Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Mô Phôi phần mô học (Sách đào tạo bác sĩ đa khoa)
4.5
772
Lượt xem
7
Lượt đọc
Tác giảGS.TS. Trịnh Bình
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Y học
ISBN978-604-66-4926-7
ISBN điện tử978-604-66-5558-9
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcGS.TS. Trịnh Bình
Số trang344
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Cuốn “Mô-Phôi phần Mô học” được dùng làm tài liệu chuyên ngành cho đào tạo Bác sĩ Y khoa tại Trường Đại học Y Hà Nội. Nhiều trường Y trong nước đã dùng cuốn sách này làm tài liệu chính thức hoặc tham khảo.

Những thông tin khoa học chuyên ngành Mô học được trình bày trong cuốn sách mang tính hệ thống và cập nhật, theo chương trình và mục tiêu giảng dạy của môn học đã được Hội đồng Khoa học Giáo dục Trường Đại học Y Hà Nội thông qua. Đối tượng dùng cuốn sách là sinh viên năm thứ hai, sau khi đã hoàn thành chương trình các môn khoa học cơ bản cho ngành Y và môn Giải phẫu học. Môn Mô - Phôi học được bố trí học trong cùng một năm học với các môn Hoá sinh học và Sinh lý học, sẽ giúp cho sinh viên hoàn thiện khối kiến thức về cấu trúc tế vi, trong mối liên quan chặt chẽ giữa cấu tạo hình thái và hoạt động chức năng của các cơ quan ở cơ thể người bình thường, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức về tiền lâm sàng và bệnh học trong những năm học sau.

Trong chương trình đổi mới đào tạo Y khoa, cuốn sách này được sử dụng cho sinh viên hệ Bác sĩ Y khoa khi học các module từ năm thứ nhất đến năm thứ ba. Đặc biệt, với module Mô học và Phôi thai học trong năm thứ hai thì cuốn sách này là giáo trình chính thức.

Những năm gần đây, hiểu biết ở mức độ phân tử của tế bào và mô đã được đề cập rất rộng và sâu. Sinh viên có thể tham khảo trong các cuốn về Mô học phân tử sau khi đã nắm chắc các thông tin khoa học từ cuốn sách đang có dưới tay này.

Nội dung cuốn sách gồm hai phần: Mô học đại cương và Mô học các hệ cơ quan, được xếp thành 16 chương. Phần phụ lục gồm những thông tin được trình bày ngắn gọn của hai chương: Tế bào (sinh viên đã được học ở môn Sinh học) và Máu, sự tạo máu, bạch huyết (sẽ được học ở môn Sinh lý học), giúp sinh viên tra cứu nhanh những thông tin có liên quan khi đọc các chương khác của cuốn sách này. Nhiều hình vẽ, ảnh hiển vi và siêu hiển vi được đưa vào từng chương để minh hoạ. Đây là đặc thù của cuốn sách về môn học hình thái. Trong lần tái bản này, cuối cuốn sách có thêm “Bảng từ và cụm từ Mô học Việt và Anh”. Các chữ số đặt trong dấu ngoặc vuông ở phần chú thích các hình và ảnh chụp là số thứ tự của cuốn sách và các tác giả đã được trích dẫn (xem phần tài liệu tham khảo).

Mở đầu mỗi chương đều có phần mục tiêu học tập, sinh viên cần nắm chắc và học theo mục tiêu để đạt được kết quả thi kết thúc môn học. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích việc đọc thêm những phần ngoài mục tiêu. Cuối mỗi chương là những câu hỏi giúp sinh viên tự lượng giá kiến thức.

Xem đầy đủ
MỤC LỤC  
Lời giới thiệu 3
Lời nói đầu (cho lần tái bản thứ ba) 5
Giới thiệu môn họcGS.TS. Trịnh Bình11
PHẦN MỘT: MÔ HỌC ĐẠI CƯƠNG 21
Chương 1. Biểu môGS.TS. Trịnh Bình21
- Đại cương 21
- Đặc điểm và tính chất của biểu mô 23
- Phân loại biểu mô 29
- Biến đổi của tế bào biểu mô 36
- Sự tái tạo biểu mô 36
Chương 2: Mô liên kếtGS.TS. Trịnh Bình38
- Mô liên kết chính thức 39
- Mô sụn 53
- Mô xương 56
- Khốp 69
Chương 3: Mô cơPGS.TS. Nguyễn Thị Bình73
- Đặc điểm chung 73
- Phân loại cơ 74
- Cơ vân 74
- Cơ tim 80
- Cơ trơn 84
Chương 4: Mô thần kinhPGS.TS. Ngô Duy Thìn87
- Đại cương 87
- Nơron 87
- Xung động thần kinh 94
- Tế bào thần kinh đệm 96
PHẦN HAI: MÔ HỌC HỆ CƠ QUAN 99
Chương 5: Hệ tuần hoànBS. Lưu Đình Mùi99
- Hệ tuần hoàn máu 99
- Hệ tuần hoàn bạch huyết 108
Chương 6: Hệ bạch huyết - mien dịchGS.TS. Trịnh Bình110
- Những tế bào thuộc hệ bạch huyết 111
- Tủy xương 117
- Tuyến ức 120
- Nang bạch huyết - Trung tâm sinh sản của mô bạch huyết 124
- Bạch hạch (Hạch bạch huyết) 126
- Lách 130
- Vòng bạch huyết quanh họng (Những hạnh nhân) 135
Chương 7: Da và các bộ phận phụ thuộc daBS. Lưu Đình Mùi139
- Da 139
- Các bộ phận phụ thuộc da 143
- Phân bổ mạch và thần kinh 148
Chương 8: Hệ hô hấpPGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng149
- Đường dẫn khí tối phổi 149
- Phổi 153
Chương 9: Hệ tiêu hóaPGS.TS. Nguyễn Thị Bình161
- Khoang miệng 161
- Họng 167
- Ông tiêu hóa chính thức 167
- Những tuyến tiêu hóa 179
Chương 10. Hệ tiết niệuBS. Lưu Đình Mùi192
- Thận 192
- Những đường bài xuất nưốc tiểu 200
Chương 11: Hệ nội tiếtBS. Lưu Đình Mùi202
- Đại cương về hệ nội tiết 202
- Tuyến yên 203
- Tuyến thượng thận 207
- Tuyến giáp 209
- Tuyến cận giáp 212
Chương 12: Hệ sinh dục namBS. Lưu Đình Mùi214
- Tinh hoàn 214
- Những đường dẫn tinh 221
- Những tuyến phụ thuộc các đường dẫn tinh 222
- Dương vật 224
Chương 13: Hệ sinh dục nữPGS.TS. Nguyễn Thị Bình225
- Buồng trứng 226
- Vòi trứng 234
- Tử cung 234
- Âm đạo 240
- Cơ quan sinh dục ngoài 240
- Tuyến vú 240
Chương 14: Hệ thần kinhPGS.TS. Ngô Duy Thìn244
- Đại cương 244
- Hệ thần kinh trung ương 244
- Hệ thần kinh ngoại vi 253
- Hệ thần kinh thực vật 257
Chương 15: Thị giác quanPGS. TS. Nguyễn Khang Sơn259
- Đại cương 259
- Cấu tạo các màng của nhãn cầu 260
- Những môi trường chiết quang của nhãn cầu 268
- Những bộ phận phụ thuộc nhãn cầu 270
Chương 16: Thính giác quanPGS. TS. Nguyễn Khang Sơn273
- Tai ngoài 273
- Tai giữa 274
- Tai trong (Mê đạo) 275
Phụ lục 1: Tế bàoGS.TS. Trịnh Bình285
Phụ lục 2: Máu, sự tạo máu, bạch huyếtPGS.TS. Nguyễn Thị Bình298
Phụ lục 3: Từ và cụm từ Việt - AnhGS.TS. Trịnh Bình305
Phụ lục 4: Từ và cụm từ Anh - ViệtGS.TS. Trịnh Bình321
Tài liệu tham khảo 343

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980