Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Móng nhà cao tầng - Kinh nghiệm nước ngoài
4.5
1005
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Bá Kế
ISBN978-604-82-0653-6
ISBN điện tử978-604-82-7308-8
Khổ sách19 x 27cm
Năm xuất bản (tái bản)2015
Danh mụcNguyễn Bá Kế
Số trang372
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Nhà cao tầng ngày càng được xây dựng nhiều ở các thành phố lớn của nước ta. Kinh nghiệm thiết kế và thi công trong nước về loại nhà này chưa có điều kiện tổng kết toàn diện, trong lúc những kỹ sư kết cấu vá thi công đang cần có tài liệu tham khảo và họ cũng chưa tiếp cận đầy đủ những vấn đề kinh tế - kỹ thuật được công bố tại các hội nghị quốc tế về nhà cao tầng được tổ chức trong những năm gần đây ở các nước láng giềng.

Nhằm bổ cứu phần nào vào chỗ thiếu sót nói trên , nhóm tác giả cố gắng sưu tầm và biên tập quyển "Móng nhà cao tầng - Kinh nghiệm nước ngoài" để cung cấp cho bạn đọc có tài liệu nghiên cứu và học tập.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất ở quyển sách này là không trình bày nhiều về công thức tính toán, vì nghĩ rằng điều đó không khó khăn lắm đối với người thiết kế. Dù vậy, khi cần thiết nhóm tác giả cũng giới thiệu một số công thức tính toán tối thiểu để minh họa trong các ví dụ, hoặc những tính toán như thế khó tìm thấy trong các tài liệu tiếng Việt hiện có. Nhóm tác giả đã tập trung vào tìm kiếm những ví dụ thực tế để trình bày cho người đọc biết phương pháp phân tích tình huống cụ thể của công trình nền móng: bắt đầu từ khâu then chốt nhất là những dữ kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, cấu trúc đất đá,... sau đó là lựa chọn dạng và kiểu móng, tính toán theo phương pháp nào.... cách thi công ra sao, đến những khó khăn và cách xử lý kỹ thuật trong thi công gặp phải. Ớ một số ví dụ còn nêu cả so sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật - môi trường giữa các phương án hoặc so sánh kết quả tính toán ứng suất biến dạng với kết quả quan trắc thực tế. Hy vọng rằng bằng phương pháp luận phân tích được thể hiện qua các ví dụ có tính chất tiêu biểu ở mỗi chương, cán bộ kỹ thuật sẽ làm quen với trình tự giải một bài toán nền móng là từ phân tích rồi tiếp đến là thiết kế và sau cùng mới là công việc tính toán cụ thể. Những việc làm đó có khác so với thói quen và cách dạy hiện nay ở các trường kỹ thuật, ở đó khâu phân tích và đặt bài toán ít được chú trọng.

Ớ những vấn đề tương đối ít có tài liệu tiếng Việt để tham khảo như hiện tượng hóa lỏng của nền đất khi chịu tải trọng động đất, nứt và co ngót do nhiệt trong quá trình đóng rắn của bê tông móng có khối tích lớn hay việc kết họp móng tầng ngầm nhà cao tầng với công tác phòng thủ dân sự v.v..., nhóm tác giả phải cố gắng cung cấp cho người đọc những hiểu biết sơ bộ và một số tính toán kiểm tra tối thiểu. Còn, để tìm hiểu kỹ hơn xin tham khảo từ những tài liệu trích dẫn đặt ở cuối mỗi chương.

Một số đặc thù cũng như sự khác biệt giữa móng nhà cao tầng với móng của công trình thông thường được nhấn mạnh ở đầu mỗi chương. Tuy chúng chỉ có tính nguyên tắc, nhưng đó là những yêu cầu quan trọng mà người thiết kế và thi công cần phải tìm cách thỏa mãn. Còn, việc tính toán chúng theo phương pháp nào là sự sáng tạo của kỹ sư kết cấu, tức không ràng buộc họ vào một phương pháp được chỉ định trước nào cả dù có là tiêu chuẩn.

Tất nhiên, trong thực tế công trình nền móng là rất đa dạng, để minh họa hết sự phong phú ấy bằng ví dụ là việc làm không thể, nhưng nhóm tác giả cố gắng tìm kiếm những ví dụ tương đối điển hình nhất để cung cấp cho người đọc với hy vọng rằng: Sau khi đọc kỹ chúng thì dù kỹ sư thiết kế hay thi công nền móng cũng đều thu được những hiểu biết lý thú và có ích cho công tác của mình.

Ngay cả tên cũng như nội dung của quyển sách đã cho bạn đọc thấy nhóm tác giả chỉ là những người làm công việc của người sưu tầm; dù khối lượng công việc mỗi người có khác nhau nhưng đều có chung mục đích là làm sao cung cấp cho người đọc một tài liệu có ích để sau đó cũng sẽ có tài liệu tổng kết phong phú và toàn diện hơn từ thực tiễn xây dựng móng nhà cao tầng của nước ta.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Chương biên soạn chương 1, Kỹ sư Trịnh Thành Huy cung cấp 3 ví dụ ở các chương 3,5 và 6; Kiến trúc sư Nguyễn Hiền và PGS.TS. Nguyễn Bá Kế sưu tầm và biên soạn các phần còn lại.

Rất tiếc là việc tìm kiếm nhiều ví dụ với đầy đủ tư liệu như những ví dụ được trình bày ở đây hiện nay rất khó nên chắc sẽ không thể làm người đọc hài lòng, nhóm tác giả mong sự thông cảm từ phía đồng nghiệp và bạn đọc.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

0-1. Định nghĩa nhà cao tầng

5

0-2. Sơ lược về phát triển nhà cao tầng

6

0-3. Một vài bài học về phát triển kỹ thuật xây dựng nhà cao tầng

8

0-4. Giá thành nhà cao tầng

14

Tài liệu trích dẫn

18

Chương 1:  LƯỢC VỀ KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

 

1.1. Mở đầu

19

1.2. Phân loại kết cấu nhà cao tầng

20

1.2.1. Các dạng kết cấu cơ bản

21

1.2.2. Các dạng kết cấu hỗn hợp

26

1.2.3. Các dạng kết cấu đặc biệt

30

1.3. Lựa chọn hệ kết cấu cho nhà cao tầng

34

1.3.1. Lựa chọn vật liệu kết cấu

34

1.3.2. Lựa chọn hệ kết cấu

35

Tài liệu trích dẫn

38

Chương 2: NHŨNG YÊU CẦU  BẢN VỀ THIẾT KẾ VÀ CẤU TẠO MÓNG NHÀ CAO TNG

 

2.1. V trí của móng trong nhà cao tầng

39

2.2. Quá trình và nội dung thiết kế móng nhà cao tầng

41

2.2.1. Một số khâu chủ yếu trong thiết kế móng

41

2.2.2. Yêu cầu đặc biệt của khảo sát địa chất công trình

42

2.2.3. Lựa chọn kiểu móng và thiết kế nền

44

2.3. Một số yêu cầu về thiết kế kết cấu móng

50

2.3.1. Bảo đảm cho tải trọng được truyền dẫn đủ tin cậy

50

2.3.2. Góp phần điều chỉnh biến dạng, giảm thiểu lún không đều

50

2.3.3. Phân tích nội lực có tính đến sự cùng làm việc

 

của kết cấu móng với kết cấu bên trên và đất nền

52

2.3.4. Hoàn thiện thiết kế thi công kết cấu móng

54

2.4. Một số yêu cầu về cấu tạo móng nhà cao tầng

55

2.4.1. Loại móng thường dùng

55

2.4.2. Độ sâu đặt móng

56

2.4.3. Tiếp giáp giữa móng khối cao tầng với khối ít tầng

57

2.4.4. Bê tông móng

59

2.4.5. Độ lệch tâm của hợp lực

59

2.4.6. Tỷ số độ cao rộng H/ B của móng

60

2.5. Giám sát thi công và quan trắc dài hạn

60

2.5.1. Coi trọng quá trình thi công và giám sát chất lượng

60

2.5.2. Làm tốt việc quan trắc dài hạn

60

Tài liệu trích dẫn

61

Chương 3: MÓNG BÈ NHÀ CAO TNG

 

3.1. Khái niệm và dữ kiện tính toán

62

3.2. Yêu cầu cấu tạo và tính toán đối với móng bè nhà cao tầng

67

3.3. Ví dụ minh họa

75

3.3.1. Móng bè sâu trong công trình 52 tầng One shell plaza building

75

3.3.2. Trung tâm Hopewell Hồng Kông

86

3.3.3. ng dụng móng bè - móng hộp cho nhà cao tầng

96

Tài liệu trích dẫn

105

Chương 4: MÓNG HỘP NHÀ CAO TẦNG

 

4.1. Giới thiệu sơ lược

107

4.2. Yêu cầu cấu tạo kết cấu móng hộp

108

4.3. Kích thước tiết diện và yêu cầu về đặt thép

112

4.3.1. Độ dày và đặt thép ở thân tường

112

4.3.2. Liên kết cột khung với tường

112

4.3.3. Liên kết cột khung với bản đỉnh và bản đáy

113

4.3.4. Bản đỉnh và bản đáy

114

4.3.5. Băng đổ sau

114

4.4. Tính toán móng hộp

115

4.4.1. Tải trọng tác động lên móng hộp

115

4.4.2. Nội dung tính toán móng hộp

116

4.4.3. Tính toán nền của móng hộp

116

4.4.4. Tính toán nội lực của móng hộp

123

4.5. Ví dụ và phân tích công trình thực tế

127

4.5.1. Phân tích công trình móng hộp điển hình trong vùng đất yếu

127

4.5.2. Nền tự nhiên và việc lợi dụng tính bù trừ

136

4.5.3. Phân tích công trình móng hộp và móng băng trên nền đất

 

tự nhiên kỷ thứ 4

137

4.5.4. Móng hộp kết hợp với móng bè

146

Tài liệu trích dẫn

162

Chương 5: MÓNG CỌC NHÀ CAO TNG

 

5.1. Hình thức cơ bản của móng cọc trong nhà cao tầng

163

5.1.1. Đặc điểm tác dụng của móng cọc trong nhà cao tầng

163

5.1.2. Một s hình thức cơ bản của móng cọc

164

5.2. Lựa chọn loại cọc cho nhà cao tầng

173

5.3. Một số vấn đề cấu tạo và tính toán cọc và móng cọc

175

5.3.1. Bố trí cọc

175

5.3.2. Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn

176

5.3.3. Cọc nhồi

177

5.3.4. Cọc đường kính lớn mở rộng đáy

178

5.4. Đài móng cọc

181

5.4.1. Cấu tạo đài

181

5.4.2. Vị trí dầm kéo của đài cọc

182

5.4.3. Kiểm tra chịu cắt của bản đáy móng cọc bè và cọc hộp

182

5.5. Ví dụ thực tế

185

5.5.1. Móng cọc bê tông cốt thép trong nền đất yếu

185

5.5.2. Móng cọc nhồi đường kính lớn có mũi ngàm vào nham phong hóa

195

5.5.3. Móng cọc khoan nhồi trong điều kiện hiện trường chật hẹp

201

5.5.4. Móng cọc thép - bè có chiều dài lớn trong đất yếu

210

5.5.5. Móng cọc treo bê tông cốt thép - hộp

218

5.5.6. Móng nhà cao tầng trên giếng chìm đường kính lớn

225

Tài liệu trích dẫn

242

Chương 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT TRONG THIẾT KẾ

 

MÓNG NHÀ CAO TNG

 

6.1. Thiết kế chống động đất móng nhà 32.0 tầng

243

6.1.1. Những yêu cầu chung trong thiết kế

 

chống động đất cho nền và móng

243

6.1.2. Phạm vi loại trừ ảnh hưởng hóa lỏng của nền đất hóa lỏng

245

6.1.3. Tình trạng làm việc của cọc trong đất hóa lỏng và độ sâu ngàm giữ

253

6.1.4. Ví dụ thực tế

258

6.2. Hệ tổ hợp chịu tải trọng gió của móng nhà cao tầng

287

6.2.1. Vị trí của thiết kế chịu tải trọng gió của móng nhà cao tầng

287

6.2.2. Hệ tổ hợp chịu tải trọng gió của móng nhà siêu cao tầng

289

6.3. Thiết kế liên hợp móng nhà chính với nhà quây

293

6.3.1. ng dụng của khe lún

293

6.3.2. Thiết kế liên hợp móng nhà chính với nhà quây

295

6.3.3. Thiết kế khe thi công đổ sau

307

6.4. Lợi dụng hợp lý tường liên tục trong đất

308

6.4.1. Tường liên tục trong đất kiêm làm tường ngoài

của phần ngầm và thi công theo phương pháp ngược (top- down)

309

6.4.2. Phân tích tính toán tường liên tục trong đất đồng thời chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang

312

6.5. Dự phòng và tính toán khe nứt nhiệt độ ở bê tông khối lớn trong kết cấu móng

316

6.5.1. Phân loại và tác hại của khe nứt nhiệt độ trong kết cấu móng

316

6.5.2. Biện pháp phòng ngừa khe nứt nhiệt độ

317

6.5.3. Tính ứng suất co ngót và độ dài đổ bê tông liên tục

320

6.5.4. Ví dụ tính và nhận xét

329

6.5.5. Phân tích công trình thực

332

6.6. Vấn đề chống thấm và chống ăn mòn của bê tông kết cấu móng

337

6.6.1. Ngăn nước chống thấm của bê tông kết cấu móng

338

6.6.2. Chống ăn mòn của bê tông kết cấu móng

340

6.7. Kết hợp tầng ngầm của nhà cao tầng với công tác phòng thủ dân sự

344

6.7.1. Vài kinh nghiệm lịch sử

344

6.7.2. Công trình bảo vệ dân cư

346

6.7.3. Đặc trưng phá huỷ ở trung tâm bom nổ

347

6.7.4. Nguyên tắc thiết kế phần ngầm của nhà dùng làm hầm trú ẩn

354

6.7.5. Vật liệu làm hầm trú ẩn

357

6.7.8. Bố trí và cấu tạo hầm trú ẩn

359

Tài liệu trích dẫn

366

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980