Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Phương pháp cố kết hút chân không xử lý nền đất yếu trong xây dựng công trình
4.5
1495
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Chiến
ISBN2011-ppckhckxlndytxdct
ISBN điện tử978-604-82-4224-4
Khổ sách19 x 27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2011
Danh mụcNguyễn Chiến
Số trang99
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay đòi hỏi phải xây dựng hàng loạt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi để đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập cũng như giảm nhẹ các ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu. Nhiều công trình xây dựng ở vùng đồng bằng, ven sông, biển có đất nền là mềm yếu, đòi hỏi phải được xử lý để đảm bảo điều kiện ổn định và độ bền dưới tác động của tải trọng ngoài. Đối với một số công trình thủy lợi như đê hay công trình dưới đê, thì còn thêm yêu cầu chống thấm trong xử lý nền.

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nền đất yếu để xây dựng công trình, trong đó có thể chia thành các nhóm như: thay đất nền, sử dụng tác động cơ học, hóa học, nhiệt học, sinh vật học, thủy lực học. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cố kết chân không (HCK) là một phương pháp thuộc nhóm thủy lực học, tức là áp dụng nguyên tắc rút bớt nước ra khỏi đất nền để giảm hệ số rỗng, tăng độ chặt và tăng khả năng chịu tải của nền.

Công nghệ HCK đã được đề xuất từ khá lâu (1952), được phát triển và ứng dụng ở nhiều nước, đặc biệt là trong khoảng 20 năm gần đây. Ở Việt Nam, việc sử dụng công nghệ này còn là mới mẻ. Một số công trình đã áp dụng như: Nhà máy khí điện đạm Cà Mau (2005), nhà máy DAP Đình Vũ - Hải Phòng (2010) và gần đây nhất là đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây (2010) cũng mới ở mức thử nghiệm, còn phụ thuộc vào công nghệ, máy móc, thiết bị của công ty nước ngoài. Mặc dù vậy, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của công nghệ HCK đã được chứng minh là có nhiều điểm ưu việt hơn các phương pháp khác, đặc biệt là trong việc tăng nhanh tốc độ thi công, sớm đưa công trình vào vận hành, khai thác.

Sách được viết dành cho các kỹ sư thiết kế, triển khai thi công, quản lý và giám sát chất lượng công trình có xử lý nền đất yếu bằng HCK. Nội dung sách cũng bổ ích đối với các học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu quan tâm đến các vấn đề xử lý nền đất yếu.

Xem đầy đủ

Mục Lục

 Trang
Lời nói đầu3
Chú thích các ký hiệu5
Chuông 1. Giới thiệu các phương pháp xử lý nền đất yếu 
1.1. Nền đất yếu7
1.2. Các trường họp xây dựng công trình trên nền đất yếu8
1.2.1. Các công trình giao thông8
1.2.2. Các công trình dân dụng9
1.2.3. Các công trình công nghiệp9
1.2.4. Các công trình thủy lợi9
1.3. Các phương pháp xử lý nền đất yếu để xây dựng công trình10
1.3.1. Phương pháp thay nền10
1.3.2. Nhóm phương pháp cơ học10
1.3.3. Nhóm phương pháp hóa học11
1.3.4. Nhóm phương pháp nhiệt học12
1.3.5. Nhóm phương pháp sinh học12
1.3.6. Nhóm phương pháp thủy lực học12
1.4. Giíi thiệu công nghệ bơm hút chân không xử lý nền đất yếu12
1.4.1. Lược sử phát triển12
1.4.2. Giới thiệu nguyên lí một số phương pháp thi công HCK14
Chuông 2. Nguyên lý tính toán xử lý nền đât yếu bằng cách hút chân không 
2.1. Bài toán cố kết thấm17
2.1.1. Giới thiệu chung17
2.1.2. Phương trình vi phân cơ bản19
2.2. Các phương pháp giải bài toán cố kết thấm20
2.2.1. Phương pháp cố kết lún nén tương đương20
2.2.2. Phương pháp Barron - Terzaghi23
2.2.3. Lời giải áp dụng trực tiếp cho HCK27
2.3. Ví dụ tính toán28
Chuông 3. Hướng dẫn thiết kế xử lí nền đất yếu bằng bơm hút chân không
3.1. Khảo sát thu thập tài liệu32
3.1.1. Các nguyên tắc chung32
3.1.2. Khảo sát và thí nghiệm địa kỹ thuật32
3.2. Tính toán thiết kế xử lý34
3.2.1. Một số tính toán thiết kế ban đầu34
3.2.2. Công tác dự báo lún39
3.2.3. Các phần mềm tính toán42
3.3. Thiết kế tổ chức thi công44
3.3.1. Lập sơ đồ nhân sự45
3.3.2. Lập lịch trình công tác46
3.4. Ví dụ áp dụng47
Chương 4. Quy trình công nghệ xử lí nền đất yếu bằng bơm hút chân không 
4.1. Các loại máy móc. thiết bị thi công51
4.1.1. Máy cắm bấc thấm51
4.1.2. Máy bơm hút chân không57
4.2. Trình tự thao tác xử lý58
4.2.1. Khảo sát địa chất59
4.2.2. Chuẩn bị mặt bằng59
4.2.3. Cắm bấc và lắp đặt hệ thống60
4.2.4. Vận hành và quan trắc62
4.2.5. Tái chuẩn bị mặt bằng63
4.3. Công tác và thiết bị quan trắc trong và sau khi xử lý63
4.3.1. Công tác và thiết bị quan trắc chuyển vị64
4.3.2. Công tác và thiết bị quan trắc áp lực nước lỗ rỗng67
4.4. Công tác thí nghiệm đánh giá chất lượng đất nền sau khi xử lý68
4.4.1. Mở đầu68
4.4.2. Thí nghiệm trong phòng đánh giá chất lượng đất nền70
4.4.3. Thí nghiệm hiện trường đánh giá chất lượng đất nền76
Phụ lục83
Phụ lục I: Các bảng tra tính toán cố kết83
Phụ lục II: Các đồ thị dùng cho tính toán cố kết89
Phụ lục III:  Thông số các thiết bị phục vụ thi công HCK91
Tài liệu tham khảo95
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980