Tác giả | Nguyễn Ngọc Dung |
ISBN | 156-2008/CXB/qltnmt |
ISBN điện tử | 978-604-82-4237-4 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2012 |
Danh mục | Nguyễn Ngọc Dung |
Số trang | 257 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Quản lý tài nguyên và môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành, liên vùng, liên quan đến mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân, cho nên cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ của Đảng, của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức, đoàn thể và tất cả mọi người. Đây là nét khác biệt so với nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Chính vì vậy, việc Bộ Xây dựng và Trường đại học Kiến trúc Hà Nội cho phép xuất bản cuốn sách "Quản lý tài nguyên và môi trường" sẽ giúp sinh viên chuyên ngành quản lý xây dựng đô thị nói riêng và sinh viên các ngành có liên quan, đông đảo bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này hiểu được tầm quan trọng và nắm được những nội dung cơ bản trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường, đồng thời góp phần đưa pháp luật của nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Quản lý tài nguyên và môi trường là hai chủ đề rất rộng. Trong khuôn khổ của môn học dành cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành quản lý xây dựng đô thị, tài liệu giảng dạy chủ yếu tập trung vào nội dung quản lý tài nguyên và môi trường vật lý (đất, nước, không khí). Còn các nội dung có liên quan đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản; hay các vấn đề có liên quan đến xói mòn, suy thoái đất đai do mặn hóa, phèn hóa trong quản lý tài nguyên đất... không đề cập đến trong tài liệu này.
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1 : Tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững;
Chương 2 : Quản lý tài nguyên và môi trường;
Chương 3 : Quản lý tài nguyên và môi trường nước;
Chương 4 : Quản lý tài nguyên và môi trường không khí;
Chương 5 : Quản lý tài nguyên và môi trường đất.
Cuốn sách được biên soạn dựa trên các quy định trong luật bảo vệ môi trường 2005, các luật và các văn bản dưới luật của nhà nước có liên quan. Đồng thời, tác giả có tham khảo một số thông tin, tư liệu ở một số giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu của một số hội thảo, khoá đào tạo có nội dung liên quan và một số tạp chí chuyên ngành. Đặc biệt trong quá trình biên soạn tài liệu tác giả đã nhận được những ý kiến đóng góp rất quý báu và thiết thực của Nhà giáo Nhân dân GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, PGS.TS. Vũ Quyết Thắng, TS. Nguyễn Hồng Tiến và các chuyên gia của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.