Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Pháp luật kinh tế
4.5
165
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảTS. Phạm Đình Khuê
ISBN978-604-82-6651-6
ISBN điện tử978-604-82-6931-9
Khổ sách17x24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2022
Danh mụcTS. Phạm Đình Khuê
Số trang436
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới và hội nhập đã có nhiều chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Các quan hệ này được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước và mở rộng tới các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều này đòi hỏi, các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh phải có những hiểu biết nhất định về pháp luật nói chung và pháp luật về kinh tế nói riêng. Đặc biệt là những quy định pháp lý trong tổ chức và môi trường pháp lý cho các chủ thể kinh doanh bao gồm những quy định pháp luật trong các văn bản và hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện các quy định pháp luật thông qua hoạt động của công chức, cơ quan nhà nước.

Do vậy, một môn học cơ bản không thể thiếu được đối với các ngành đào tạo thuộc khối kinh tế đó là “Pháp luật kinh tế”. Môn học này nhằm trang bị những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh gồm hai nhóm: Nhóm những quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp, dành riêng cho các chủ thể kinh doanh; nhóm những quy định pháp luật áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh cũng như không kinh doanh khi các chủ thể kinh doanh thực hiện những quyền và nghĩa vụ có liên quan phải tuân theo.

Cuốn “Pháp luật kinh tế” được biên soạn với nội dung tập trung vào những quy định cơ bản, hiện hành của pháp luật Việt Nam điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất xã hội và trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệt là hoạt động kinh doanh. Đồng thời chú trọng đề cập những quy định của pháp luật, những vấn đề thực tiễn điển hình trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh xoay quanh những vấn đề thường thấy của một doanh nghiệp từ khi thành lập, đến thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và khi rút khỏi thị trường (giải thể, phá sản).

Mục đích của cuốn sách “Pháp luật kinh tế” nhằm truyền đạt những kiến thức pháp lý cơ bản của Nhà nước, rèn luyện cho người học các kỹ năng tìm hiểu pháp luật và xử lý tình huống pháp lý trong hoạt động kinh doanh diễn ra trong thực tế. Nhằm tăng cường kỹ năng áp dụng pháp luật kinh tế đối với cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ quản trị doanh nghiệp.

Nội dung sách có sự chọn lựa kế thừa, phát triển các giáo trình đã xuất bản trong và ngoài nước, đồng thời cập nhật những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, những quy định mới của pháp luật. Sách gồm 7 chương: Khái niệm, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (chương mở đầu); Kiến thức cơ bản về luật, pháp lý, pháp luật và pháp luật kinh tế (chương 1); Pháp luật về doanh nghiệp (chương 2); Pháp luật về tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp (chương 3); Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (chương 4); Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và vụ việc cạnh tranh (chương 5); Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (chương 6).

Sách này sử dụng cho học tập, nghiên cứu môn học pháp luật kinh tế các hệ đào tạo chính quy và không chính quy thuộc các khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và các ngành có lựa chọn môn học này. Sách còn sử dụng cho các lớp sau đại học tham khảo những nội dung có liên quan và bạn đọc quan tâm.

Xem đầy đủ
MỞ ĐẦU: KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH TẾ5
A. Khái quát về môn học Pháp luật kinh tế 5
B. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học 
Pháp luật kinh tế 
7
C. Sự cần thiết học tập và giảng dạy môn Pháp luật kinh tế hệ đại học 10
Chương 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LUẬT, PHÁP LÝ,  PHÁP LUẬT
 VÀ PHÁP LUẬT KINH TẾ
 
1.1. Kiến thức cơ bản về luật, pháp lý và pháp luật 13
1.1.1. Luật 13
1.1.2. Pháp lý 17
1.1.3. Pháp luật 21
1.1.4. Pháp luật kinh tế 35
1.2. Kiến thức cơ bản về môi trường, quy chế và chế độ pháp lý 38
1.2.1. Khái niệm về môi trường pháp lý, quy chế pháp lý và chế độ pháp lý 38
1.2.2. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh 40
1.2.3. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của kinh doanh 54
1.2.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh71
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP 
2.1. Quy chế pháp lý chung về thành lập, quyền, nghĩa vụ và 
trách nhiệm của doanh nghiệp 
77
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và loại hình doanh nghiệp 77
2.1.2. Thành lập doanh nghiệp84
2.1.3. Đăng ký thay đổi của doanh nghiệp91
2.1.4. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp 92
2.2. Chế độ pháp lý về doanh nghiệp nhà nước 100
2.2.1. Khái niệm và loại hình doanh nghiệp nhà nước 100
2.2.2. Doanh nghiệp nhà nước 102
2.2.3. Cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước107
2.2.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công ty nhà nước 110
2.3. Chế độ pháp lý về doanh nghiệp tư nhân và công ty 113
2.3.1. Chế độ pháp lý về doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam113
2.3.2. Chế độ pháp lý về công ty theo pháp luật Việt Nam 121
2.4. Chế độ pháp lý về các hình thức tổ chức của chủ thể kinh doanh khác 137
2.4.1. Chế độ pháp lý về các hình thức tổ chức của nhóm công ty 137
2.4.2. Chế độ pháp lý về Doanh nghiệp xã hội 140
2.4.3. Chế độ pháp lý về Doanh nghiệp quốc phòng an ninh 147
2.4.4. Chế độ pháp lý về các hình thức tổ chức của Hộ kinh doanh 153
Chương 3: PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ & PHÁ SẢN
 DOANH NGHIỆP
 
3.1. Tổ chức lại doanh nghiệp 156
3.1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của tổ chức lại doanh nghiệp 156
3.1.2. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp157
3.2. Giải thể doanh nghiệp 167
3.2.1. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp 167
3.2.2. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp 169
3.2.3. Một số công việc khi giải thể doanh nghiệp 171
3.3. Phá sản doanh nghiệp 172
3.3.1. Khái niệm và đặc điểm của phá sản doanh nghiệp 172
3.3.2. Phân loại và pháp luật về phá sản doanh nghiệp 176
3.3.3. Trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản 177
3.3.4. Phân biệt phá sản với giải thể doanh nghiệp 185
Chương 4: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH 
4.1. Một số vấn đề chung về hợp đồng 188
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của hợp đồng 188
4.1.2. Yếu tố pháp lý trong hình thức và phân loại hợp đồng 205
4.2. Khái quát pháp luật về hợp đồng kinh doanh 215
4.2.1. Khái niệm hợp đồng kinh doanh215
4.2.2. Nội dung pháp luật về hợp đồng kinh doanh 226
4.3. Cơ sở pháp lý hợp đồng dân sự 233
4.3.1. Khái niệm hợp đồng dân sự233
4.3.2. Nội dung pháp luật liên quan đến hợp đồng dân sự235
4.4. Cơ sở pháp lý hợp đồng mua bán hàng hóa246
4.4.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa246
4.4.2. Nội dung pháp luật liên quan đến hợp đồng mua bán 
   hàng hóa 251
4.5. Cơ sở pháp lý hợp đồng dịch vụ 269
4.5.1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ269
4.5.2. Nội dung pháp luật liên quan đến hợp đồng dịch vụ275
Chương 5: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 
TRONG KINH DOANH VÀ VỤ VIỆC CẠNH TRANH
 
5.1. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 285
5.1.1. Khái niệm về tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 285
5.1.2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh289
5.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài 294
5.2.1. Khái quát và các tổ chức Trọng tài thương mại ở Việt Nam294
5.2.2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại301
5.2.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại305
5.2.4. Trình tự và quy trình tố tụng trọng tài thương mại 311
5.2.5. Sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với tố tụng trọng tài  thương mại316
5.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh tại tòa án nhân dân 325
5.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự tại tòa án 325
5.3.2. Thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh331
5.3.3. Trình tự của tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp kinh doanh 334
5.3.4. Thi hành bản án, quyết định giải quyết các vụ việc kinh doanh của tòa án344
5.4. Pháp luật về cạnh tranh 348
5.4.1. Khái quát về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh 348
5.4.2. Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh 359
5.4.3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh 362
5.4.4. Tố tụng cạnh tranh 367
5.4.5. Giải quyết các vụ việc cạnh tranh 375
5.5. Pháp luật về giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài 382
5.5.1. Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài 382
5.5.2. Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài 385
5.5.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài386
Chương 6: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI   TẠI VIỆT NAM 
6.1. Khái quát chung về đầu tư nước ngoài 391
6.1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư nước ngoài 391
6.1.2. Phân loại các hình thức đầu tư nước ngoài 393
6.1.3. Tóm lược về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam402
6.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh404
6.2.1. Khái niệm, chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh 404
6.2.3. Mô hình và điều khoản cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh 406
6.3. Cơ sở pháp lý đối với doanh nghiệp liên doanh nước ngoài 408
6.3.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài 408
6.3.2. Nội dung của hợp đồng liên doanh nước ngoài 410
6.3.3. Điều kiện thành lập, điều lệ và quy trình thành lập công ty liên doanh với nước ngoài 411
6.3.4. Chế độ pháp lý về vốn liên doanh nước ngoài 416
6.3.5. Quản trị nội bộ doanh nghiệp liên doanh nước ngoài417
6.4. Cơ sở pháp lý đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài418
6.4.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp  có vốn đầu tư nước ngoài 418
6.4.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục cấp 
Giấy chứng nhận đầu tư 
421
6.4.3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư 422
6.4.4. Thủ tục thành lập và cấp giấy phép kinh doanh  doanh nghiệp có
 vốn đầu tư nước ngoài
424
TÀI LIỆU THAM KHẢO 428
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980