Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Nhà ở xã hội - Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam
4.5
2171
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNgô Lê Minh
ISBN978-604-82-4386-9
ISBN điện tử978-604-82-5711-8
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcNgô Lê Minh
Số trang275
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt, diện mạo đất nước đang thay đổi từng ngày. Cùng với quá trình phát triển đó, nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp được hình thành và phát triển, đã và đang đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng kinh tế chung. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa khiến nhu cầu về nhà ở xã hội cho nhóm đối tượng công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp - khu chế xuất trên cả nước ngày càng tăng cao. Xã hội hóa nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp - khu chế xuất nhằm giúp cho hàng ngàn gia đình công nhân và người lao động được an cư và yên tâm lao động. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ và lãnh đạo các thành phố lớn đặc biệt chú trọng phát triển nhiều loại hình nhà ở trong đó có nhà ở xã hội cho công nhân.

Nhằm giúp bạn đọc, nhất là sinh viên, học viên cao học đang theo học ngành quy hoạch và kiến trúc có tài liệu tham khảo tác giả đã biên soạn cuốn sách “Nhà ở xã hội - kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam”.

Cuốn sách này là công trình nghiên cứu công phu của tác giả về lĩnh vực Nhà ở xã hội tại Việt Nam sau khi cuốn sách về Nhà ở cao tầng xuất bản năm 2014 đã được bạn đọc nhiệt tình đón nhận.

Cuốn sách gồm năm chương với nội dung chính như sau:

Chương 1: Trình bày ý nghĩa và những đặc điểm chung, sơ lược bối cảnh lịch sử và các giai đoạn phát triển của nhà ở xã hội, thông qua tổng quan nghiên cứu và xu hướng phát triển mới cho nhà ở xã hội, đánh giá tình hình chính sách và xây dựng nhà ở xã hội tại Việt Nam.

Chương 2: Tìm hiểu về kinh nghiệm xây dựng nhà ở xã hội của các nước trên thế giới, từ châu Mỹ, tới châu Âu, châu Á, và đặc biệt tại Trung Quốc một nước có kiến trúc phong phú, đa dạng, gần gũi với Việt Nam và cũng là nơi tác giả nghiên cứu học tập trong nhiều năm. Những bài học kinh nghiệm về xây dựng nhà ở xã hội tại Việt Nam với sự tham gia của cộng đồng và sự hỗ trợ của các nhà đầu tư, từ đó tác giả chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng mô hình nhà ở xã hội tại Việt Nam.

Chương 3: Giới thiệu với bạn đọc các tiêu chí xác định, tiêu chuẩn thiết kế, quy phạm liên quan đến nhà ở xã hội tại Việt Nam, cụ thể gồm có văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn và các yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, nguyện vọng,... của người lao động tác động đến việc xây dựng quỹ đất và xây dựng mô hình nhà ở xã hội.

Chương 4: Giới thiệu tình hình xây dựng Nhà ở xã hội cho công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các mô hình nhà ở xã hội cho công nhân các khu công nghiệp - khu chế xuất tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cụ thể về các vấn đề về quy hoạch, kiến trúc, quản lý và cơ chế vận hành. Đồng thời, sách cũng giới thiệu các mô hình đầu tư quản lý và vận hành nhà ở xã hội, phân tích đánh giá sự khác biệt giữa các mô hình để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về các mô hình mà tác giả đề xuất.

Chương 5: Tác giả đưa ra những hướng dẫn thiết kế quy hoạch và kiến trúc nhà ở trong các khu ở công nhân các khu công nghiệp - khu chế xuất đảm bảo thích ứng khí hậu môi trường tại Việt Nam. Sản phẩm thiết kế mẫu ở phần cuối chương là những thiết kế điển hình nhà ở xã hội cho công nhân, giúp các đồng nghiệp và sinh viên kiến trúc có thể tham khảo khi thiết kế loại hình nhà ở đặc thù này.

Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, nhà ở và vấn đề đời sống cho đối tượng công nhân, người lao động (gọi chung là công nhân) rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Chương trình nhà ở đô thị 2020-2030 của Thành phố Hồ Chí Minh xác định nhu cầu nhà ở cho 2 triệu người dân mới, với 149,4 triệu m2 sàn. Trong đó, nhu cầu về nhà ở xã hội của thành phố giai đoạn 2020 - 2025 là 20,13 triệu m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho 1,05 triệu người. Không chỉ đáp ứng đủ chỗ ở cho người lao động tại các khu nhà ở theo quy hoạch, mà vấn đề thiết kế nhà ở có chất lượng, môi trường sống quanh các khu nhà ở cũng phải được quan tâm đúng mực. Hiểu được đặc điểm và nhu cầu của công nhân là cơ sở khoa học để tổ chức nhà ở cho công nhân. Nội dung cuốn sách không chỉ phục vụ hữu ích cho kiến trúc sư, nhà quy hoạch và thiết kế đô thị, mà còn cho các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành kiến trúc - quy hoạch đô thị cũng như các nhà quản lý đô thị và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp - khu chế xuất ở Việt Nam.

Tác giả xin cảm ơn các đồng nghiệp và học trò đã thắp lửa cho tình yêu giảng dạy, trong đó, đặc biệt cảm ơn sự đóng góp của nhóm biên tập gồm ThS. Lê Tấn Hạnh, Tăng Thể Dung và Phạm Thanh Hải. Một số bài tập của các sinh viên kiến trúc đã được tác giả nghiên cứu và trích dẫn, hy vọng sẽ đem đến những giá trị bổ ích cho các giải pháp kiến trúc nhà ở xã hội.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời giới thiệu

3

Danh mục từ viết tắt

6

Chương 1: Tổng quan về nhà ở xã hội

 

1.1. Khái niệm chung

7

1.2. Ý nghĩa và đặc điểm của NOXH

9

1.3. Đối tượng được hưởng sự hỗ trợ về NOXH

10

1.3.1. Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

10

1.3.2. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về cho thuê,

 

mua, bán nhà ở xã hội

11

1.4. Tổng quan những nghiên cứu về NOXH

12

1.4.1. Nghiên cứu về NOXH tại Việt Nam

12

1.4.2. Nghiên cứu về NOXH tại TP. HCM

15

1.5. Chương trình hành động về NOXH

16

1.5.1. Chương trình hành động Quốc gia

16

1.5.2. Chiến lược phát triển về NOXH của TP. HCM

18

1.6. Tình hình chính sách và xây dựng NOXH tại Việt Nam

22

1.6.1. Chính sách và văn bản về NOXH tại Việt Nam

22

1.6.2. Chính sách và văn bản về NOXH tại TP. HCM

24

1.6.3. Tầm nhìn chiến lược phát triển NOXH tại Việt Nam

29

Chương 2: Kinh nghiệm xây dựng nhà ở xã hội

 

trên thế giới và tại Việt Nam

 

2.1. Kinh nghiệm về NOXH tại một số nước trên thế giới

32

2.1.1. NOXH tại châu Mỹ

32

2.1.2. NOXH tại châu Âu

37

2.1.3. NOXH tại châu Á

39

2.1.4. NOXH tại Trung Quốc

43

2.2. Những bài học kinh nghiệm

63

2.2.1. Bài học phát triển NOXH từ địa phương

63

2.2.2. Sự tham gia của cộng đồng vào NOXH

66

2.2.3. Sự hỗ trợ các nhà đầu tư trong xây dựng NOXH

68

2.3. Những vấn đề tồn tại

75

2.3.1. Những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng NOXH

75

2.3.2. Những bất cập về xã hội và môi trường

76

Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nhà ở xã hội

 

3.1. Các tiêu chí xác định

81

3.1.1. Vị trí địa điểm

81

3.1.2. Quy mô và cấu trúc không gian

82

3.1.3. Tính kinh tế và hài hòa về lợi ích các bên

83

3.1.4. Môi trường sống trong lành, an toàn

85

3.1.5. Tính phù hợp với đặc điểm sinh hoạt, văn hóa và xã hội

88

3.1.6. Năng lực quản lý của chủ đầu tư

89

3.2. Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng NOXH

90

3.2.1. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích NOXH

91

3.2.2. Các chỉ tiêu xây dựng

92

3.2.3. Module hóa căn hộ

93

3.2.4. Trang bị và bố trí nội thất

95

3.2.5. Kết cấu công trình và hệ thống kỹ thuật khác

96

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới NOXH

96

3.3.1. Văn hóa, phong tục, tập quán vùng miền

97

3.3.2. Nhu cầu, sự thay đổi và nguyện vọng về khu ở của công nhân

100

3.3.3. Đời sống văn hóa tinh thần

103

3.3.4. Kinh tế và giá thành NOXH

104

3.4. Các yếu tố tác động đến quỹ NOXH

106

3.4.1. Vốn đầu tư

107

3.4.2. Thuế

109

3.4.3. Hỗ trợ tín dụng

109

3.4.4. Công tác quy hoạch và quản lý đất đai

110

3.4.5. Tổ chức thực hiện

110

Chương 4: Mô hình nhà ở xã hội cho công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh

112

4.1. Tình hình NOXH cho công nhân tại TP. HCM

112

4.2. Bài học về mô hình phát triển nhà ở xã hội cho công nhân

115

4.2.1. Mô hình phát triển A

116

4.2.2. Mô hình phát triển B

116

4.2.3. Mô hình phát triển C

116

4.3. Mô hình NOXH cho công nhân tại KCX - KCN

118

4.3.1. Các thành phần và cơ cấu chức năng trong khu ở công nhân

118

4.3.2. Nguyên tắc đối với mô hình NOXH cho công nhân

121

4.3.3. Giải pháp về quy hoạch

122

4.3.4. Giải pháp về kiến trúc

127

4.3.5. Giải pháp về tổ chức giao thông

137

4.4. Mô hình đầu tư, quản lý và vận hành

141

4.4.1. Mô hình NOXH cải tạo tập trung

141

4.4.2. Mô hình NOXH xây dựng mới

145

4.4.3. Mô hình NOXH cho thuê

147

4.4.4. Sự khác biệt giữa các mô hình

148

4.5. Hoàn thiện bổ sung chính sách về NOXH

149

4.5.1. Cơ sở pháp lý và các cơ chế chính sách của nhà nước và thành phố đối với NOXH cho công nhân

149

4.5.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý của nhà nước trong vấn đề quy hoạch tổng thể các KCN tại TP. HCM

150

4.5.3. Ban quản lý các KCX - KCN của TP. HCM

151

4.5.4. Ưu tiên các nhà đầu tư vào dự án NOXH cho công nhân

152

4.5.5. Các hộ gia đình, cá nhân có quỹ đất ở xung quanh các KCX - KCN của TP. HCM

152

Chương 5: Hướng dẫn thiết kế nhà ở xã hội cho công nhân
5.1. Thiết kế quy hoạch NOXH thích ứng khí hậu

154

5.1.1. Giải pháp chọn hướng nhà

155

5.1.2. Giải pháp trồng cây xanh

157

5.1.3. Giải pháp sử dụng mặt nước

159

5.1.4. Giải pháp đưa cảnh quan tự nhiên vào không gian trống

160

5.2. Thiết kế không gian căn hộ thích ứng khí hậu

162

5.2.1. Yêu cầu bố trí không gian trong căn hộ

162

5.2.2. Giải pháp về không gian xanh trong căn hộ

163

5.2.3. Giải pháp về không gian căn hộ thích ứng khí hậu

164

5.3. Mẫu thiết kế điển hình NOXH

165

Tài liệu tham khảo

265

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989