Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Năng lực của giảng viên trẻ trong các trường đại học khối kinh tế tại Thành phố Hà Nội (Sách tham khảo)
4.5
1010
Lượt xem
3
Lượt đọc
Tác giảTrần Thị Hoài Thu
ISBNnxbldxh-79
ISBN điện tử978-604-82-3806-3
Khổ sách14,5 x 20,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcTrần Thị Hoài Thu
Số trang210
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội. Giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng trong những thập kỷ qua để tiếp cận nền giáo dục ĐH tiên tiến trên thế giới - xu thế tất yếu mang tính toàn cầu. Trong đó đội ngũ giảng viên (GV) là lực lượng trực tiếp đóng góp vào sự đổi mới này.

Các trường ĐH khối kinh tế tại TP. Hà Nội có số lượng đội ngũ GV đông đảo, trình độ chuyên môn đồng đều, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, có khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo ngày càng cao của xã hội. Phát triển nguồn lực giảng viên nói chung và GVT nói riêng là một trong những mục tiêu chiến lược của các trường. Để mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng giảng dạy các trường đã và đang xây dựng chiến lược trẻ hóa đội ngũ GV.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dung (2015) các trường ĐH tại Hà Nội, GV có thâm niên công tác từ 1-5 năm chiếm 42,3% là những người trẻ. Trong các trường ĐH khối kinh tế, giảng viên trẻ (GVT) chiếm tỉ trọng lớn. GVT với độ tuổi từ 35 trở xuống là những người mới vào nghề, trong độ tuổi thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần nghề nghiệp cao được coi là đội ngũ kế cận, tương lai của trường. Họ là những người đóng vai trò chủ chốt, cốt cán, đảm nhận các công việc của trường sau 5-10 năm nữa, sẽ là lực lượng chính tham gia đào tạo nguồn lực nhân lực về kinh tế cho đất nước. Đội ngũ GVT sẽ là lực lượng thúc đẩy sự phát triển khoa học và kinh tế xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng GVT đang chú trọng nhiều đến giảng dạy, NCKH còn bỏ ngỏ chưa tập trung đầu tư xứng đáng. Muốn GVT phát huy được sức trẻ, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi kiến thức và cơ hội phát triển thì trường ĐH không thể thiếu các hoạt động nâng cao năng lực. Các hoạt động đó, giúp GVT nắm chắc kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy và kiến thức liên ngành, tích cực tham gia NCKH để bài giảng có chất lượng.

Năng lực được coi là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng, thái độ của một cá nhân để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Năng lực có liên hệ chặt chẽ với hiệu quả công việc. Năng lực được tích luỹ, cải tiến khi cá nhân được trao cơ hội học tập và phát triển với điều kiện đầy đủ, thuận lợi nhất. Sự tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ, thể hiện thông qua năng lực chung, năng lực giảng dạy và NCKH của GVT hiện nay còn hạn chế. Mặc dù trình độ được nâng cao nhưng một số GVT còn thấp so với yêu cầu; Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ còn hạn chế; Một số kỹ năng chưa đạt được kết quả như mong đợi; Chưa phát triển tư duy cho người học một cách toàn diện; Trách nhiệm và đạo đức trong GD, NCKH còn nhiều điều đáng bàn. Nhiều GVT chưa thực sự phát huy tinh thần tự chủ, nhiệt huyết, phong cách làm việc còn chậm đổi mới, thiếu kỹ năng NCKH nên chưa tương xứng với yêu cầu của sự phát triển và xu thế hội nhập quốc tế.

Như vậy, nâng cao năng lực cho GVT là một trong những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Đây là điều kiện cần để GVT đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao vị thế, uy tín nhà trường và của chính bản thân GVT, giúp sinh viên thay đổi thái độ đối với việc học. Trong CMCN 4.0 GVT là lực lượng nòng cốt của trường ĐH thì đỏi hỏi yêu cầu năng lực ngày càng cao. Điều đó đã được khẳng định trong thực tiễn cũng như trong các nghiên cứu đã công bố. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm biện pháp và chính sách nhằm nâng cao năng lực GVT luôn thu hút sự quan tâm của toàn ngành giáo dục, của lãnh đạo các trường đại học, cơ quan hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu.

Hiện nay, đã có một số nghiên cứu về năng lực GV đưa ra khung năng lực theo năng lực cấu thành, mô hình ASK hay KSAs... được thực hiện cả trong và ngoài nước. Một số vấn đề lý luận, phương pháp tiếp cận đưa ra thảo luận và tạo được sự nhất trí cao. Tuy nhiên, còn không ít vấn đề chưa được giải quyết hoặc có các quan điểm, kết quả nghiên cứu khác nhau do thực hiện ở từng bối cảnh. Tại các nước phát triển công trình nghiên cứu về năng lực GV, chất lượng đội ngũ GV được thực hiện khá bài bản và đa dạng. Thực tiễn ở Việt Nam số lượng công trình nghiên cứu về GVT còn ít, phương pháp nghiên cứu chủ yếu vẫn là truyền thống, phương pháp tiên tiến mới được áp dụng gần đây và cũng chưa nhiều. Cho đến nay Việt Nam chưa có khung năng lực cụ thể của GV từng ngành, chủ yếu mới đề cập đến bộ tiêu chuẩn đánh giá GV, trong đó có tiêu chuẩn định tính rất khó xác định. Để xây dựng các thang đo đánh giá năng lực của GVT phù hợp với trường ĐH khối kinh tế, cần thiết phải kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Cuốn sách chuyên khảo “Năng lực của giảng viên trẻ trong các trường đại học khối kinh tế tại Thành phố Hà Nội” sẽ giúp bạn đọc tham khảo đánh giá được ưu điểm, hạn chế về năng lực của giáo viên trẻ trong các trường Đại học khối kinh tế tại Thành phố Hà Nội. Từ đó góp phần hệ thống hóa nhằm phát triển cơ sở lý luận chung về năng lực giảng viên nói chung và giảng viên trẻ nói riêng; xây dựng các thang đo đánh giá năng lực giảng viên và GTV. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho GVT trong các trường ĐH khối kinh tế tại TP Hà Nội. Đây cũng là tài liệu giúp các trường ĐH khối kinh tế nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ GVT, tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên khối ngành kinh tế.

Cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở khoa học về năng lực, năng lực của giảng viên trẻ trong trường đại học

Chương 2: Thực trạng năng lực của giảng viên trẻ trong các trường đại học khối kinh tế tại Thành phố Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cho giảng viên trẻ trong các trường đại học khối kinh tế tại Thành phố Hà Nội

Do còn nhiều hạn chế, trong quá trình biên soạn cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để bổ sung và hoàn thiện trong những lần tái bản sau.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Danh mục các chữ viết tắt

9

Danh mục bảng

11

Danh mục hình

12

Lời nói đầu

13

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC, NĂNG LỰC CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

17

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực, năng lực của giảng viên trẻ

17

1.1.1. Các quan điểm về năng lực và mô hình năng lực

17

1.1.2. Khung năng lực và khung năng lực giảng viên

21

1.1.3. Năng lực của giảng viên trẻ

25

1.2. Cơ sở khoa học về năng lực của giảng viên trẻ

34

1.2.1. Các khái niệm

34

1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực của giảng viên trẻ

43

1.2.3. Các hoạt động nâng cao năng lực cho giảng viên trẻ

45

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực của giảng viên trẻ

48

1.3. Mô hình nghiên cứu

58

1.4. Phương pháp nghiên cứu

60

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu

60

1.4.2. Qui trình nghiên cứu

61

Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

63

2.1. Khái quát về các trường đại học khối kinh tế tại Thành phố Hà Nội

63

2.1.1. Một số đặc điểm của các trường đại học khối kinh tế

63

2.1.2. Trình độ đội ngũ giảng viên tại các trường đại học khảo sát

69

2.1.3. Đặc trưng của giảng viên trẻ trong các trường đại học khối kinh tế

73

2.2. Phân tích thực trạng năng lực của giảng viên trẻ trong các trường đại học khối kinh tế tại thành phố Hà Nội

83

2.2.1. Yêu cầu năng lực của giảng viên và giảng viên trẻ

83

2.2.2. Phân tích thực trạng năng lực chung của giảng viên trẻ

88

2.2.3. Phân tích thực trạng năng lực giảng dạy của giảng viên trẻ

94

2.2.4. Phân tích thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ

102

2.3. Phân tích thực trạng các hoạt động nâng cao năng lực cho giảng viên trẻ

114

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực giảng viên trẻ trong các trường đại học khối kinh tế tại thành phố Hà Nội

127

2.4.1. Nhân tố bên ngoài trường đại học

127

2.4.2. Các nhân tố thuộc về trường đại học

129

2.5. Đánh giá chung về năng lực của giảng viên trẻ trong các trường đại học

 

khối kinh tế tại thành phố Hà Nội

137

2.5.1. Ưu điểm

137

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

139

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN TRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

148

3.1. Bối cảnh nền giáo dục đại học và định hướng phát triển của các trường đại học khối kinh tế tại thành phố Hà Nội đến năm 2030

148

3.2. Yêu cầu nâng cao năng lực của giảng viên trẻ trong các trường đại học

 

khối kinh tế tại thành phố Hà Nội

152

3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cho giảng viên trẻ trong các trường đại học khối kinh tế tại thành phố Hà Nội

154

3.3.1. Nhóm các giải pháp liên quan đến trường đại học nâng cao năng lực cho giảng viên trẻ

155

3.3.2. Nhóm các giải pháp liên quan đến khoa, bộ môn nâng cao năng lực cho giảng viên trẻ

172

3.3.3. Nhóm các giải pháp của giảng viên trẻ

178

3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cho giảng viên trẻ

185

3.4.1. Đối với các trường đại học khối kinh tế

185

3.4.2. Đối với khoa, bộ môn

189

3.4.3. Đối với giảng viên trẻ

190

Kết luận

194

Danh mục tài liệu tham khảo

195

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4970