Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Những giáo huấn vàng ngọc về kiến trúc
4.5
621
Lượt xem
6
Lượt đọc
Tác giảAndrea Palladio
ISBN điện tử978-604-82- 6735-3
Khổ sách21x31 cm
Năm xuất bản (tái bản)2012
Danh mụcAndrea Palladio
Số trang387
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

"Những giáo huấn vàng ngọc về kiến trúc” là những điều mà kiến trúc sư cần biết về kiến trúc Hi Lạp và La Mã cổ đại. Cuốn sách này gồm những lời dạy của Vitruvius - tác giả bộ "Mười cuốn sách về kiến trúc" được Andrea Palladio đúc kết hết sức cô đọng, coi như những giáo huấn vàng ngọc cho người đời sau thông qua "Bốn cuốn sách về kiến trúc" của mình với những phần bổ sung, phát triển, vận dụng của Palladio mà thực ra cũng là những giáo huấn vàng ngọc của ông đối với chúng ta ngày nay.

Tác phẩm này của Palladio được xuất bản lần đầu tiên ở Venetia (Italia) năm 1570. Trải qua hơn bốn thế kỉ, nó đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và được tái bản nhiều lần. Mới đây Hội Kiến trúc sư Mĩ cũng vừa giới thiệu bản dịch tiếng Anh ở Mĩ. Ở Nga, đích thân Viện sĩ Viện hàn làm Kiến trúc I.v. Zholtovskiy đã dịch tác phẩm kinh điển này, và đây là lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt với tên do dịch giả đặt là "Những giáo huấn vàng ngọc về kiến trúc".

Ngày nay khoa học - kĩ thuật nói chung, kĩ thuật xây dựng nói riêng đã tiến bộ vượt bậc, khác xa thời cổ đại, song tác phẩm của Palladio vẫn không mất đi giá trị của nó. Phải thành thật mà nói rằng có nhiều điều tưởng như rất đơn giản nhưng kiến trúc sư chúng ta ngày nay vẫn không biết ; thậm chí có những điều tưởng như đã lỗi thời, nhưng nếu chịu khó suy ngẫm, ta vẫn rút ra được những kết luận bổ ích để vận dụng vào công việc cụ thể.

Hiện nay vốn thuật ngữ kiến trúc của chúng ta còn quá hạn hẹp, nhiêu khi mượn tiếng nước ngoài qua các ngôn ngữ trung gian nên chưa thống nhất, thiếu chính xác và lâu ngày đã thành thói quen. Trong bối cảnh đó việc dịch tác phẩm này quả là một việc khó khăn. Song các dịch giả đã cố gắng tìm kiếm trong kho tàng tiếng Việt những từ tương đương, chỉ vay mượn từ nước ngoài khi thật cần thiết nhưng đã chú ý đến xuất xứ, có chú thích (đánh dấu *) để giúp bạn đọc đỡ mất công tra cứu. Việc làm mới mẻ và khó, rất có thể chưa được chính xác, mong bạn đọc góp ý kiến để sửa chữa khi có dịp tái bản.

Xem đầy đủ
 MỤC LỤCTrang
 Lời giới thiệu3
 QUYỂN THỨ NHẤT 
 Lời nói đầu gửi bạn đọc.9
Chương 1.Cần tuân thủ cái gì và phải chuẩn bị cái gì trước khi bắt tay vào xây dựng.12
Chương 2.G13
Chương 3.Đá.13
Chương 4.Cát.14
Chương 5.Vôi và việc tôi vôi.15
Chương 6.Kim loại.15
Chương 7.Chất lượng đất nền để đặt móng.17
Chương 8.Móng.19
Chương 9.Cách xây.19
Chương 10.Cách xây công trình bằng đá thời cổ đại.23
Chương 11.Các bộ phận của tường và việc giảm bề dày tường.24
Chương 12.Năm thức cột mà người cổ đại đã dùng.25
Chương 13.Làm cột dày thêm và mỏng đi. Cột và khoảng cách giữa các cột.25
Chương 14.Thức cột Toscan.29
Chương 15.Thức cột Dori.34
Chương 16.Thức cột loní.41
Chương 17.Thức cột Korinth.49
Chương 18.Thức cột phức hợp.55
Chương 19.Bệ cột.59
Chương 20.Về những vi phạm nguyên tắc.61
Chương 21.Logia, sảnh, các phòng và mặt bằng của chúng.62
Chương 22.Sàn và trần nhà.63
Chương 23.Chiều cao của các phòng.64
Chương 24.Các dạng vòm.65
Chương 25.Kích thước cửa đi và cửa sổ.66
Chương 26.Trang trí cửa sổ và cửa đi.67
Chương 27.Lò sưởi.72
Chương 28.

Cầu thang các loại.

Số lượng và kích thước bậc thang.

73
Chương 29.Mái nhà.79
 QUYỂN THỨ HAI 
Chương 1.Việc tuân thủ những gì cần có của dinh thư và đáp ứng chức năng của nó.85
Chương 2.Bố trí các phòng.85
Chương 3.Hình ảnh các nhà thành thị.87
Chương 4.Atrium Toscan.107
Chương 5.Atrium bốn cột.110
Chương 6.Atrium Korinth.112
Chương 7.Atrium hở và dinh thự của người cổ La Mã.116
Chương 8.Gian phòng bốn cột.120
Chương 9.Gian phòng Korinth.120
Chương 10.Gian phòng Ai Cập.125
Chương 11.Các đinh thự của người Hi Lạp.125
Chương 12.Chọn địa điểm xây dựng biệt thự.128
Chương 13. 'Bố trí công trình biệt thự.129
Chương 14.Bản vẽ một số biệt thự của quý tộc Venezia.131
Chương 15.Bản vẽ biệt thự của một số nhà quý tộc ở các nơi khác.144
Chương 16.Biệt thự của người xưa.158
Chương 17.Một số bố cục tùy thuộc vào lô đất.159
 QUYỂN THỨ BA 
 Lời đề tặng.177
 Lời nói đầu gửi bạn đọc.79
Chương 1.Đường.181
Chương 2.Phân bố đường phố.182
Chương 3.Đường ngoài thành phố.183
Chương 4.Những điều cần tuân thủ khi xây dựng cầu và vị trí cần chọn để làm cầu.186
Chương 5.Cầu gỗ và những gì cần dự tính khi xây dựng nó.187
Chương 6.Cầu do Julius Caesar xây dựng trên sông Rhein.188
Chương 7.Cầu qua sông Cismone.189
Chương 8.Ba cấu tạo khác của cầu gỗ có thể xây dựng mà khồng cần đóng cọc dưới sông.192
Chương 9.Cầu ở Bassano.196
Chương 10.Cầu đá và những điều cần tuân thủ khi xây dựng nó.197
Chương 11.Một số cầu nổi tiếng thời cổ và bẳn vẽ cầu ở Rimini.198
Chương 12.Cầu Vicenze trên sông Bakiglone.201
Chương 13.Cầu đá do tôi thiết kế.201
Chương 14.Một cầu khác do tôi thiết kế.206
Chương 15.Cầu Vicenze ở Rerone.206
Chương 16.Quảng trường và nhà xung quanh nó.209
Chương 17.Quảng trường Hi Lạp.210
Chương 18.Quảng trường Latin.213
Chương 19.Bazilica cổ đại.216
Chương 20.Bazilica đương đại và bản vẽ bazilica ở Vicenze.220
Chương 21.Trường luyện võ.223
 QUYỂN THỨ TƯ 
 Lời nói đầu gửi bạn đọc.231
Chương 1.Chọn địa điểm xây dựng đền thờ.233
Chương 2.Hình thù của đền thờ và những quy tắc cần tuân thủ.234
Chương 3.Hình dáng bên ngoài của đền thờ.236
Chương 4.Năm biến thể của đền thờ.238
Chương 5.Phân loại đền thờ.239
Chương 6.Bản vẽ một số đền thờ cổ đại ở Roma và trước hết là đền thờ Miro.242
Chương 7.Đền thờ Marcus  - Người báo thù.247
Chương 8.Đền thờ Nerva Traianus.256
Chương 9.Đền thờ Antonino và Faustinae.264
Chương 10.Các đền thờ Mặt Trời và Mặt Trăng.271
Chương 11.Đền thờ Galluce.274
Chương 12.Đền thờ Jupiter.276
Chương 13.Đền thờ Fortuna  Virilis.83
Chương 14.Đền thờ Vesta.284
Chương 15.Đền thờ Mars.292
Chương 16.Nhà rửa tội Constantino.299
Chương 17.Đền thờ Bramante.302
Chương 18.Đền thờ Jupiter Stator.305
Chương 19.Đền thờ Jupiter  Sấm sét.309
Chương 20.Pantheon nay gọi là Rotonda.312
Chương 21.Một số đền thờ ngoại ô Roma, ở các nơi khác trên đất Italia và trước hết là đền Bacchus.325
Chương 22.Đền thờ để lại vết tích gần nhà thờ St. Sebastiano trên đường Appia.329
Chương 23.Đền thờ Vesta.331
Chương 24.Đền thờ Castor  và Pollux.336
Chương 25.Đền thờ gần Trevi.339
Chương 26.Đền thờ ở Scisi.344
Chương 27.Một số đền thờ ở các nước ngoài Italia  và trước hết là hai đền thờ ở Polo.348
Chương 28.Hai đền thờ ở Nĩmcs và trước hết là "La Maison carrée". 352
Chương 29.Một đền thờ khác ở Nĩmes.360
Chương 30.Hai đền thờ khác ở Roma và trước hết là đền thờ Hòa hợp.367
Chương 31.Đền thờ Neptunus.372
 Giới thiệu đôi nét về thân thế và sự nghiệp của Andrea Palladio.379
 Mục lục383
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4979