Tác giả | Nguyễn Thê Thôn |
ISBN | 978-604-82-0328-3 |
ISBN điện tử | 978-604-82-4210-7 |
Khổ sách | 17x24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2017 |
Danh mục | Nguyễn Thê Thôn |
Số trang | 184 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Tuy khái niệm giáo dục môi trường đã được giới thiệu tại Liên Hợp Quốc từ năm 1948, nhưng khoa học môi trường chỉ mới được chú ý vào những năm 1960 và được phát triển sau Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Con người của Liên Hợp Quốc họp tại Stockholm (Thụy Điển) tháng 6 năm 1972. Hai mươi năm sau diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển cũng của Liên Hợp Quốc họp tại Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992, khoa học Môi trường càng được phát triển mạnh mẽ. Nhiều Trường Đại học trên thế giới đã mở Khoa Môi trường và ở nhiều nước đã có các cơ quan nghiên cứu về môi trường. Ở Việt Nam từ năm 1995 đã thành lập Khoa Môi trường tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm 2001 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định số 1363/QĐ - TTg phê duyệt đề án: "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường (BVMT) vào hệ thống giáo dục quốc dân", trong đó có nội dung xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng về giáo dục BVMT cho các bậc học, cấp học và các trình độ đào tạo. Theo quyết định đó thêm nhiều Trường Đại học ở Việt Nam đã mở khoa đào tạo về môi trường và ở một số trường đại học và cao đẳng môn học "Môi trường và Con người" hoặc "Môi trường và Phát triển" đã được đưa vào hệ thống các môn học cơ bản trong chương trình đào tạo các ngành nghề khác nhau. Ví dụ, ở Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô (Hà Tây) môn học Môi trường và Phát triển đã được dạy cho sinh viên các ngành đào tạo về Động Lực, Điện, Điện tử, Tin, Du lịch và Quản trị kinh doanh.
Môn học Môi trường và Phát triển chưa có giáo trình thống nhất, nên chúng tôi soạn giáo trình này cho môn học đó. Giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, những nhân tố hình thành môi trường trên Trái Đất từ các nhân tố Vũ Trụ, Mặt Trời, Mặt Trăng và các cấu trúc trong, ngoài và trung gian của Trái Đất, đã hình thành nên các thành phần Môi trường của Trái Đất như môi trường không khí (khí hậu), môi trường nước (thuỷ văn), môi trường sinh vật, môi trường đất, môi trường địa hình - địa mạo, môi trường địa chất cùng với các kiến thức về các quy luật địa đới, phi địa đới và sóng triều của môi trường, đồng thời cung cấp những kiến thức về thời gian các chu kỳ biến đổi của môi trường theo Dương lịch và Âm Dương lịch Á Đông. Cùng với các kiến thức về các nhân tố môi trường, giáo trình cũng giới thiệu các dạng môi trường và tài nguyên của Trái Đất.
Giáo trình đã đề cập đến vấn đề dân số và môi trường, sự phát triển dân số, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hoá và vấn đề tác động môi trường gây ô nhiễm môi trường do sự phát triển đó gây ra, trong đó đã chú ý giới thiệu ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường đất và môi trường sinh vật, ô nhiễm tiếng ồn, nhiệt và phóng xạ.
Phần cuối của giáo trình đã trình bày các vấn đề về bảo vệ môi trường và các vấn đề về phát triển bền vững.
Giáo trình này đã sử dụng các tư liệu và số liệu của các giáo trình "Môi trường và Con người", "Cơ sở sinh thái học", "Địa lý sinh thái môi trường" và các sách "Khoa học môi trường", "Phát triển bền vững trong tầm nhìn của thời đại" cùng các sách khác của nhiều tác giả. Hy vọng rằng với một hệ thống kiến thức đã được nêu ra trong giáo trình này, giáo trình sẽ giúp cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp có được kiến thức và kỹ năng về môi trường để khai thác và bảo vệ môi trường, ứng xử tốt với môi trường trong sự triển khai khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế của các ngành nghề khác nhau, cũng có nghĩa là những người làm công tác khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội ở lĩnh vực nào, họ sẽ biết bảo vệ môi trường ở lĩnh vực đó.
Mục Lục
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Tổng quan về môi trường và phát triển | |
1.1. Khái niệm về môi trường và khoa học môi trường | 5 |
1.2. Khái niệm về phát triển | 7 |
1.3. Quan niệm về môi trường và phát triển | 8 |
1.4. Khái niệm phát triển bền vững | 9 |
Chương 2. Vũ trụ là nhân tố đầu tiên của sự hình thành | |
môi trường trên Trái Đất | |
2.1. Vũ trụ và hệ Thiên Hà | 11 |
2.2. Hệ Mặt Trời | 19 |
2.3. Mặt Trăng và ảnh hưởng của nó với môi trường của Trái Đất | 26 |
Chương 3. Trái đất và các nhân tố môi trường của Trái Đất | |
3.1. Hình dạng geôit của Trái Đất | 29 |
3.2. Kích thước Trái Đất | 29 |
3.3. Hình thái bề mặt Trái Đất | 30 |
3.4. Mạng lưới tọa độ trên Trái Đất | 32 |
3.5. Cấu trúc Trái Đất và sự hình thành các thành phần môi trường | |
chính ở trên Trái Đất | 33 |
Chương 4. Môi trường và tài nguyên | |
4.1. Khái niệm về môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên | 80 |
4.2. Môi trường không khí và tài nguyên khí hậu | 81 |
4.3. Môi trường nước và tài nguyên thủy văn | 83 |
4.4. Môi trường sinh vật và tài nguyên động thực vật | 88 |
4.5. Môi trường đất và tài nguyên thổ nhưỡng | 98 |
4.6. Môi trường địa chất và tài nguyên khoáng sản | 105 |
4.7. Môi trường và tài nguyên địa hình - địa mạo | 111 |
4.8. Một số vấn đề về tài nguyên năng lượng | 112 |
4.9. Môi trường và tài nguyên du lịch | 114 |
Chương 5. Dân số và môi trường | |
5.1. Một số vấn đề về dân số | 117 |
5.2. Lịch sử gia tăng dân số thế giới | 121 |
5.3. Dân số Việt Nam | 126 |
5.4. Các vấn đề môi trường của sự gia tăng dân số thế giới | 127 |
Chương 6. Sự phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, | |
đô thị hóa trên thế giới | |
6.1. Các nền nông nghiệp thế giới | 130 |
6.2. Công nghiệp hóa và đô thị hóa | 134 |
Chương 7. Tác động của con người đối với môi trường và vấn đề | |
ô nhiễm môi trường | |
7.1. Tác động của con người đến các thành phần môi trường của Trái Đất | 141 |
7.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường | 143 |
Chương 8. Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững | |
8.1. Khái niệm bảo vệ môi trường | 163 |
8.2. Vấn đề phát triển bền vững | 163 |
8.3. Một số vấn đề liên quan đến phát triển bền vững trên toàn cầu | |
và ở Việt Nam | 170 |
Tài liệu tham khảo | 182 |