Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Phương pháp quy hoạch thực nghiệm trong thiết kế tối ưu thành phần bê tông
4.5
562
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTS. Phạm Toàn Đức
ISBN978-604-82-1869-0
ISBN điện tử978-604-82- 6677-6
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2016
Danh mụcTS. Phạm Toàn Đức
Số trang104
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Nhiều công trình, nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau đều đưa đến giải các bài toán cực trị có điều kiện, nhằm tìm điều kiện tối ưu để thực hiện các quá trình hoặc đế lựa chọn thành phần tối ưu của hệ nhiều phần tử. Trong đa số trường hợp khi cơ chế của hiện tượng chưa biết được một cách đầy đủ thì các bài toán cực trị được giải quyết bằng thực nghiệm. Dựa vào hiểu biết ban đầu về quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu chọn một chiến lược tối ưu để tiến hành thực nghiệm, có nghĩa là chọn một phân phối các điểm trong không gian yếu tố, tối ưu theo một nghĩa nào đó để làm thí nghiệm nhằm tìm một mô hình toán học biểu diễn hàm mục tiêu. Hệ được nghiên cứu càng phức tạp thì hiệu quả của phương pháp nghiên cứu càng cao.

Trước lúc tiến hành thực nghiệm người nghiên cứu cần sơ bộ xác định mô hình toán học của đối tượng được nghiên cứu, cần giải thích những yếu tố nào phải thay đổi trong quá trình làm thí nghiệm, những yếu tố nào giữ ở mức độ cổ định và mục tiêu cần đạt tối ưu.

Thực nghiệm có thể thực hiện bằng hai cách: thực nghiệm theo phương pháp cổ điển. Khi tổ chức thí nghiệm thay đổi lần lượt từng yêu tổ, do đó khi nghiên cứu những quá trình phụ thuộc nhiều yếu tố độc lập thì phương pháp cổ điển trở nên rất cồng kềnh, phải làm rất nhiều thực nghiệm và gặp khó khăn trong việc giải thích phương trình hồi qui vì không làm rõ được các hiệu ứng tương tác giữa các yếu tố đối với thông số tối ưu hoá.

Phương pháp quy hoạch tối ưu cho phép thay đổi đồng thời nhiều yếu tố, xác định được tương tác giữa các yếu tố nhờ đó giảm bớt sổ thí nghiệm chung. Người ta còn gọi là phương pháp quy hoạch thực nghiệm (QHTN) nhiều yếu tố.

Đối với việc thiết kế cấp phối bê tông thông thường giống như việc giải phương trình chứa nhiều ấn số. Tuy nhiên do các ấn sổ đầu vào thường là những cốt liệu đã quen thuộc, đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại cốt liệu sử dụng trong bê tông cũng như là mối liên hệ giữa các cốt liệu với nhau để bê tông đạt được những tỉnh chất tối ưu. Chính vì vậy, việc giải bài toán thiết kế thành phần bê tông với nhiều ẩn số vẫn thực hiện được bằng phương pháp thể tích tuyệt đối. Tuy nhiên trong thực tế, khi nghiên cứu chế tạo các loại bê tông mới, những ảnh hưởng của cốt liệu mới đến chất lượng bê tông chưa có những nghiên cứu cụ thế, chưa có những đánh giá mối liên hệ giữa các cốt liệu với nhau. Hoặc khỉ thiết kế thành phần bê tông sử dụng nhiều loại phụ gia hay bê tông đa cốt liệu, số lượng ấn số tăng lên nhiều và việc giải bài toán nhiều ẩn chỉ sử dụng phương pháp thông thường gặp rất nhiều khó khăn. Khỉ đó việc ứng dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm để thiết kế được thành phần bê tông một cách tối ưu sẽ là giải pháp khoa học, có độ tin cậy cao.

Cuốn sách gồm có 05 chương, được phần công.

TS. Phạm Toàn Đức (chủ biên) viết chương 1, 3, 4 và 5.

ThS. Nguyễn Quang Tuấn viết chương 2.

Cuốn sách sử dụng cho nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau, từ sinh viên trong các trường đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh cho đến cán bộ kỹ thuật làm công tác nghiên cứu.

Xem đầy đủ
MỤC LỤCTrang
Lời nói đầu3
Chương 1. Các thông số của đại lượng ngẫu nhiên5
1.1. Xác định các thông số thực nghiệm 5 
1.1.1. Phân loại các sai số đo lường5
1.1.2. Phương sai tái hiện5
1.1.3. Khoảng tin cậy và xác suất tin cậy6
1.2. Kiểm định các giả thiết thống kê8
1.2.1. Kiểm định sự đồng nhất của các phương sai9
1.2.2. So sánh hai giá trị trung bình11
Chương 2. Phân tích tương quan và hồi quy13
2.1. Phân tích tương quan13
2.2. Phân tích hồi quy14
2.2.1. Các khái niệm cơ bản và thuật ngữ của phân tích hồi quy14
2.2.2. Phương pháp bình phương nhỏ nhất16
2.2.3. Một số dạng phương trình hồi quy17
2.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội k19
Chưong 3. Một số phương pháp quy hoạch thực nghiệm30
3.1. Thực nghiệm yếu tố toàn phần30
3.2. Thực nghiệm yếu tố từng phần37
Chương 4. Các phưong án thực nghiệm cấp hai44
4.1. Các phương án cấu trúc có tâm44
4.2. Những phương án trực giao cấp 251
4.3. Phương án quay bậc 2 của box và hunter56
Chương 5. Nghiên cứu thực nghiêm thiết kế tối ưu thành phần bê tông62
5.1. Thiết kế tối ưu thành bê tông bằng phương án quay bậc 2 của box và hunter         62
5.1.1. Số liệu đầu vào62
5.1.2. Thiết kế tối ưu thành phần bê tông nhẹ64
5.2. Thiết kế tối ưu thành bê tông bằng phương án trực giao cấp 279
5.2.1. Số liệu đầu vào79
5.2.2. Thiết kế tối ưu thành phần bê tông nặng sử dụng phụ gia tro bay và siêu dẻo80
Phụ lục92
Tài liệu tham khảo100
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980