo chủ nghĩa Hiện đại. Suốt những năm qua tôi đã thảo luận và phân tích có phê phán các vấn đề đó trong rất nhiều bài tiểu luận và bài thuyết trình. Từ đầu thập niên 1990 tôi đã quen nhận thức sâu sắc về nhu cầu sống còn là phải mở rộng kiến thức lí luận của mình và hiểu được những điều rắc rối ngày càng tăng của những cuộc bàn cãi đa ngành đương đại để tham gia tích cực và có những đóng góp vào cuộc thảo luận về quy hoạch đô thị ngày nay ở châu Á.

Vạch trần các tác phẩm của rất nhiều công trình nghiên cứu văn hoá, các nhà lí luận đã làm cho tôi thêm tin rằng tiến trình của quy hoạch đô thị và tính (hậu) - hiện đại châu Á phải được phân tích trong khuôn khổ cái làm cầu nối những ngành khác nhau và phải có cơ sở vững chắc cả ở bối cảnh địa phương và ở tính đương đại đa nguyên hậu - hiện đại. Trong khi đó, tôi đã nhận dạng ba vấn đề tương quan rất quan trọng. Thứ nhất, với sự thất bại sắp xảy ra của quy hoạch hiện đại chủ nghĩa, những dấu chân và xác chết của các ảo tưởng hiện đại chủ nghĩa đã thất bại được bày bừa bãi khắp mọi nơi. Thứ hai, hàng triệu dân nghèo đô thị trong những nền kinh tế đang nổi lên của châu Á bị tấn công bởi sự giải tỏa đô thị và tái phát triển và đáng được hưởng phần chia công bằng hơn từ lợi ích của sự phát triển. Thứ ba, sự trống rỗng hiện nay của lí luận đô thị cấp tiến khả thi đã xảy ra khi có sự mở rộng chưa từng thấy và cơ cấu lại các thành phố ở những nền kinh tế phát triển nhanh.

Trong bối cảnh thách thức ấy, tôi đã cố khái niệm hóa lí thuyết cấp tiến về quy hoạch đô thị theo đạo lí châu Á, cái đã vượt qua và loại bỏ được những gượng gạo và sự cứng nhắc của quy hoạch theo chủ nghĩa Hiện đại và đặt bản chất có tính phê phán vào hoàn cảnh chưa từng có và dễ bùng nổ của các thành phố châu Á ngày nay. Những cái kì lạ và tính năng động của hoàn cảnh kiến trúc và đô thị châu Á hiện đại đã được đặc biệt chú ý để giành giật và làm dịu các hình thức sinh thái - xã hội và những ảnh hưởng chính trị được tạo ra bởi chủ nghĩa tư bản toàn cầu "Tân - tự do" (neo - liberal). Không như nhiều nhà lí luận hàng đầu về đô thị không phải là kiến trúc sư, xuất phát điểm khái niệm của tôi chắc chắn phải có tính không gian ba chiều và đô thị có định hướng. Nó không thể khác được.

Phần thứ Nhất của cuốn sách bao gồm tiểu luận chính có ba mục, kết luận và nghiên cứu các trường hợp. Mục 1 là "Định hướng" làm rõ ba vấn đề: Tính hiện đại đa dạng, Đạo lí và Hạnh phúc, Tính toàn cầu thích ứng với địa phương theo kiểu cấp tiến - như những vạch biên ngang cho sự hình thành hữu hiệu của quy hoạch đô thị theo đạo lí châu Á bằng cách làm sáng tỏ các ý tưởng trước đây đã gắn bó một cách mù quáng với những bài thuyết trình và những nguyên lí (tiêu chuẩn ứng xử đạo đức hoặc nghề nghiệp) của phương Tây. Mục 2 - "Quy hoạch đô thị theo đạo lí châu Á" nhận dạng, phân tích và định rõ tính cơ bản của các yếu tố đạo lí khác nhau và thảo luận về sự hòa nhập hữu hiệu vào những thành phố châu Á đang bành trướng nhanh chóng. Ở phần tổng hợp việc thăm dò khảo sát này tôi đã làm rõ năm chủ đề: Bảo tồn và Kí ức, Bảo vệ đất công, Không gian không xác định, Đất, Công lí về không gian đô thị. Nhiều vấn đề khác như các quyền cơ bản, tính bền vững sinh thái, nhà ở và nơi tạm nương thân, giao thông và tính cơ động, cũng như những vấn đề chỉ liên quan đến địa phương có tính đặc thù đang chờ được phân tích thêm. Mục 3 xem xét hiện tượng Hậu - hiện đại của hậu - quy hoạch, một hệ thống nửa vô chính phủ, linh hoạt, hỗn loạn và phóng khoáng có thể trở thành công cụ hữu hiệu cho quy hoạch theo đạo lí châu Á.

 Phần thứ Hai của quyển này bao gồm ba công trình nghiên cứu về Hà Nội, Thượng Hải và Singapore được thực hiện trong hai năm vừa qua nhằm đối chiếu phần trình bày lí luận của tôi với hoàn cảnh thực tế đang diễn ra ở các thành phố châu Á. Bài tiểu luận về Hà Nội là lời yêu cầu khẩn thiết cấp bách để bảo tồn sự toàn vẹn về môi trường và văn hoá - xã hội của khu phố cổ. Sự khảo sát sơ bộ về Thượng Hải nhằm thắng được nỗi đau và sự kích động của những biến đổi đầy kịch tính của thành phố này trong những năm vừa qua. Văn minh đô thị và lối sống mới khi hoàn toàn hòa nhập với toàn cầu thì thấm đượm tính độc đáo của Trung Hoa. Giáo sư Leon van Schaik bình luận rằng tiểu luận về Singapore "ngày càng loại bỏ nhà Đông phương học khác ra khỏi các quá trình khảo sát của những nhà văn phần lớn từ phương Tây - những người giả vờ chăm chú vào những cái kì lạ nhập từ nước ngoài ở các thành phố châu Á và trưng bày chúng trong hoàn cảnh như vườn thú cho đồng bào mình xem". Trong đó cũng có "Kiến trúc châu Á trong Thiên niên kỉ Mới" - sự xem xét có phê phán các bản thuyết trình và lí luận kiến trúc đương đại hướng về phương Tây, cũng như một nỗ lực nhằm hòa hợp với kiến trúc châu Á đương đại theo thuật ngữ của chính nó khi chọn viễn cảnh hậu - hiện đại".

Xem đầy đủ

Mục Lục

 

Trang

Lời nói đầu

7

Lời cảm ơn

9

Lời bình của: Li Shiqiao

13

 John Phillips

15

 Sharon Siddique

18

Dẫn luận của Leon van Schaik

23

PHẦN THỨ NHẤT

35

Chương I. Quy hoạch đô thị theo đạo lí châu Á:

 

                  Viễn cảnh Hậu - hiện đại Cấp tiến

37

1. Định hướng

37

Tính hiện đại đa dạng

40

Đạo lí và Hạnh phúc

45

Tính toàn cầu thích ứng với địa phương có tính cấp tiến

50

2. Quy hoạch đô thị theo đạo lí châu Á

55

Bảo tồn và Kí ức

57

Bảo vệ đất công

58

Không gian không xác định 

59

Đất

61

Công lí về không gian đô thị

63

3. Hậu - quy hoạch như một công cụ đáng tin cậy cho quy hoạch

 

         theo đạo lí châu Á

64

4. Kết luận

72

· Nghiên cﻩu trﻝng hﻣp:

81

- Hậu - quy hoạch ở Trung tâm Hong Kong (Koh Wan Ching) 

81

- Rút kinh nghiệm từ Bangkok (Kevin S.K. Lim) 

92

                  PHẦN THỨ HAI - CÁC BÀI VIẾT ĐƯỢC SƯU TẬP

101

Chương II. Kiến trúc châu Á trong Thiên niên kỉ Mới

 

              Hình ảnh Hậu - hiện đại

103

1. Dẫn luận

103

2. Tính hiện đại lấy châu Âu làm trung tâm

103

3. Chủ nghĩa Hậu - hiện đại của Jencks

108

4. Không gian Hậu - hiện đại

110

5. Kết luận

113

Chương III. Phố cổ Hà Nội: Truyền thống sống

133

1. Truyền thống sống

138

2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng

139

3. Việc sử dụng và kích thước các lô đất

139

4. Du lịch văn hóa

140

5. Kết luận

141

Chương IV. Phải chăng bạn đã bị lừa?

 

                Văn hóa và quy hoạch đô thị ở Thượng Hải đã

 

                     toàn cầu hóa thích ứng với địa phương

145

1. Dẫn luận

145

2. Tính toàn cầu hóa có thể chọn

150

3. Văn hóa trong Thượng Hải toàn cầu thích ứng với địa phương

155

4. Quy hoạch đô thị Hậu - hiện đại cấp tiến

161

5. Kết luận

169

Chương V. Kiến trúc, Nghệ thuật, Bản sắc ở Singapore

 

               Phải chăng còn có Cuộc sống sau Phá hủy san bằng ?

179

1. Dẫn luận

179

2. Bản sắc Singapore

180

3. Thời kì thuộc địa (1819 - 1959)

183

4. Thời kì ngay sau thuộc địa (1959 - đầu thập niên 1970)

189

5. Nhà nước phát triển (đầu thập niên 1970 - 1995)

200

6. Bảo tồn và Tái sử dụng thích ứng

205

7. Tính chất khu vực và tính chất nhiệt đới

207

8. Vươn ra

209

9. Làm lại Singapore (1995 - hiện nay)

214

10. Kết luận

228

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4990