Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Phát triển kiến trúc bền vững, kiến trúc xanh ở Việt Nam 2012-2017
4.5
1226
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảPhạm Đức Nguyên
ISBN điện tử978-604-82-6075-0
Khổ sách19 x 27 cm
Năm xuất bản (tái bản)
Danh mụcPhạm Đức Nguyên
Số trang162
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

      Danh từ “Kiến trúc bền vững / Sustainable Architecture ” xuất hiện đầu tiên vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi khái niệm “Phát triển bền vững” trở thành cương lĩnh hoạt động trong “Chương trình nghị sự 21 / Agenda 21” của Thế giới (năm 1992) và của nhiều quốc gia sau đó. 

      Phong trào “Công trình xanh / Green Building” chính thức ra đời vào năm 1995, sau khi có hệ thống đánh giá nổi tiếng nhất của “Hội đồng công trình xanh Mỹ / USGBC”- Hệ thống LEED. 

    Và cuốn sách đầu tiên có tên “Kiến trúc xanh / Green Architecture ” ra đời khoảng năm 2000. 

     Như vậy những nội dung cuốn sách đề cập xuất hiện khoảng 20 năm gần đây.

     Kiến trúc Bền vững và Kiến trúc xanh là hai tên gọi của cùng một nội dung và không phải là một trào lưu, một xu hướng kiến trúc mới, mà là một phong trào, hay “một cuộc cách mạng” mới, kết hợp, tổng hòa, các xu hướng kiến trúc về sinh thái, về Môi trường, thích ứng với khí hậu, với thiên nhiên và con người, đã biết trước đây chừng 30 - 50 năm.

      Mục tiêu xuyên suốt của cuốn sách là:

“Kiến trúc chắt lọc nhiều nhất môi trường tự nhiên,

sử dụng ít nhất năng lượng nhân tạo”

     Cuốn sách của TG có bốn nội dung chính.

     Một là TG trình bày một cách tổng quan sự quan tâm của thế giới về Sinh thái, Môi trường, liên quan tới sự “Phát triển bền vững” của trái đất và sự ra đời của “Kiến trúc bền vững”, của phong trào “Công trình xanh” và xu hướng thiết kế “Kiến trúc xanh”, tất cả diễn ra trong khoảng 20 năm gần đây, theo một hệ thống (logic) mà TG cho là hợp lý nhất để người đọc nắm bắt dễ dàng.

    Hai là các cơ sở khoa học của các vấn đề được TG trình bày một cách ngắn gọn và đơn giản nhất có thể, không quá đi sâu vào các nội dung chi tiết, tạo thuận lợi cho tư duy tổng quát của người thiết kế kiến trúc. Các cơ sở khoa học này là kết quả nghiên cứu nhiều chục năm của các nhà khoa học trên thế giới về các nội dung liên quan.

      Ba là TG đã đưa vào một số kết quả nghiên cứu ứng dụng của bản thân, có sự tham gia của các cộng tác viên trong nhiều năm qua (thể hiện chủ yếu trong chương 5 và một phần trong các chương 4, 6 và 8) nhằm giúp độc giả có thể áp dụng vào các công việc thiết kế đa dạng, phức tạp và khó khăn trong thực tế xây dựng tại Việt Nam. Bên cạnh đó TG cũng mạnh dạn trình bày một số quan điểm của bản thân (đặc biệt ở chương 4 & phần kết luận), như là một hình thức thảo luận, trao đổi để làm rõ hơn các vấn đề, mà TG chưa dám chắc đã hiểu hoàn toàn đầy đủ và đúng đắn.

      Để minh họa các chương lý thuyết (từ 1 đến 6) tại chương 7 và 8, TG giới thiệu có phân tích một số công trình thực tế do TG tự chọn, hoặc lấy từ một số tài liệu chuyên môn khác.

      Phần phụ lục, là nội dung thứ tư, giới thiệu kết quả phân tích và đánh giá khí hậu 10 đô thị Việt Nam theo phương pháp mới, lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam -  phương pháp khí hậu sinh học - từ Hà Giang đến Cần Thơ. Các số liệu khí hậu được lấy đồng thời về nhiệt, ẩm, gió, bức xạ theo 24 giờ mỗi ngày, trong 20 năm, từ 1981 đến 2000, tại các trạm khí tượng quốc gia, có thể giúp người thiết kế vận dụng trong thiết kế kiến trúc và quy hoạch công trình. 

      Cuốn sách có thể bổ sung kiến thức cho sinh viên ngành Kiến trúc, nhất là ở giai đoạn làm đồ án tốt nghiệp, có thể làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Kiến trúc. Các tài liệu tra cứu và số liệu khí hậu các đô thị Việt Nam cung cấp trong cuốn sách có thể giúp ích cho những người thiết kế kiến trúc và quy hoạch các công trình nói chung. Nội dung cuốn sách là giáo trình môn học cùng tên trong chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Kiến trúc trường Đại học xây dựng.

       Nội dung chương 5 và Phụ lục cuốn sách là kết quả của hai đề tài cấp Bộ được thực hiện tại Viện Kiến trúc Nhiệt đới Đại học Kiến trúc Hà Nội có sự giúp đỡ của PGS. TS. Nguyễn Minh Sơn, Viện trưởng, Vụ KHCN Bộ Xây dựng và sự tham gia của các Kiến trúc sư trẻ Bộ môn Vi khí hậu, Kiến trúc & Môi trường. Trong chương 8 có sử dụng kết quả Dự án khoa học ứng dụng cấp bộ "Mô hình chiếu sáng bảo  đảm  tiết kiệm năng lượng trong các trường Trung học ở Việt Nam" thực hiện tại Viện NC thiết kế trường học, Bộ Giáo dục & Đào tạo, với sự giúp đỡ của TS Viện trưởng Trần Thanh Bình và tham gia của các Kiến trúc sư trẻ của Viện.

       Tác giả nhắc lại để tỏ lòng biết ơn những giúp đỡ và ủng hộ quý báu này.

      Đồng thời, Tác giả chân thành cám ơn các Đồng nghiệp, Cộng tác viên, Bạn bè đã cộng tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức để cuốn sách được hoàn thành. Tác giả cuốn sách cũng xin cám ơn các Tác giả của một số hình ảnh đã được sử dụng trong sách mà chưa kịp xin phép chính thức. 

      

                                                                         Chân thành cám ơn.

     PGS. TS. Phạm Đức Nguyên, 

Nhà giáo Ưu tú , Giảng viên cao cấp 

 Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, ĐH Xây dựng Hà Nội 

Phó Chủ tịch, Tổng thư ký  Hội Môi trường xây dựng Việt Nam

 

Xem đầy đủ

 

Lời nói đầu     

Chương 1- Bức tranh Phát triển xã hội & Môi trường, Sinh thái Thế giới thế kỷ 21 

1.1- Sự phát triển văn minh xã hội & Đô thị hóa   

1.2.- Biến đổi khí hậu                                           

Chương 2-  Phát triển bền vững và Kiến trúc bền vững. Tổng quan   

Chương 3- Sự ra đời của Công trình xanh 

3.1- Lĩnh vực xây dựng và Biến đổi khí hậu   

3.2- Công trình Xanh – nội dung và hoạt động 

3.3- Một số kết quả hoạt động CTX trên thế giới 

Chương 4- Kiến trúc bền vững, Kiến trúc xanh – Mô hình tổng quát 

4.1- Công trình xanh, Kiến trúc bền vững và Kiến trúc xanh   

4.2- Mô hình của Kiến trúc bền vững / Kiến trúc xanh   

Chương 5- Các phương pháp tiếp cận kiến trúc vào khí hậu 

5.1- Thời tiết, khí hậu và các thông số đặc trưng 

5.2- Phương pháp tiếp cận VKH   

5.3- Phương pháp tiếp cận sinh khí hậu (SKH) 

5.4- Vùng tiện nghi SKH 

5.5- BĐSKHXD Việt nam 

5.6- Phân tích SKH các địa phương Việt Nam 

Chương 6- Các chiến lược thiết kế Kiến trúc khí hậu, Kiến trúc sinh khí hậu

6.1- Sơ lược về các miền khí hậu thế giới 

6.2- Tổng quan về các chiến lược thiết kế kiến trúc khí hậu /sinh khí hậu 

6.3- Phương pháp lựa chọn chiến lược thiết kế kiến trúc ưu tiên 

Chương 7- Thiết kế kiến trúc thích ứng khí hậu Việt nam 

7.1- Phong cách kiến trúc theo các miền khí hậu- Tổng quan 

7.2- Các giải pháp Kiến trúc xanh cho Việt Nam, từ kinh nghiệm thế giới và trong nước 

Chương 8- Phương pháp thiết kế sử dụng ánh sáng tự nhiên

8.1- Tiềm năng ánh sáng tự nhiên của Việt Nam và cách khai thác có hiệu quả 

8.2- Một số giải pháp thiết kế sử dụng ánh sáng tự nhiên 

Kết luận – Văn hóa kiến trúc Việt Nam thế kỷ 21 

Phụ lục A: Ảnh và Biểu đồ in màu 

Phụ lục B: Phân tích khí hậu sinh học 10 đô thị Việt Nam   

Phụ lục C: Xây dựng Biểu đồ sinh khí hậu xây dựng Việt Nam 

Tài liệu tham khảo 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980