Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Quản lý chất thải nguy hại
4.5
652
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Đức Khiển
ISBN điện tử978-604-82-6256-3
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2012
Danh mụcNguyễn Đức Khiển
Số trang236
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế. Những thành tựu đạt được trong mọi lĩnh vực kinh tế quốc dân đều có sự đóng góp to lớn của ngành hoá chất. Các ngành công nghiệp nặng như: chế tạo máy móc, khai khoáng, điện than; các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may, in, nhuộm, giấy, chế biến lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm; các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nhất là trong sản xuất nông nghiệp, tất cả đều sử dụng hoá chất các loại, như một vật tư sản xuất không thể thiếu được trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của mọi ngành.

Tuy vậy, các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hệ sinh thái do ô nhiễm môi trường không phải là những hậu quả không thể tránh khỏi của quá trình công nghiệp hoá.

Kiến thức thu được bằng việc đánh giá các ảnh hưởng tới môi trường do các hoạt động công nghiệp trong quá khứ cung cấp các phương thức phòng ngừa sự xuống cấp môi trường dài hạn. Cùng với sự toàn cầu hóa tăng lên, mối quan tâm về vấn đề bảo toàn chất lượng môi trường trên toàn thế giới tăng lên đáng kể, cũng như đối với sự công nghiệp hoá tăng trưởng nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Các công nghệ sản xuất đang được xuất khẩu, và chúng ta cần chú ý tới các hậu quả tiềm tàng của các hoạt động công nghiệp làm tổn hại môi trường, sao cho các nước đang phát triển có thể thu được lợi nhuận, chứ không phải các tác động nguy hại đến môi trường do sự công nghiệp hoá.

Gần như toàn bộ các hoá chất có khả năng tạo ra các ảnh hưởng độc hại, cũng như vậy hầu như toàn bộ các quá trình công nghiệp có tiềm tàng gây tác động xấu đến môi trường.

Chúng ta nhận thức rằng, việc sử dụng các chất nguy hại và các quá trình công nghiệp có thể tạo ra các chất thải và khí nguy hại. Cần phải xử lý các chất nguy hại một cách an toàn, và quản lý các quá trình nguy hại một cách thích hợp, bao gồm việc thải các chất gây ô nhiễm vào không khí, nước và đất, để đảm bảo sự an toàn của người lao động và dân chúng. Nếu được quản lý thích hợp, các hoá chất nguy hại, các chất thải nguy hại, và việc thải các chất khí nguy hại có thể được hạn chế tới mức tối đa, sự tăng trưởng và phát triển công nghiệp có thể đạt thành quả mà không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Bảo vệ sức khỏe và môi trường có thể đạt được đồng thời với sự công nghiệp hoá bằng cách hoà nhập các hệ thống quản lý môi trường vào các hệ thống quản lý thương mại. Quản lý chất lượng tạo ra kết quả kinh doanh tốt, quản lý môi trường cũng như vậy.

 

Xem đầy đủ

Trang

Lời nói đầu3
Chương 1. NHẬN DẠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI5
1.1. Định nghĩa5
1.2. Phân loại chất thải nguy hại5
1.3. Sự cần thiết và giải pháp lựa chọn 1 hệ thống phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay8
Chương 2. TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI14
Chương 3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI21
3.1. Tác động môi trường21
3.2. Tác động tới sức khỏe29
3.3. Công nghiệp hóa dầu và các hóa chất độc hại tiềm tàng51
Chương 4. CÁC CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI54
4.1. Sức ép đối với các công ty54
4.2. Tổ. chức sản xuất không phế thải58
4.3. Xây dựng hệ thống tuần hoàn nước khép kín64
4.4. Các sản phẩm sạch hơn67
4.5. Lời khuyên đối với các công ty71
Chương 5. NHŨNG KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN THẾ GIỚI73
5.1. Chính sách môi trường đối với các doanh nghiệp73
5.2. Tập trung vào ô nhiễm công nghiệp80
5.3. Chương trình Proper ở Inđônêxia90
5.4. Chương trình điều tra các chất thải độc của Mỹ94
5.5. Quy đị ih thu nhận - cất giữ trung gian chất thải độc hại của Thụy Điển95
Chương 6. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM104
6.1. Phát triển công nghiệp và vấn đề môi trường104
6.2. Hóa chất bảo vê thực vật Việt Nam132
6.3. Tình hình sử dụng nhiên liệu của giao thông vận tải và các ảnh hưởng tới môi trường137
do phương tiện giao thông cơ giới gây ra 
6.4. Chất thải y tế139
6.5. Công nghiệp và vấn đề môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội148
6.6. Xử lý và kiểm soát chất thải169
Chương 7. PHUƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM182
7.1. Lựa chọn kế hoạch hành động182
7.2. Sự cần thiết phải có một chiến lược cân bằng185
7.3. Hệ thống phân loại - Quy định về lưu trữ, bảo quản và đổ thải205
7.4. Xây dựng phương hướng quản lý223
Tài liệu tham khảo233
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4979