Tác giả | PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng |
ISBN | 978-604-82-7114-5 |
ISBN điện tử | 978-604-82-7116-9 |
Khổ sách | 17x24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2022 |
Danh mục | PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng |
Số trang | 154 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Cuốn sách “Nút giao thông hình xuyến” được biên soạn nhằm phục vụ chương trình học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, đồng thời là tài liệu tham khảo cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và Thầy giáo, Cô giáo giảng dạy ở Trường đại học thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở cập nhật các nghiên cứu, tiêu chuẩn thiết kế nút giao thông, nút giao thông hình xuyến mới nhất của các nước trên thế giới như Nga, Mỹ, Ý, ... và Việt Nam; các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, của Việt Nam và của nhóm tác giả. Nội dung chính của cuốn sách gồm có các chương sau:
Chương 1. Đặc điểm của nút giao thông hình xuyến
Chương 2. Khả năng thông hành của nút giao thông hình xuyến
Chương 3. Thiết kế nút giao thông hình xuyến
Chương 4. Phương pháp thiết kế nút giao thông hình xuyến với các làn xe chạy hình xoắn ốc
Chương 5. Nút giao thông hình xuyến có điều khiển bằng đèn tín hiệu giao thông
Chương 6. Tổ chức giao thông
Chương 7. Đánh giá các giải pháp thiết kế nút giao thông hình xuyến
Việc hoàn thành cuốn sách là sự dày công nghiên cứu của các tác giả và các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đồng nghiệp cùng các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Giao thông Vận tải. Tham gia biên soạn sách gồm các tác giả sau:
- PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng - Trường Đại học Giao thông Vận tải, chủ biên và biên soạn Chương 4, Mục 5.2, 5.3, 5.4, 5.5 của Chương 5.
- TS. Nguyễn Văn Du - Trường Đại học Giao thông Vận tải, biên soạn các Chương 1, 3, Mục 6.1, 6.2 của Chương 6.
- TS. Nguyễn Thạc Quang - Trường Đại học Giao thông Vận tải, biên soạn Chương 2.
- PGS.TS. Lê Văn Phúc - Trường Đại học Giao thông Vận tải, biên soạn Chương 7, Mục 6.3 của Chương 6.
- ThS. Nguyễn Tuấn Dũng - Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải phía Nam - TEDI SOUTH, biên soạn Mục 5.1 của Chương 5, Mục 6.4 của Chương 6.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Bùi Xuân Cậy và các Thầy giáo, Cô giáo Bộ môn Đường bộ, Trường Đại học Giao thông Vận tải, GS. Raffaele Mauro, GS. Federico Branco, GS. Marco Guerrieri, GS. Marco Cattani (Trường Đại học Trento, Trường Đại học Palermo, Ý) đã đọc và cung cấp tài liệu cũng như cho những nhận xét quý báu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên cuốn sách không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy giáo, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các bạn sinh viên, để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin được gửi về Bộ môn Đường bộ - Đường sắt Phân hiệu, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, 450 - 451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Thành phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028).3896.6798 - (028).7300.1155; Email: nvhung@utc2.edu.vn
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Các thuật ngữ và định nghĩa | 5 |
Chương 1: Đặc điểm của nút giao thông hình xuyến |
|
1.1. Đặc điểm của nút giao thông hình xuyến | 9 |
1.2. Các bộ phận chính của nút giao thông hình xuyến | 10 |
1.3. Lịch sử phát triển của nút giao thông hình xuyến |
|
ở Mỹ và châu Âu | 11 |
1.4. Phân loại nút giao thông hình xuyến | 12 |
1.5. Phạm vi sử dụng của nút giao thông hình xuyến | 15 |
1.6. An toàn xe chạy tại nút giao thông hình xuyến | 20 |
Chương 2: Khả năng thông hành của nút giao thông hình xuyến |
|
2.1. Tổng quan về các phương pháp tính khả năng thông hành |
|
của nút giao thông hình xuyến | 27 |
2.2. Phương pháp tính khả năng thông hành của Úc | 30 |
2.3. Phương pháp tính khả năng thông hành của Anh | 31 |
2.4. Phương pháp tính khả năng thông hành của Đức | 34 |
2.5. Phương pháp tính khả năng thông hành của Mỹ (HCM 2000) | 34 |
2.6. Phương pháp tính khả năng thông hành của Phần Lan | 38 |
2.7. Phương pháp tính khả năng thông hành của CHLB Nga | 39 |
Chương 3: Thiết kế nút giao thông hình xuyến |
|
3.1. Số liệu đầu vào để thiết kế nút giao thông hình xuyến | 46 |
3.2. Thiết kế các bộ phận chính của nút giao thông |
|
hình xuyến trên bình đồ | 54 |
3.3. Thiết kế làn dành riêng cho xe rẽ phải | 79 |
3.4. Thiết kế trắc dọc nút giao thông hình xuyến | 82 |
3.5. Tầm nhìn tại nút giao thông hình xuyến | 84 |
3.6. Thiết kế thoát nước mặt | 88 |
3.7. Thiết kế chiếu sáng | 89 |
3.8. Thiết kế cảnh quan kiến trúc nút giao thông hình xuyến | 91 |
Chương 4: Phương pháp thiết kế nút giao thông hình xuyến |
|
với các làn xe chạy theo hình xoắn ốc |
|
4.1. Phạm vi sử dụng và các yêu cầu chung | 97 |
4.2. Các thông số hình học và kiến trúc |
|
của nút giao thông hình xuyến tuabin | 99 |
4.3. Các phương pháp thiết kế | 100 |
Chương 5: Nút giao thông hình xuyến có điều khiển |
|
bằng đèn tín hiệu giao thông |
|
5.1. Các dạng cấu tạo của nút giao thông hình xuyến |
|
có đèn tín hiệu giao thông | 120 |
5.2. Các hình thức điều khiển tại nút giao thông hình xuyến | 121 |
5.3. Điều khiển xe chạy ở lối vào vòng xuyến | 123 |
5.4. Sự thay đổi các thông số hình học của lối vào |
|
có điều khiển bằng đèn tín hiệu giao thông | 125 |
5.5. Lắp đặt đèn tín hiệu giao thông | 127 |
Chương 6: Tổ chức giao thông |
|
6.1. Yêu cầu chung | 129 |
6.2. Bố trí vạch kẻ đường tại nút giao thông hình xuyến | 129 |
6.3. Bố trí biển báo tại nút giao thông hình xuyến | 134 |
6.4. Tổ chức giao thông cho người đi bộ, đi xe đạp, |
|
giao thông công cộng tại nút giao thông hình xuyến | 135 |
Chương 7: Đánh giá các giải pháp thiết kế nút giao thông hình xuyến |
|
7.1. Nội dung đánh giá | 141 |
7.2. Đánh giá các giải pháp thiết kế | 141 |
7.3. Đánh giá về mặt an toàn xe chạy | 144 |
7.4. So sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án thiết kế |
|
nút giao thông hình xuyến | 146 |
Tài liệu tham khảo | 148 |