Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Một số khái niệm về hình học trong kiến trúc
4.5
367
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảĐoàn Như Kim
ISBN điện tử978-604-82- 6706-3
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2005
Danh mụcĐoàn Như Kim
Số trang180
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Kiến trúc là một ngành nghệ thuật đặc biệt. Nó kết hợp nghệ thuật thị giác với các ngành kỹ thuật khác nhất là về kỹ thuật xây dựng, đó là chưa kể các ngành khoa học xã hội có liên quan như xã hội học, mỹ học... Người kiến trúc sư phải giỏi hội hoạ, lại còn phải nắm chắc các kiến thức về khoa học tự nhiên đặc biệt về hình học. Môn học này được dạy ngay từ bậc trung học, tiếp tục được giảng dạy trong các trường đại học kỹ thuật thông qua các giáo trình Hình học họa hình và Hình học giải tích, nhằm phát triển khả năng hình dung không gian và thể hiện các hình khối, là những vấn đề thiết yếu của kiến trúc.

Vấn đề này, Le Corbusier, nhà kiến trúc sư lừng danh đã nói: "Hình học là phương tiện mà chúng ta có được để cảm thụ thế giới quanh ta, và để thể hiện chúng. Hình học là cái gốc. Nó là chỗ dựa vật chất cho các hình tượng, nói lên sự thánh thiện và hoàn thiện. Nó đem lại cho ta sự thỏa mãn cao quỷ của toán học...".

Khi viết những dòng này, tôi thấy không cần nói gì thêm, vì những điều cần nói về vị trí và vai trò của hình học trong kiến trúc thì Le Corbusier đã nói cả rồi, nối bằng cả tấm lòng và bầu nhiệt huyết của một con người đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho nền kiến trúc của nhân loại.

Những lời nói của Le Corbusier càng có giá trị trong bối cảnh hiện nay, ở cấp trung học và đại học, hình học cổ điển hầu như được đại số hoá; số giờ của môn Hình học họa hình bị giảm rất nhiều, từ đó khả năng tư duy không gian của người học sẽ bị hạn chế. Trước tình hình đó, ở Pháp trong một số trường kiến trúc, người ta đã đưa môn hình học cổ điển vào năm thứ hai coi như môn tự chọn. Nhiều sách được biên soạn nhằm bổ sung các kiến thức cơ bản về hình học. Năm 1961 nhà toán học lớn H.S.M Coxeter (người Canada) đã viết cuốn sách nổi tiếng Nhập môn Hình học nhằm gây niềm hứng thú cho sinh viên, khuyến khích họ tự học...

Cuốn sách nhỏ bé này cũng không ngoài mục đích trên. Nó tập hợp một số bài giảng mà tác giả dã trình bày cho các lớp cao học kiến trúc trong các năm 1998-2000 và lớp cao học Archi-Bio tại Đại học Biskra (Algérỉe) trong năm 1991-1992.

Xem đầy đủ
MỤC LỤCTrang
Lời nói đẩu      3
Mở đầu5

Chương 1

CÁC ĐA DIỆN ĐỂU

 
1. Đa giác đều cơ bản9
2. Đa giác cụt9
3. Đa giác đều và các khối đa diện đều9
4. Chu vi và diện tích10
5. Tam giác đều10
6. Hình vuông14
7. Ngũ giác và hình 10 cạnh21
8. Hình chữ nhật22
9. Tam giác vuông27

Chương 2

CÁC ĐA DIỆN ĐỂU

 
I. Tính chất của đa diện đều 
II. Các đa diện cổ điển29
1. Đa diện Platon  - công thức Euler29
2. Tính đối ngẫu của các đa diện Platon30
3. Sự biến dạng của các đa diện Platon - hệ thanh, hệ vỏ31
4. Các mặt đa diện Archimède32
5. Công thức Euler cho các mặt đa diện cụt36
III. Tam giác hóa mặt cầu36
IV. Lục giác hóa mặt cầu37
V. Cách vẽ thập nhị diện trên hình chiếu thẳng góc42
VI. Cách vẽ nhị thập diện trên hình chiếu thẳng góc45

Chương 3

MẶT LÀNG TRỤ VÀ CHÓP

 
I. Lăng trụ107
1. Lăng trụ47
2. Phản lăng trụ48
3. Hình hộp tỉ lệ vàng49
II. Mặt chóp49

Chương 4

ĐƯỜNG CONG

 
I. Khái niệm chung54
II. Đường cong phẳng54
1. Đường tròn55
2. Hình bán nguyệt59
3. Elip61
4. Parabôn64
5. Hypecbôn66
6. Tiếp tuyến tại 1 điểm của cônich66
7. Nối tiếp đường cong67
III. Đường cong gềnh70
Đường xoắn ốc trụ70

Chương 5

MẶT CONG

 
I. Khái niệm chung74
II. Một số mặt cong thường gặp trong kiến trúc77
1. Mặt trụ và nón tròn xoay77
2. Một số mặt gềnh82
3. Mặt hêlicôit85
4. Mặt dốc đều87
5. Mặt ghép89

Chương 6

MẶT CẦU

97

Chương 7

HIỆU QUẢ DIỆN TÍCH CỦA CÁC MẶT

 
1. Hiệu quả diện tích toàn phần104
2. Hiệu quả diện tích phần trên106

Chương 8

ÁNH XẠ VÀ CÁC PHÉP BIẾN Đổi TRONG KIẾN TRÚC

 
1 Khái niệm về ánh xạ108
2. Ánh xạ 1-1 giữa bản vẽ kiến trúc và công trình xây dựng109
3. Phép biến đổi hình học ứng dụng trong kiến trúc110

Chương 9

PHÉP CHIÊU XUYÊN TÂM

 
1. Tổng quát về phép chiếu116
2. Phép chiếu xuyên tâm - Các yếu tố vô tận118
1. Hình chiếu phối cảnh119
2. Phép chiếu nổi và ứng dụng trong kiến trúc129
3. Phối cảnh cầu132
4. Phối cảnh trụ136
PHẦN PHỤ LỤC 
Phụ lục 1. Công thức gần đúng để tính chu vi clip138
Phụ lục 2. Vòm ba tâm (vòm thấp)140
Phụ lục 3. Các mặt bậc 2141
Phụ lục 4. Các mặt kẻ143
Phụ lục 5. cổng vòm Saint Louis146
Phụ lục 6. Bình đồ của Colosseum147
Phụ lục 7. Bảo tàng Guggenheim ở Tây Ban Nha150
Phụ lục 8. Frank Lloyd Wright và việc ứng dụng phép biến đổi trong sáng tác kiến trúc151
Phụ lục 9. Nhà thờ Cơ đốc giáo Hy Lạp của F.L. Wright156
Phụ lục 10. Raph Jester House159
Phụ lục 11. Các nghiên cứu về bản vẽ hình chiếu trước Monge161
Phụ lục 12. Monge và sự phát triển khoa học kĩ thuật168
Phụ lục 13. Frank Lloyd Wright170
Phụ lục 14. Richard  Bucminter Fuller171
Phụ lục 15. Kenzo Tange172
Phụ lục 16. Ngôi nhà kim tự tháp ở Sibéri173
Phụ lục 17. về tỉ lệ vàng 0174
Tài liệu tham khảo175
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980