Tác giả | Cầm Bá Thức - Nguyễn Xuân Nghiên - Cao Minh Châu |
Nhà xuất bản | Nhà xuất bản Y học |
ISBN | 978-604-66-5786-6 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2022 |
Danh mục | Cầm Bá Thức - Nguyễn Xuân Nghiên - Cao Minh Châu |
Số trang | 396 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Tổn thương tuỷ sống rất thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, viêm, bệnh lý v.v... trong đó chủ yếu là do chấn thương và có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ mắc mới hàng năm (tính trên một triệu dân) ở Hoa Kỳ và Nhật Bản là khoảng 40 ca, ở Nga khoảng 29 ca, ở Hà Lan khoảng 10 ca và ở Đài Loan khoảng 18 ca.
Tổn thương tủy sống là một thương tật ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống của người bệnh và được xem là “một bệnh không chữa được”. Trước đây người bị tổn thương tủy sống đều tử vong. Mãi đến Thế chiến thứ hai nhờ các kỹ thuật chăm sóc được Lugwig Guttmann (Anh) và George Bedbrook (Hoa Kỳ) đề xướng, đặc biệt là khi có sự ra đời và phát triển của kháng sinh thì những người bị tổn thương tủy sống có thể sống một cuộc sống gần như người bình thường.
Ở Việt Nam, thời chiến tranh cũng có nhiều thương binh bị tổn thương tủy sống, nhờ có sự quan tâm của Nhà nước mà họ đã được phục hồi chức năng và sống tự lập. Từ năm 2003 nhờ giúp đỡ của Tổ chức quốc tế về người khuyết tật (Handicap International), các khoa Phục hồi chức năng chuyên biệt cho người bệnh tổn thương tủy sống đã được hình thành ở một số Bệnh viện Phục hồi chức năng từ Bắc đến Nam.
Chăm sóc và phục hồi chức năng Tổn thương tủy sống bao gồm nhiều mặt từ phòng và chăm sóc loét vùng tỳ đè, rối loạn thân nhiệt, chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, bàng quang thần kinh, đường ruột thần kinh, rối loạn chức năng tình dục, rối loạn trương lực cơ, rối loạn phản xạ thực vật, rối loạn chuyển hóa và hormon, rối loạn miễn dịch, đau xuất xứ thần kinh, rối loạn tâm lý, v.v…; các kỹ thuật tập phục hồi chức năng, hoạt động trị liệu, chăm sóc rối loạn ăn uống và thở máy lâu dài ở người tổn thương tủy cổ cao; và cuối cùng là vấn đề hội nhập cuộc sống gia đình và xã hội, trở lại với nghề và tìm công ăn việc làm, vấn đề tái khám và chăm sóc lâu dài cho người bệnh sau khi xuất viện.
Trong y văn của Việt Nam còn ít tài liệu về bệnh học cũng như các phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tổn thương tủy sống. Cuốn sách Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống đã xuất bản lần đầu vào năm 2013, đã được nhiều đồng nghiệp ủng hộ; lần tái bản này có sửa chữa, bổ sung, cập nhập những kiến thức mới; có thể nói cuốn sách này thể hiện tâm huyết của tác giả với nghề, là tình cảm và sự tri ân của tác giả với thầy cô, đồng nghiệp và đặc biệt là với những người bệnh tổn thương tủy sống, đây là tài liệu quý trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu, tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
GS.TS. Nguyễn Hữu Tú
Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội
LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. 5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................. 11
Chương I. ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG...................................... 15
Chương II. GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG TỦY SỐNG VÀ THĂM KHÁM LÂM SÀNG 28
I. Vị trí, kích thước và hình thể ngoài................................................................... 29
II. Cấu trúc bên trong.............................................................................................. 31
III. Màng tủy, mạch máu nuôi tủy và liên quan của tủy sống với cột sống..... 33
IV. Các đường dẫn truyền trong tủy..................................................................... 36
V. Hệ thần kinh thực vật........................................................................................ 40
VI. Chị phối thần kinh và ứng dụng trong thăm khám lâm sàng...................... 44
VII. Thăm khám và đánh giá tổn thương tủy sống.............................................. 52
VIII. Tiên lượng chức năng..................................................................................... 68
Chương III. BỆNH HỌC TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG............................................. 80
I. Da khiếm khuyết thần kinh (Neurologically Impaired Skin)........................ 80
II. Rối loạn chức năng đại tràng (Neurogenic Bowel)........................................ 95
III. Rối loạn chức năng bàng quang (Bàng quang thần kinh/Neurogenic Bladder) 100
IV. Rối loạn phản xạ thực vật (Autonomic Dysreflexia)................................ 110
V. Rối loạn chức năng sinh dục (Sexual Dysfunction)................................... 116
VI. Rối loạn chức năng tim mạch (Cardiovascular Dysfunction................... 124
VII. Đau sau tổn thương tuỷ sống....................................................................... 131
XIII. Co cứng cơ (spasticity)................................................................................ 137
IX. Rối loạn chức năng chuyển hoá và hormon............................................... 141
(Metabolic and endocrine dysfunction)............................................................ 141
X. Rối loạn chức năng hô hấp............................................................................. 148
XI. Trầm cảm sau tổn thương tuỷ sống.............................................................. 155
XII. Sự tái tạo thần kinh ở tuỷ sau tổn thương.................................................. 158
XIII. Đánh giá khả năng độc lập và hội nhập của bệnh nhân......................... 160
Chương IV. ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG........................................................................................................................... 176
I. Điều trị loét do đè ép......................................................................................... 177
II. Chăm sóc đường tiết niệu................................................................................ 198
III. Chăm sóc đường ruột...................................................................................... 227
IV. Điều trị cơn rối loạn phản xạ thực vật......................................................... 233
V. Điều trị đau....................................................................................................... 237
VI. Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu (Treatment for Deep Vein Thrombosis/DVT) 244
VII. Điều trị co cứng (management of spasticity)............................................ 254
VIII. Điều trị rối loạn chức năng tình dục.......................................................... 273
IX. Chăm sóc hô hấp............................................................................................. 278
X. Một số điều trị khác......................................................................................... 310
XI. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng................................................................ 317
Chương V. GIÁO DỤC, THEO DÕI LÂU DÀI VÀ CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHĂM SÓC TẠI NHÀ CHO BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG........................................................... 331
I. Giáo dục và theo dõi lâu dài............................................................................ 331
II. Chương trình tự chăm sóc tại nhà.................................................................. 333
III. Hướng dẫn tự đặt thông tiểu sạch cách quãng tại nhà............................... 340
IV. Hướng dẫn theo dõi sức khỏe lâu dài cho người bị tổn thương tủy sống 355
Chương VI. ĐIỀU TRỊ BẰNG TẾ BÀO GỐC......................................................... 360
I. Khái quát về tế bào gốc.................................................................................... 360
II. Điểm qua những nghiên cứu về tế bào gốc trên thế giới............................. 361
III. Hướng nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong tương lai............................ 361
IV. Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong điều trị tổn thương tuỷ sống......... 362
Chương VII. NIỆU ĐỘNG HỌC Ở BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG…….. 375
I. Đại cương............................................................................................................ 375
II. Sơ lược giải phẫu đường tiểu dưới................................................................. 377
III. Các phép đo trong niệu động học................................................................. 380
IV. Phối hợp các phép đo niệu động học........................................................... 391
V. Tóm lại………………………………………………………………………………………………. 393