Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Năng suất lao động trong xây dựng
4.5
3130
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảĐinh Tuấn Hải
ISBN978-604-82-4512-2
ISBN điện tử978-604-82-5568-8
Khổ sách17x24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcĐinh Tuấn Hải
Số trang352
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, năng suất lao động là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và từng quốc gia nói chung. Nghiên cứu về năng suất lao động ngành xây dựng đã nhận được nhiều sự quan tâm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các khía cạnh về năng suất lao động trong xây dựng là rất rộng và chưa được khai thác triệt để nhằm giúp người đọc hình dung rõ về một bức tranh toàn cảnh các vấn đề liên quan đến năng suất lao động. Cuốn sách này đã cố gắng thể hiện rõ nét các vấn đề về năng suất lao động trong xây dựng với các nội dung từ cơ bản đến chuyên sâu. 

Sách chuyên khảo này được biên soạn với các nội dung phục vụ cho các môn học như: Định mức kỹ thuật xây dựng, Kinh tế xây dựng, Kế hoạch dự báo xây dựng, Quản lý dự án xây dựng, Lập và phân tích dự án xây dựng - các môn học đang được giảng dạy cho sinh viên đại học tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng và nhiều trường đại học, cao đẳng khác. Nhóm tác giả tham gia biên soạn bao gồm: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải (chủ biên), Khoa Quản lý đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Ths. Nguyễn Văn Tâm (đồng chủ biên), Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng; các thành viên tham gia gồm: PGS.TS. Phạm Xuân Anh và TS. Nguyễn Quốc Toản, Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng. Cuốn sách được thực hiện với kết cấu 8 chương với các nội dung chủ yếu sau: 

Chương 1. Mở đầu: Chương này khái quát hóa quá trình phát triển của ngành xây dựng Việt Nam và thế giới. Đồng thời giới thiệu vai trò, đặc điểm của ngành xây dựng và dự đoán xu hướng toàn cầu hóa ngành xây dựng trong tương lai. 

Chương 2. Cơ sở khoa học về năng suất lao động trong xây dựng: Chương này giới thiệu toàn diện các nội dung lý thuyết cốt lõi về năng suất, năng suất lao động trong xây dựng. 

Chương 3. Thu thập dữ liệu cho các nghiên cứu nâng cao năng suất lao động tại hiện trường: Chương này cung cấp các kỹ thuật, nghiệp vụ giúp thu thập dữ liệu cho các nghiên cứu nâng cao năng suất lao động trong xây dựng. 

Chương 4. Tác động của các yếu tố vật chất đến năng suất lao động trong xây dựng: Chương này trình bày sự ảnh hưởng của các yếu tố vật chất đến năng suất của người lao động trong xây dựng. 

Chương 5. Tác động của tâm lý người lao động đến năng suất lao động trong xây dựng: Chương này trình bày sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến năng suất của người lao động trong xây dựng. 

Chương 6. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong xây dựng: Chương này tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong xây dựng ở một số quốc gia trên thế giới và chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong xây dựng tại Việt Nam. Kết quả một nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động được trình bày trong chương này. 

Chương 7. Biện pháp nâng cao năng suất lao động trong xây dựng: Chương này chỉ ra các nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động còn thấp; dự đoán về triển vọng, xu hướng phát triển ngành xây dựng trong thời gian tới và giới thiệu một số giải pháp có hệ thống nhằm nâng cao năng suất lao động trong xây dựng. 

Chương 8. Một số ví dụ thực tế về nâng cao năng suất lao động trong xây dựng: Chương này giới thiệu các chính sách, hoạt động, giải pháp đã được áp dụng nhằm nâng cao năng suất lao động tại một số doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. 

Các vấn đề về năng suất lao động trong xây dựng tại Việt Nam còn tương đối mới mẻ, các nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế. Do vậy, trong quá trình biên soạn cuốn sách này không thể tránh khỏi những nhầm lẫn hay thiếu sót. Đồng thời, một số tư liệu trong cuốn sách này được tham khảo từ những nguồn mở (như báo chí, Internet, truyền hình,…) nên có thể có những thông tin chưa được hoàn toàn chính xác. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện các nội dung trong những lần tái bản sau. 

 

Xem đầy đủ
 

trang

Lời nói đầu

3

Danh mục từ viết tắt

7

Chương 1. Mở đầu

 

1.1. Giới thiệu chung về ngành xây dựng

9

1.2. Sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam

12

1.3. Vai trò và đặc điểm của ngành xây dựng

17

1.4. Xu hướng toàn cầu hóa trong xây dựng

23

Chương 2. Cơ sở khoa học về năng suất lao động trong xây dựng

 

2.1. Lịch sử phát triển của năng suất lao động

24

2.2. Các vấn đề về năng suất lao động trong xây dựng

28

2.3. Các lý luận và thực tiễn về năng suất lao động trong xây dựng

51

Chương 3. Thu thập dữ liệu cho các nghiên cứu nâng cao năng suất  lao động hiện trường 
                   

3.1. Giới thiệu chung

80

3.2. Khía cạnh thống kê trong thu thập dữ liệu

82

3.3. Các cách trực tiếp để nâng cao năng suất lao động

87

3.4. Bảng hỏi và phỏng vấn sâu

88

3.5. Lấy mẫu các hoạt động

108

3.6. Ghi nhận các thực tế hiện trường hiện tại

123

Chương 4. Tác động của các yếu tố vật chất đến năng suất lao động trong xây dựng 
               
4.1. Giới thiệu chung

129

4.2. Các nguồn và khả năng của công nhân xây dựng

130

4.3. Mệt mỏi thể chất

131

4.4. Mệt mỏi tinh thần

150

4.5. Mệt mỏi do căng thẳng

150

4.6. Buồn chán

151

4.7. Các khía cạnh môi trường với việc thi công hiện trường

152

Chương 5. Tác động của tâm lý người lao động đến năng suất  lao động trong xây dựng 
                   
5.1. Giới thiệu chung

161

5.2. Kỷ luật trong ứng xử tổ chức

161

5.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới ứng xử cá nhân tại nơi làm việc

162

5.4. Mối quan hệ cấp trên - cấp dưới có ảnh hưởng tới ứng xử 
             công việc

180

5.5. Mối quan hệ con người trong môi trường làm việc

190

Chương 6. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong xây dựng

203

  
 

 

6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 
             trong xây dựng

204

6.3. Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất 
             lao động ngành xây dựng Việt Nam

224

Chương 7. Nâng cao năng suất lao động  trong xây dựng 
7.1. Nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động trong xây dựng 
             còn thấp

238

7.2. Triển vọng và xu hướng ngành xây dựng Việt Nam

256

7.3. Biện pháp nâng cao năng suất lao động trong xây dựng

264

Chương 8. Ví dụ thực tế về nâng cao năng suất lao động trong xây dựng 
                    
8.1. Mô hình tăng năng suất của Công ty Cổ phần 
             Xây dựng Coteccons

320

8.2. Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình 
             với chính sách tạo động lực cho người lao động

322

8.3. Tổ chức phong trào thi đua tại Tổng Công ty Cổ phần 
             Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (Vinaincon)

324

8.4. Tạo động lực để tăng năng suất lao động tại 
             Tổng Công ty 789 - Bộ Quốc phòng

325

Tài liệu tham khảo

330

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4979