Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Nhận thức kiến trúc Việt Nam mới
4.5
1314
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTS.KTS. Lê Xuân Trường
ISBN978-604-82-3861-2
ISBN điện tử978-604-82-4002-8
Khổ sách20 x 23 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcTS.KTS. Lê Xuân Trường
Số trang192
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Văn minh nhân loại, văn hóa mỗi quốc gia đều được lưu truyền bởi Kiến trúc. Một quốc gia vĩ đại luôn vượt lên mọi khó khăn gian khổ giành được độc lập, tự do, hạnh phúc và chưa bao giờ bị đồng hóa bởi bất kỳ nền văn minh hùng mạnh nào, lại chưa có công trình kiến trúc xứng tầm thế giới, biểu tượng quốc gia thời đại này là vẫn còn thiếu sót. Kiến trúc Việt Nam cần được đánh giá, khẳng định lại bản chất là nghệ thuật tổng hợp lưu truyền văn hóa dân tộc; kết tinh sáng tạo, khát vọng cộng đồng; biểu hiện vị thế tầm vóc lãnh đạo và đàng hoàng tự chủ, tự hào với thế giới. Kiến trúc thực sự là sức mạnh văn hóa Quốc gia.

Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 đã làm thay đổi tư duy, thể chế hóa quy hoạch tích hợp liên ngành và dẫn tới phải điều chỉnh sửa đổi nhiều Luật, như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đầu tư,... Tuy nhiên, cũng đặt ra các câu hỏi: Thực tế, có chuyên gia nào đã được đào tạo, hội tụ tất cả các lĩnh vực, chuyên ngành? Liệu có hồ sơ, bản vẽ nào thể hiện đồng thời tất cả các ngành lĩnh vực cần tích hợp và thời gian thực hiện kéo dài bao lâu? Quá trình điều chỉnh các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thường mất nhiều thời gian thì khi đó các công tác đầu tư xây dựng căn cứ vào cơ sở nào để thực hiện mà không bị vi phạm? Có cần phải hạn chế số lượng ngành, lĩnh vực tích hợp vào quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn đang biến động rất nhanh hay không?...

Tổng hòa nhiều yếu tố thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và với khát vọng vươn lên của cả dân tộc thì kiến trúc, quy hoạch cho dù bắt nguồn từ lý luận, phong cách hay giải pháp xây dựng nào, cũng phải luôn hướng tới mục tiêu giúp con người, cộng đồng, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tự do, đàng hoàng và hạnh phúc hơn. Ngược lại, công trình kiến trúc, quy hoạch nào làm được những điều đó thì sẽ được coi là sáng tạo, là thành công, là đẹp và bền vững.

Trong đại dương tri thức của nhân loại và ngành Quy hoạch kiến trúc Việt Nam từ xưa tới nay, việc tìm tòi, hấp thu, thấu hiểu và truyền đạt, biểu hiện một cách khách quan khoa học thì chắc chắn không thể ghi lại, nói hết trong một vài trang giấy hay một vài quyển sách. Nhóm tác giả xin giới thiệu, chia sẻ một số góc nhìn, Nhận thức Kiến trúcViệt Nam mới (Tự chủ, kết tinh văn hóa; đổi mới đô thị, phát triển nông thôn mới; Tiến ra biển & đàng hoàng, hạnh phúc), bổ sung các bài báo đã được tuyển chọn, đăng trên tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Tạp chí Xây dựng - Bộ Xây dựng, Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhằm góp một phần công sức; thúc đẩy phát triển hệ thống lý luận, các hệ khung cấu trúc ngành nghề, khung đào tạo con người, khung thể chế chính sách quản lý,... ngày càng hoàn thiện hơn, minh triết, đậm đà bản sắc và phù hợp với thời đại mới.

 

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

7

CHƯƠNG 1. ĐỘC LẬP 
1. Kiến trúc việt tự chủ, kết tinh văn hóa

15

1.1 Văn hóa nội sinh giúp kiến trúc Việt Nam tự chủ, không bị đồng hóa

15

1.2 Trước khi thực dân Pháp xâm lược, kiến trúc Việt hài hòa vừa nội sinh

18

vừa ngoại nhập 
1.3 Trước năm 1975, kiến trúc Việt bắt đầu chuyên môn hóa, du nhập văn

21

hóa phương Tây với kiến trúc Pháp - Đông Dương làm chủ đạo 
1.4 Từ năm 1975 tới nay, kiến trúc Việt Nam đa dạng, đa phong cách

24

nhưng còn thiếu bản sắc bởi khoảng trống triết lý văn hóa dân tộc 
1.5 Kiến trúc, văn hóa Việt Nam là do người Việt lưu truyền, sáng tạo cùng

27

thế giới tiến bộ 
2. Một số xu hướng phát triển của thế giới

32

3. Nhận thức về doanh nghiệp và động lực phát triển kinh tế Việt Nam

37

3.1 Doanh nghiệp Việt và động lực phát triển hiện nay

37

3.2 Một số mô hình phát triển kinh tế của các nước khác

39

3.3 Động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam

41

4. Một số cơ sở khoa học phát triển đô thị hóa

43

4.1 Đô thị hóa và một số khái niệm

43

4.2 Nhu cầu, động lực và nguồn lực phát triển đô thị

51

4.3 Các lý thuyết về kinh tế, kiến trúc, quy hoạch xây dựng

64

4.4 Cơ sở pháp lý và thực tiễn về đô thị, nông thôn và môi trường

73

4.5 Tiêu chí di sản thế giới và di tích quốc gia đặc biệt

79

CHƯƠNG 2. TỰ DO 
5. Hoạt động kinh tế đô thị là một động lực phát triển quan trọng

86

5.1 Khái niệm và phân loại hoạt động kinh tế đô thị

86

5.2 Quan điểm, nguyên tắc quy hoạch

90

5.3 Các mô hình phát triển gắn với hoạt động kinh tế đô thị

92

5.4 Bản sắc, kiến trúc cảnh quan dưới góc nhìn kinh tế đô thị

95

5.5 Nhà ở xã hội từ góc nhìn kinh tế đô thị

103

5.6 Thể chế quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị từ góc nhìn kinh tế

108

đô thị 
5.7 Quy hoạch khu đô thị mới - bài toán cư trú và phát triển kinh tế đô thị

116

6. Viễn cảnh đô thị gắn với hoạt động kinh tế số và chính phủ điện tử,

126

hoạt động logistics 
6.1 Chính phủ điện tử và hoạt động logistics

126

6.2 Xu hướng kinh tế số và đô thị thông minh

131

6.3 Dịch Covid-19 thúc đẩy kinh tế số gắn với phát triển đô thị

142

7. Đổi mới đô thị, phát triển nông thôn mới và tiến ra biển

145

7.1 Thay đổi tư duy đô thị hóa

145

7.2 Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ đổi mới đô

148

thị và nông thôn mới 
7.3 Đưa đô thị ra vùng biên, ven biển tạo thành chuỗi Đô thị kinh tế biển,

153

và phát triển Nông thôn mới vào phía trong là giải pháp phù hợp, chủ 
động thích ứng biến đổi khí hậu 
CHƯƠNG 3. HẠNH PHÚC 
8. Cơ chế tạo động lực phát triển doanh nghiệp sẽ tạo nguồn lực mạnh

158

mẽ đổi mới đô thị, phát triển nông thôn mới, tiến ra biển 
8.1 Cơ chế chính sách theo hướng phục vụ, kiến tạo sự phát triển

158

8.2 Cơ chế, chính sách thúc đẩy “văn hóa sáng tạo” trong phát triển

160

doanh nghiệp 
8.3 Cơ chế chính sách của nội bộ doanh nghiệp

166

9. Cực đô thị kinh tế biển là giải pháp đột phá phát triển kinh tế đất nước

168

9.1 Nhu cầu về mô hình phát triển đô thị phù hợp với giai đoạn mới

168

9.2 Tiền đề cho việc hình thành cực đô thị kinh tế biển Việt Nam

172

9.3 Hình thành thêm 8 cực đô thị kinh tế biển đến năm 2035

176

10. Lời kết và kiến nghị

179

Tài liệu tham khảo

185

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989