Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Phân tích kết cấu tấm bằng vật liệu cơ tính biến thiên - Functionnally graded material
4.5
1478
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTrần Minh Tú
ISBN978-604-82-2833-0
ISBN điện tử978-604-82-3570-3
Khổ sách19x27
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcTrần Minh Tú
Số trang214
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Vật liệu có cơ tính biến thiên (Fuctionally Graded Material - FGM) là loại vật liệu composite thế hệ mới có cơ tính vật liệu biến đổi trơn, liên tục theo một phương nhất định trong kết cấu. Vật liệu FGM điển hình thường được cấu tạo từ hai vật liệu thành phần là gốm và kim loại, loại vật liệu này sở hữu những tính chất ưu việt của hai vật liệu thành phần: khả năng chịu nhiệt cao của gốm, và tính bền dẻo của kim loại.

Kể từ khi được phát kiến bởi các nhà khoa học Nhật Bản vào năm 1984, ban đầu loại vật liệu này được chế tạo như là một loại vật liệu chịu nhiệt cho các bộ phận kết cấu làm việc ở nhiệt độ cao trong công nghiệp hàng không vũ trụ, lò phản ứng hạt nhân. Ngày nay, vật liệu FGM ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật như: cơ khí, hóa học, xây dựng dân dụng, điện tử, thể thao, y học,… do có nhiều ưu điểm so với vật liệu truyền thống. Ngoài khả năng làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, vật liệu FGM tránh được sự tập trung ứng suất, sự bong tách các pha vật liệu như thường gặp ở vật liệu composite truyền thống.

Sự gia tăng ứng dụng của vật liệu FGM đòi hỏi người sử dụng phải hiểu biết cặn kẽ về quy luật ứng xử cơ học của vật liệu và kết cấu FGM phục vụ cho công tác tính toán, thiết kế, thi công và bảo trì các kết cấu làm bằng loại vật liệu này.

Cuốn sách “Phân tích kết cấu tấm bằng vật liệu cơ tính biến thiên – Functionnally graded material” giới hạn trong  nghiên cứu tĩnh các bài toán uốn, dao động riêng và ổn định đàn hồi tuyến tính của kết cấu tấm FGM. Sau cơ sở lý thuyết, các ví dụ số được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của các tham số vật liệu và kích thước đến độ võng, các thành phần ứng suất, tần số dao động riêng và lực nén tới hạn của tấm FGM.

Sách gồm 7 chương. Chương 1 giới thiệu các hệ thức, phương trình cơ bản của Lý thuyết đàn hồi, đây là những kiến thức cơ sở để xây dựng những hệ thức quan hệ của các lý thuyết tấm khác nhau; Chương 2 trình bày tổng quan về vật liệu có cơ tính biến thiên và các tính chất hiệu dụng của vật liệu. Các nguyên lý năng lượng và các phương pháp biến phân sẽ được trình bày trong chương 3. Nội dung chương 4 là thiết lập các hệ thức và phương trình chủ đạo cho tấm mỏng theo lý thuyết tấm cổ điển. Lý thuyết biến dạng cắt bậc nhất cho tấm có chiều dày trung bình sẽ được trình bày trong chương 5. Chương 6 tập trung xây dựng các hệ thức và phương trình chủ đạo cho tấm dày theo lý thuyết biến dạng cắt bậc cao và cuối cùng lý thuyết biến dạng cắt bậc ba Reddy sẽ được tóm lược trong chương 7.

Cuốn sách chuyên khảo này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các độc giả là sinh viên các trường kỹ thuật, các học viên cao học và nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu và kỹ sư thiết kế,…

Xem đầy đủ

 

 trang
Lời nói đầu3
Danh mục ký hiệu5
Chương 1. Các hệ thức, phương trình cơ bản của lý thuyết đàn hồi tuyến tính 
1.1. Mở đầu7
1.2. Trạng thái ứng suất, trạng thái biến dạng của vật rắn đàn hồi7
1.3. Quan hệ ứng suất - biến dạng - Định luật Hooke tổng quát10
Tài liệu tham khảo13
Chương 2. Vật liệu có cơ tính biến thiên - Các tính chất hiệu dụng 
2.1. Mở đầu14
2.2. Vật liệu có cơ tính biến thiên và ứng dụng14
2.3. Vật liệu FGM tự nhiên16
2.4. Các phương pháp chế tạo vật liệu FGM [7]16
2.5. Tính chất biến đổi trơn của vật liệu FGM18
2.6. Các tính chất hiệu dụng (đồng nhất hoá) của vật liệu FGM20
Tài liệu tham khảo23
Chương 3. Phép tính biến phân và các nguyên lý năng lượng 
3.1. Mở đầu24
3.2. Phép tính biến phân25
3.3. Một số khái niệm cơ bản30
3.4. Các nguyên lý năng lượng trong cơ học vật rắn biến dạng35
Tài liệu tham khảo39
Chương 4. Lý thuyết tấm cổ điển Kirchhoff - Love 
4.1. Mở đầu40
4.2. Các giả thiết41
4.3. Trường chuyển vị43
4.4. Các thành phần biến dạng44
4.5. Các thành phần ứng suất45
4.6. Các thành phần nội lực45
4.7. Liên hệ giữa nội lực và chuyển vị48
4.8. Hệ phương trình chuyển động48
4.9. Hệ phương trình chuyển động theo chuyển vị50
4.10. Lời giải Navier cho tấm chữ nhật bốn biên tựa khớp51
4.11. Khảo sát số57
Tài liệu tham khảo73
Chương 5. Lý thuyết biến dạng cắt bậc nhất Reissner - Mindlin 
5.1. Mở đầu75
5.2. Trường chuyển vị76
5.3. Các thành phần biến dạng77
5.4. Các thành phần ứng suất78
5.5. Các thành phần nội lực79
5.6. Quan hệ giữa nội lực và chuyển vị82
5.7. Hệ phương trình chuyển động83
5.8. Hệ phương trình chuyển động theo các thành phần chuyển vị84
5.9. Lời giải Navier85
5.10. Khảo sát số93
Tài liệu tham khảo116
Chương 6. Lý thuyết biến dạng cắt bậc cao 
6.1. Mở đầu119
6.2. Trường chuyển vị125
6.3. Các thành phần biến dạng126
6.4. Các thành phần ứng suất128
6.5. Các thành phần nội lực129
6.6. Liên hệ giữa nội lực và chuyển vị134
6.7. Hệ phương trình chuyển động137
6.8. Hệ phương trình chuyển động theo chuyển vị141
6.9. Lời giải Navier cho lý thuyết tấm bậc ba đầy đủ144
Tài liệu tham khảo169
Chương 7. Lý thuyết biến dạng cắt bậc ba Reddy 
7.1. Mở đầu175
7.2. Trường chuyển vị176
7.3. Các thành phần biến dạng177
7.4. Các thành phần ứng suất179
7.5. Các thành phần nội lực180
7.6. Liên hệ giữa nội lực và chuyển vị184
7.7. Hệ phương trình chuyển động185
7.8. Hệ phương trình chuyển động theo chuyển vị187
7.9. Lời giải Navier cho lý thuyết tấm bậc ba-TSDT:189
7.10. Khảo sát số191
Tài liệu tham khảo210
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980