Tác giả | Lê Huy Văn |
ISBN | 978-604-82-4531-3 |
ISBN điện tử | 978-604-82-5644-9 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2021 |
Danh mục | Lê Huy Văn |
Số trang | 254 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Ở Việt Nam, lịch sử mỹ thuật công nghiệp đã được giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội một vài năm nhưng chỉ mới bắt đầu chính thức được đưa vào chương trình giảng dậy tại Khoa Mỹ thuật công nghiệp Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên vào năm 2001 với giáo trình Lịch sử Mỹ thuật Công nghiệp (Lê Huy Văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 2000). Ngoài ra Lịch sử Mỹ thuật Công nghiệp cũng là môn học thuộc chương trình đào tạo sau đại học ngành Lý luận Mỹ thuật Công nghiệp.
Lịch sử Design nghiên cứu sự phát triển của Design và những yếu tố cơ bản của sự phát triển một cách trực quan qua những khái niệm và những cột mốc hình thành các phong cách, trường phái, các nhà lý thuyết, các bậc thầy về Design cũng như những sản phẩm Design nổi tiếng đã tạo dựng nên những phong cách Design trong từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu học tập và tìm hiểu của sinh viên cũng như những người quan tâm đến lĩnh vực Mỹ thuật Công nghiệp.
Phần 1: Design và Design thủ công trình bày khái niệm, chức năng và những tiêu chí của Design đồng thời sơ lược những phong cách lớn trong lịch sử Design như một thành tố quan trong cùng với lịch sử kiến trúc đã tạo nên lịch sử phong cách Design thủ công, nhằm minh họa rõ hơn tiến trình phát triển của lịch sử Design thời kì tiền công nghiệp. Vấn đề Design tương thích phương thức sản xuất chế tạo cũng được đặt ra để mở rộng khái niệm Design như một hiện tượng xã hội và hiện tượng lịch sử đã có nguồn gốc từ khi con người sáng tạo ra thế giới đồ vật và những nền văn minh.
Phán 2: Design công nghiệp phản ánh sự phát triển của một ngành mới - Design thời công nghiệp trong tiến trình lịch sử hơn một thế kỉ qua. Những trường phái, phong cách đặt dấu ấn cho từng thời kỳ phát triển cũng như những sản phẩm - tác phẩm và những bậc thầy đã sáng tạo nên chung. Nội dung được biên soạn với nhiều hình minh họa những sản phẩm - tác phẩm của những bậc thầy Design qua từng giai đoạn lịch sử.
Phụ chương giới thiệu một số bài nghiên cứu, bài lược dịch và hình minh họa về lịch sử phát triển đồ gỗ, chân dung một số bậc thầy Design... nhằm mở rộng hơn cái nhìn về Design bao trùm lên nhiều lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần cùa con người.
Trong sách Nhóm tác giả có giữ nguyên một số thuật ngữ chuyên ngành tiếng nước ngoài nhằm giúp người đọc có thể so sánh với các thuật ngữ được dịch sang tiếng Việt hoặc tham khảo từ các tài liệu nước ngoài.
Tác giả Trần Văn Bình biên soạn Phần 1, Lời kết vá Phụ chương, tác giá Lê Huy Văn biên soạn Phần 2 và hiệu đính toàn bộ.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Phần 1: DESIGN VÀ DESIGN THỦ CÔNG | 5 |
Chương 1: DESIGN | 7 |
I.1. Khái niệm Design - Mỹ thuật Công nghiệp. | 7 |
I.2. Các chức năng và tiêu chí cua Design. | 13 |
I.3. Design tương thích phương thức sản xuất chế tạo. | 17 |
Chương 2: LỊCH SỬ DESIGN | 24 |
II.I. Lịch sử Design. | 24 |
II.2. Những phong cách lớn trong lịch sử Design. | 26 |
II.3. Những mốc lịch sử Design. | 34 |
Phần 2 : DESIGN CÔNG NGHIỆP | 39 |
Chương 1: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ LỊCH SỬ LÚC |
|
KHỞI ĐẦU (1750 - 1850) | 41 |
I.1. Cách mạng công nghiệp. | 41 |
I.2. Lịch sử lúc khởi đầu. | 43 |
I.3. Nếp sống phường hội, nếp sống tiểu thị dân. |
|
Cộng đồng Shaker. | 45 |
I.4. Michael Thonet (1796 - 1871). | 48 |
Chương 2: CÁC PHONG TRÀO CẢI CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT |
|
MỚI (1850 - 1914) | 51 |
II.1. Sự hình thành các phong trào cải cách. | 51 |
II.2. Chủ nghĩa lịch sử. | 54 |
II.3. Triển lãm thế giới và Hội chợ quốc tế. | 57 |
II.4. William Morris và phong trào Mỹ thuật Mỹ nghệ. | 60 |
II.5. Phong cách trẻ. Nghệ thuật mới. | 62 |
II.6. Phong cách trẻ giữa nghệ thuật và công nghiệp. | 74 |
II.7. Hình dáng theo công năng. Frank Lloyd Wright. | 77 |
II.8. Liên đoàn thủ công Đức. AEG. | 80 |
Chương 3: CHỦ NGHĨA CÔNG NĂNG HIỆN ĐẠI VÀ |
|
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ (1915 - 1950) | 84 |
III.1. Nghệ thuật đi vào cuộc sống. Những người tiên phong |
|
và Chủ nghĩa cấu trúc Nga. El Lissisky. | 84 |
III.2. Hà Lan: De Stijl (1917 - 1931). | 89 |
III.3. Đức: Bauhaus (1919 - 1933) và những ảnh hưởng. | 92 |
III.4. Chủ nghĩa công năng. Phong cách quốc tế và Design |
|
Sản phẩm mới. | 100 |
III.5. Nghệ thuật trang trí. | 104 |
III.6. Art Deco ở Mỹ. Streamlining. | 108 |
III.7. Design Đức trong Đế chế thứ 3. | 113 |
Chương 4: HÌNH DÁNG TỐT VÀ NHỮNG LỰA CHỌN |
|
MỚI (1950 - 1980) | 117 |
IV.1. Những năm 50 - Giai đoạn sau chiến tranh. | 117 |
IV.2. Design hữu cơ. Lối sống Mỹ với Design tiêu thụ. |
|
Raymond Loewy. | 118 |
IV.3. Italia: Nghệ thuật và Design. Bel design. | 124 |
IV.4. Đức: Hình dáng tốt. Trường phái Chủ nghĩa |
|
Công năng mới. | 131 |
IV.5. Trường Đại học Tạo dáng Công nghiệp Ulm. | 133 |
IV.6. Phong cách Bắc Âu – Đồ gỗ Đan Mạch. | 139 |
IV.7. Khủng hoảng của Chủ nghĩa công năng. Design |
|
thích nghi. Design cực đoan. | 142 |
Chương 5: CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI VÀ DESIGN |
|
ĐA HƯỚNG TỪ 1980 | 148 |
V.1. Lý thuyết của phái Hậu hiện đại. | 149 |
V.2. Design Hậu hiện đại. Studio Alchimia. Memphis. | 150 |
V.3. Những năm 80 (thế kỉ XX) . Một nền Design mới. | 154 |
V.4. Nền Design mới tại Đức, Anh, Tây Ban Nha và Pháp. | 155 |
V.5. Design mới. Design và Công nghệ. High-Tech. | 160 |
Nhỏ hóa kích thước vật thể. |
|
V.6. Máy vi tính và các bản thiết kế. Design và Marketing. | 164 |
V.7. Quản lý Design va Design dịch vụ. Design và văn hóa. | 165 |
Design và môi trường. Design và ý nghĩa. |
|
V.8. Thập niên 90: Design các chất liệu và Design phi vật thể hóa. | 168 |
Lời kết | 170 |
PHỤ CHƯƠNG | 175 |
- Sơ lược lịch sử phát triển đồ gỗ. | 177 |
- Chân dung một số Designer. | 213 |
- Một số trường Mỹ nghệ và Mỹ thuật Công nghiệp tại Việt Nam. | 235 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 238 |