Tác giả | Phạm Hùng Cường |
ISBN | 978-604-82-7469-6 |
ISBN điện tử | 978-604-82-5571-8 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2023 |
Danh mục | Phạm Hùng Cường |
Số trang | 174 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Môn học chuyên ngành “Quy hoạch đô thị” tại trường Đại học Xây dựng là một môn học trong hệ thống các môn học của chuyên ngành Kiến trúc, Quy hoạch. Để giúp bạn đọc có thể hình dung được nội dung mà cuốn sách với chức năng như một giáo trình của môn học có thời lượng 4 tín chỉ, cần nắm được mục tiêu và giới hạn sau:
1. Đây là tài liệu môn học cho chuyên ngành Kiến trúc (với chuyên ngành Quy hoạch sẽ bổ sung thêm các nội dung chuyên sâu hơn). Vì vậy với từng cấp độ quy hoạch sẽ nhắm tới mục tiêu khác nhau:
Với phạm vi toàn đô thị, cuốn sách nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chủ yếu để đọc hiểu được cấu trúc đô thị chứ không nhằm mục tiêu thiết lập được cấu trúc và lập quy hoạch chung.
Cuốn sách đi sâu vào phần lý thuyết cho việc quy hoạch ở cấp độ quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết mà hai nội dung Quy hoạch Đơn vị ở và Tổ chức không gian đô thị là hai phần kiến thức chủ đạo. Phạm vi này có sự giao thoa đáp ứng chung cho cả đối tượng kiến trúc sư và kiến trúc sư quy hoạch. Nền tảng này là lý thuyết để lập các đồ án quy hoạch chi tiết, nhất là việc tổ chức không gian là nội dung hầu như có mặt trong các đồ án kiến trúc, trong đồ án quy hoạch tổng mặt bằng, giúp cho việc thiết kế công trình có một cái nhìn tổng thể tốt hơn, gắn kết trong không gian đô thị.
Những nội dung như đô thị hóa, nhân tố tạo thị, tác động của yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội là những cơ sở không thể thiếu dù ở cấp độ quy hoạch nào. Nội dung này được giới thiệu ở một mức độ cô đọng nhất.
2. Có một khó khăn với đối tượng học Kiến trúc theo chương trình của các trường đào tạo Kiến trúc - Quy hoạch chung là phần kiến thức cơ sở, chuyên ngành của công tác quy hoạch khá hạn chế. Trong 3 hệ thống lý thuyết Quy hoạch đô thị: Lý thuyết của việc lập quy hoạch, lý thuyết của quá trình thực hiện quy hoạch (lý thuyết phát triển) và lý thuyết về nền tảng kinh tế xã hội cho quy hoạch như chính sách, luật, dân cư...thì cuốn sách này là thuộc hệ thống Lý thuyết của việc lập quy hoạch, hai phần kia được lồng ghép đôi chút, cơ bản không nằm trong cuốn sách này. Nếu các bạn sinh viên Kiến trúc muốn đi sâu học tập để phát triển theo chuyên ngành Quy hoạch thì cần tiếp tục nghiên cứu học tập 2 hệ thống còn lại thật đầy đủ.
3. Một vấn đề của thực tiễn là bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam với nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa là mô hình ít có trên thế giới, vẫn đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy tất cả các tài liệu, kiến thức kinh điển nhất của nước ngoài dù đã được kiểm nghiệm thực tiễn tốt khi đưa vào Việt Nam vẫn phải được sàng lọc, luận bàn và có những điều chỉnh nhất định. Phần này không khỏi dựa trên những quan điểm riêng của tác giả, được tổng kết từ những kết quả nghiên cứu của cá nhân, tổng hợp từ các đề tài thạc sỹ, tiến sỹ, từ đồng nghiệp và từ thực tiễn. Chắc chắn sẽ có những vấn đề còn tranh luận.
Với mục tiêu và phạm vi giới hạn như trên, hy vọng cuốn sách này là một tài liệu có ích cho các bạn sinh viên ngành Kiến trúc, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên cũng như các thầy cô giáo, các độc giả để chúng tôi có thể hiệu đính và chính sửa kịp thời những sai sót cũng như mong nhận được sự trao đổi để tiếp tục hoàn thiện cuốn sách
tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn các cán bộ, giảng viên: TS. Lê Quỳnh Chi, Ths. Trần Quý Dương, Ths. Dương Quỳnh Nga, Ths. Đào Hải Nam, Ths. Lê Minh Khuê của Bộ môn Quy hoạch, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng đã đóng góp cho sự ra đời của cuốn sách này.
Chủ biên
PGS.TS Phạm Hùng Cường
Trang | |
Lời mở đầu | 3 |
Chương I: Các khái nịêm chung về đô thị và công tác quy hoạch | |
xây dựng đô thị | |
1. Khái niệm về đô thị | 5 |
2. Công tác Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch đô thị | 6 |
3. Khái niệm về đô thị hoá | 12 |
Chương II: Các yếu tố tự nhiên, xã hội và nhân tố tạo thị trong | |
quy hoạch | |
1. Các yếu tố tự nhiên trong công tác lập quy hoạch đô thị | 27 |
2. Dân cư và các khía cạnh xã hội trong quy hoạch đô thị | 35 |
3. Các nhân tố tạo thị - Phân loại đô thị | 41 |
Chương III: Hệ thống lý thuyết quy hoạch | |
1. Hệ thống lý thuyết quy hoạch | 47 |
2. Giới thiệu một số lý thuyết của việc lập quy hoạch | |
(Theory in planning) | 48 |
3. Các nhân tố tạo thị - Phân loại đô thị | 41 |
Chương IV. Cấu trúc quy hoạch của đô thị | |
1. Các thành phần chức năng của đô thị | 59 |
2. Một số đặc điểm, tính chất của các khu vực chức năng đô thị | 59 |
3. Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị | 65 |
4. Quan hệ giữa khu công nghiệp và khu dân dụng | 67 |
5. Cơ cấu hệ thống dân cư đô thị | 71 |
6. Cơ cấu của hệ thống trung tâm đô thị | 74 |
7. Quan hệ giữa hệ thống trung tâm phục vụ đô thị | |
và hệ thống dân cư | 77 |
8. Nguyên tắc bố trí vị trí khu trung tâm đô thị | 84 |
9. Hệ thống cây xanh, không gian mở | 86 |
10. Mối quan hệ giữa khu dân dụng với các khu vực chức năng khác | 87 |
11. Các nguyên tắc liên kết và thiết lập cấu trúc toàn đô thị | 88 |
12. Một số lý luận phát triển đô thị lồng ghép trong quy hoạch | 94 |
13. Các nội dung quy hoạch sau khi lập cấu trúc quy hoạch đô thị | 95 |
14. Phương pháp tiếp cận để đọc hiểu, phân tích cấu trúc | 96 |
Chương V. Quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan - | |
thiết kế đô thị | |
1. Khái niệm về Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan | |
và Thiết kế đô thị | 99 |
2. Không gian và cảm thụ không gian | 101 |
3. Tổ hợp không gian | 107 |
4. Một số giải pháp về Quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc | |
cảnh quan | 114 |
5. Kiểm soát, quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị | 120 |
Chương VI. Quy hoạch khu dân cư đô thị | |
1. Các mô hình quy hoạch khu dân cư đô thị. | 129 |
2. Nguyên tắc chung xây dựng đơn vị ở | 132 |
3. Các thành phần trong đơn vị ở | 136 |
4. Bố trí nhà ở và nhóm nhà | 140 |
5. Bố trí các công trình công cộng | 152 |
6. Liên kết các thành phần trong cấu trúc | 155 |
7. Các chỉ tiêu và nội dung quản lý trên lô đất ở | 156 |
Chương VI. Hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 | |
1. Hệ thống văn bản quy định | 158 |
2. Nội dung của đồ án quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 | 159 |
3. Trình bày bản vẽ | 161 |
Phụ lục. Đánh giá kết quả môn học | 167 |
Tài liệu tham khảo | 168 |