Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Phương pháp nghiên cứu khoa học
4.5
2355
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Tuấn Anh
ISBN978-604-82-7613- 3
ISBN điện tử978-604-82-6097-2
Khổ sách19 x 27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2023
Danh mụcNguyễn Tuấn Anh
Số trang390
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động then chốt hàng đầu trong những ngành khoa học. Kết quả từ NCKH là những phát hiện mới về kiến thức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao.

Về mặt lý thuyết, NCKH là một quá trình nhận thức chân lý khoa học, một quá trình lao động trí tuệ phức tạp, gian khổ nhưng đầy hứng thú, đầy hứa hẹn những kỳ vọng lớn lao trong việc nghiên cứu “những điểm trắng” của khoa học. Người làm khoa học đòi hỏi phải có kiến thức và có phương pháp nghiên cứu. Tài liệu phương pháp NCKH là nền tảng để trang bị cho người làm khoa học tiếp cận NCKH.

Lợi ích của hoạt động NCKH là điều không ai có thể nghi ngờ, nhưng những lợi ích ấy chỉ có thể đạt được trong một môi trường nghiên cứu lành mạnh, một môi trường bảo đảm cho quá trình tìm kiếm tri thức được thực hiện với mức độ khả tín cao nhất và phản ánh những giá trị nền tảng của xã hội mà mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm gìn giữ. Trong bối cảnh các nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu tăng trưởng nhanh trong NCKH phải gắn với việc xây dựng nền tảng văn hóa học thuật vững mạnh; thiếu những nền tảng đó thì những thành tựu đạt được chỉ là những lâu đài xây trên cát.

Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp NCKH, phương pháp luận NCKH... Những công trình nghiên cứu này được trình bày một cách logic, đầy đủ, đã có thể giúp người đọc hiểu và vận dụng NCKH vào thực tiễn. Với các công trình nghiên cứu có được, các tác giả Việt Nam đã cho thấy được mục đích, yêu cầu, nội dung và đã đạt được nhiều kết quả trong NCKH.

Tuy nhiên, cách trình bày của những công trình nghiên cứu này (kể cả các giáo trình để phục vụ cho công tác giảng dạy học phần NCKH) còn nặng về lý thuyết và mang tính "phương pháp luận" nhiều hơn dẫn đến bất cập cho người nghiên cứu như: Thực hiện chiếu lệ, sao chép máy móc; một số người chưa nắm vững phương pháp nghiên cứu, lúng túng khi vận dụng các phương pháp nghiên cứu vào thực tiễn; hình thức và biện pháp cùng một số quy định chưa xác thực... đã không khích lệ, thúc đẩy họ hứng thú, dồn hết công sức để thực hiện công tác NCKH. Mặt khác, loại hình NCKH cho người học thường kém phong phú, tính đa dạng lại chưa cao...

hệ lụy là người học sau khi ra trường, thiếu sự vận dụng tri thức và các kỹ năng nghiên cứu khoa học cần thiết vào thực tiễn; các kỹ năng NCKH được đào tạo mai một dần.

Do vậy, cuốn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” được biên soạn theo tinh thần định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; dựa trên cơ sở chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của các nghiên cứu viên, các tổ chức; nhằm cụ thể hoá các bước thực hiện, khắc phục những bất cập nêu trên... với mong muốn đáp ứng nhu cầu NCKH mang tính cấp bách của xã hội hiện tại.

Sách gồm 7 chương, cung cấp những thông tin, những kiến thức cơ bản, trình tự các bước, phương pháp thu thập tài liệu trong NCKH, những kỹ thuật cần thiết để tiếp cận phương pháp thí nghiệm và cách trình bày các kết quả NCKH, như: Giới thiệu chung về nghiên cứu khoa học (chương I); Đề tài nghiên cứu khoa học (chương II); Các phương pháp nghiên cứu khoa học (chương III); Thu thập tài liệu và phương pháp thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học (chương IV); Trình tự nghiên cứu khoa học (chương V); Viết và thể hiện công trình nghiên cứu khoa học (chương VI); Áp dụng xây dựng đề cương nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ (chương VII).

Hy vọng sách chuyên khảo này phục vụ nghiên cứu trong hoạt động xây dựng là nguồn tra cứu bổ ích cho những độc giả bắt đầu hoặc đang làm công tác nghiên cứu khoa học trong các tổ chức, các cộng tác viên khoa học trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên; trang bị những kiến thức cần thiết và những thông tin thiết thực cho người đọc trong hoạt động xây dựng. Rất mong tài liệu này là người bạn đồng hành tin cậy, giúp người nghiên cứu có được hành trang cần thiết trong công tác NCKH của mình.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời mở đầu

3

Chương I. Giới thiệu chung về nghiên cứu khoa học

 

1.1. Khoa học

5

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và tiêu chí nhận biết khoa học

5

1.1.2. Sự phát triển của khoa học

10

1.1.3. Phân biệt khoa học, kỹ thuật, công nghệ

12

1.1.4. Phân loại khoa học

15

1.2. Phương pháp khoa học

20

1.2.1. Khái niệm liên quan đến phương pháp khoa học

20

1.2.2. Các phương pháp khoa học

30

1.2.3. Cơ sở khoa học

31

1.3. Nghiên cứu khoa học

31

1.3.1. Khái niệm và các hình thức nghiên cứu khoa học

31

1.3.2. Vấn đề nghiên cứu khoa học

37

1.3.3. Chức năng của nghiên cứu khoa học

41

1.3.4. Mục đích, mục tiêu, loại hình nghiên cứu khoa học

43

Chương II. Đề tài nghiên cứu khoa học

 

2.1. Tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học

55

2.1.1. Khái niệm đề tài nghiên cứu khoa học

55

2.1.2. Tính chất của đề tài nghiên cứu khoa học

58

2.1.3. Phân loại đề tài nghiên cứu khoa học

58

2.1.4. Chọn đề tài nghiên cứu khoa học

59

2.1.5. Xác định đề tài nghiên cứu và đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học

61

2.1.6. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu khoa học

65

2.1.7. Xây dựng và xử lý các khái niệm

69

2.1.8. Một số vấn đề cụ thể trong việc xác định đề tài nghiên cứu khoa học

72

2.2. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu khoa học

75

2.3. Khách thể, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

76

2.3.1. Khách thể nghiên cứu

76

2.3.2. Đối tượng nghiên cứu

77

2.3.3. Đối tượng khảo sát

78

2.3.4. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

79

2.4. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu của đề tài

80

2.4.1. Khái niệm mục tiêu và mục đích nghiên cứu

80

2.4.2. Xây dựng cây mục tiêu

81

2.5. Giả thuyết khoa học của đề tài

82

2.5.1. Khái niệm liên quan đến giả thuyết khoa học

82

2.5.2. Phân loại giả thuyết khoa học của đề tài

92

2.5.3. Kiểm chứng giả thuyết khoa học trong đề tài

95

Chương III. Các phương pháp nghiên cứu khoa học

 

3.1. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học

99

3.1.1. Khái niệm phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học

99

3.1.2. Đặc trưng cơ bản và đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

106

3.1.3. Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học

109

3.2. Các phương pháp cơ bản khi nghiên cứu khoa học

112

3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

112

3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

123

3.2.3. Các phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học

146

3.2.4. Các phương pháp dự báo khoa học

147

Chương IV. Thu thập tài liệu và phương pháp thu thập tài liệu phục vụ

 

nghiên cứu khoa học

 

4.1. Thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học

151

4.1.1. Khái niệm về tài liệu, dữ liệu và số liệu

151

4.1.2. Mục đích thu thập tài liệu

158

4.1.3. Phân loại tài liệu nghiên cứu

159

4.1.4. Nguồn và phương pháp thu thập tài liệu

160

4.2. Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu

161

4.2.1. Các phương pháp cơ bản & các bước thu thập dữ liệu sơ cấp

161

4.2.2. Các phương pháp cụ thể thu thập dữ liệu sơ cấp

162

4.3. Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm

173

4.3.1. Khái niệm

173

4.3.2. Định nghĩa các loại biến trong thí nghiệm

175

4.3.3. Xác định các biến trong thí nghiệm

176

4.3.4. Bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu nghiên cứu

176

4.4. Phương pháp phi thực nghiệm

182

4.4.1. Khái niệm

182

4.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

183

4.4.3. Một số biện pháp để kích thích người trả lời phỏng vấn

193

Chương V. Trình tự nghiên cứu khoa học

 

5.1. Logic của nghiên cứu khoa học

196

5.1.1. Khái niệm logic của nghiên cứu khoa học

196

5.1.2. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học

197

5.1.3. Cơ sở phương pháp luận thiết kế và thực hiện nghiên cứu khoa học

199

5.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học

203

5.2.1. Lý do chọn đề tài

203

5.2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

204

5.2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

205

5.2.4. Mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

205

5.2.5. Giả thuyết khoa học và tính mới của công trình nghiên cứu

206

5.2.6. Dàn ý nội dung của công trình nghiên cứu

206

5.2.7. Kế hoạch tiến độ thực hiện đề tài

207

5.2.8. Lập kế hoạch nhân lực và dự toán kinh phí nghiên cứu

208

5.2.9. Ví dụ một đề cương nghiên cứu khoa học

209

5.3. Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học

211

5.3.1. Giai đoạn chuẩn bị

211

5.3.2. Giai đoạn triển khai nghiên cứu

212

5.3.3. Giai đoạn xác định kết cấu công trình nghiên cứu

213

5.3.4. Giai đoạn viết công trình nghiên cứu

213

5.3.5. Giai đoạn bảo vệ công trình nghiên cứu

231

5.4. Thu thập và xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học

213

5.4.1. Thu thập thông tin

213

5.4.2. Xử lý thông tin

218

5.5. Viết báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học

219

5.6. Báo cáo, nghiệm thu đề tài

220

5.6.1. Báo cáo công trình nghiên cứu

220

5.6.2. Nghiệm thu đề tài

222

5.7. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

223

5.7.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

223

5.7.2. Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

524

5.7.3. Nhận xét phản biện khoa học

226

5.8. Công bố kết quả nghiên cứu khoa học

227

Chương VI. Viết và thực hiện công trình nghiên cứu khoa học

 

6.1. Viết tài liệu khoa học

229

6.1.1. Bài báo, báo cáo, thông báo, tổng luận, tác phẩm,

 

kỷ yếu, chuyên khảo khoa học

229

6.1.2. Sách giáo trình/Tài liệu giảng dạy

234

6.1.3. Báo cáo kết quả nghiên cứu

234

6.1.4. Luận văn khoa học

234

6.2. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

235

6.2.1. Nội dung báo cáo

235

6.2.2. Hình thức và bố cục báo cáo

236

6.3. Viết luận văn khoa học

242

6.3.1. Khái niệm luận văn khoa học

242

6.3.2. Các loại luận văn khoa học

242

6.3.3. Trình tự chuẩn bị luận văn khoa học

244

6.3.4. Thể hiện luận văn khoa học

246

6.4. Cách trình bày kết quả số liệu nghiên cứu khoa học

248

6.4.1. Trình bày dạng văn viết

249

6.4.2. Trình bày bảng

249

6.4.3. Trình bày hình

253

Chương VII. Áp dụng xây dựng đề cương nghiên cứu

 

cho luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ

 

7.1. Tổng quan về luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ

263

7.1.1. Khái niệm về luận văn, luận án

263

7.1.2. Luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ

264

7.2. Định hướng nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu

276

7.2.1. Định hướng nghiên cứu

276

7.2.2. Xác định các vấn đề nghiên cứu

277

7.3. Tổng quan đối tượng nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu

283

7.3.1. Tổng quan về đối tượng và các vấn đề nghiên cứu

283

7.3.2. Xác định đối tượng nghiên cứu

295

7.3.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu

295

7.4. Xây dựng cơ sở khoa học để giải quyết vấn đề nghiên cứu

303

7.4.1. Phương pháp tìm tài liệu khoa học phục vụ vấn đề nghiên cứu

303

7.4.2. Thu thập tài liệu thực tế phục vụ vấn đề nghiên cứu

305

7.4.3. Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm liên quan đến vấn đề

 

nghiên cứu

307

7.5. Xác định hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu

308

7.5.1. Xác định tên chính thức của vấn đề nghiên cứu

308

7.5.2. Cách triển khai vấn đề nghiên cứu đúng tiến độ và chất lượng

310

7.6. Kết luận kết quả nghiên cứu, kiến/khuyến nghị

311

7.6.1. Kết luận kết quả nghiên cứu

312

7.6.2. Khuyến nghị/Kiến nghị

312

Phần phụ lục

 

Phụ lục 1. Hướng dẫn viết và trình bày luận án tiến sĩ

315

Phụ lục 2. Hướng dẫn xếp danh mục tài liệu tham khảo

332

Phụ lục 3. Lựa chọn đề tài nghiên cứu và lựa chọn người hướng dẫn khoa học

338

Phụ lục 4. Quy chuẩn cụm từ viết tắt, chữ viết hoa, định dạng ngày tháng,

 

định dạng con số

343

Phụ lục 5. Thuật lại ý tưởng của người khác bằng lời của người nghiên cứu

345

Phụ lục 6. Viết tóm tắt

347

Phụ lục 7. Cách viết và văn phong viết đề cương nghiên cứu

350

Phụ lục 8. Chuẩn mực, quyền tác giả và đạo đức nghiên cứu khoa học

353

Tài liệu tham khảo

380

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980