Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kỹ thuật phòng chống cháy nổ cho nhà cao tầng
4.5
837
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPGS.TS. Bùi Mạnh Hùng
ISBN điện tử978-604-82-5894-8
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2012
Danh mụcPGS.TS. Bùi Mạnh Hùng
Số trang170
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

"Thuỷ, hoả, đạo, tặc", người xưa đã tổng kết hoả hoạn còn nguy hại hơn trộm cướp, giặc giã. Hoả hoạn có sức tàn phá rất lớn. Ở Trung Quốc, hoả hoạn mỗi năm làm thiệt hại tới 150 - 200 triệu USD, chết và bị thương tới 8000 người; đó là chưa kể tới cấc đám cháy quân sự, cháy rừng, thảo nguyên, hầm mỏ. Ở Mỹ, hàng năm hoả hoạn làm thiệt hại lên tới 2,5 - 3 tỉ USD, chết và bị thương 8000 - 9000 người. Ở Việt Nam theo thống kê, từ năm 1995 đến tháng 8 năm 2002 trên toàn quốc xảy ra 8.425 vụ cháy, dẫn đến 454 người bị chết, 938 người bị thương và thiệt hại lên tới 1.040.547 tỷ đồng. Đây hoàn toàn là một con số không nhỏ dẫn đến thiệt hại về người và của, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân lao động. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hoá nhanh các khu công nghiệp, các tổ hợp văn phòng và các khu chung cư cao tầng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đó là một thách thức rất lớn đối với công tác phòng cháy chữa cháy.

 

Trước yêu cầu cấp thiết của đời sống xã hội, với cuốn sách này tác giả muốn đề cập đến một số giải pháp kỹ thuật về phòng, chống cháy - nổ cho công trình xây dựng cao tầng với tham vọng phục vụ cho ba đối tượng:

 - Người làm công tác thiết kế quy hoạch, thiết k ế kiến trúc, thiết kế kết cấu, thiết kế phòng cháy chữa cháy... cho công tác xây dựng nhà cao tầng, - Người quản lý và trực tiếp thi công xây dựng nhà cao tầng

- Người sử dụng và những người quan tâm đến công tác phỏng cháy chữa chấy các công trình cao tầng.

 

Mục tiêu của cuốn sách này: 

- Trang bị kiến thức cơ bản về chấy-nổ cho mọi người.

- Phòng ngừa cháy-nổlà nhiệm vụ hàng đầu. 

- Đảm bảo thoát người một cách nhanh chóng và an toàn khi có cháy. 

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động chữa cháy cũng như công tác cứu nạn. 

- Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các vụ cháy - nổ đến con người, đến môi trường và đến các công trình lân cận.

 

Để đạt được mục tiêu trên, những người quan tâm đến cháy - nổ nhà cao tầng cần nắm được những kiến thức cơ bản về cháy - nổ như: thế nào là cháy, nổ, những yếu tố và những điều kiện cẩn thiết cho sự cháy, phân biệt và nhận dạng đám cháy cũng như các dạng phát triển của đám cháy, các yêu cầu thiết kế và sử dụng chất chữa cháy. Từ những kiến thức cơ bản đó, các nhà thiết kế căn cứ vào những quy định về phòng cháy chữa cháy trong khi thiết kế để đề xuất phương án thiết kế của mình sao cho vừa đảm bảo công năng sử dụng của ngôi nhà, vừa đảm bảo an toàn cháy-nổ. Người sử dụng công trình nắm được những kiến thức trên để đề phòng ngay từ đầu nguyên nhân gây ra cháy, đồng thời xử lý một cách hiệu quả nhất khi có cháy - nổ xảy ra.

 

Muốn có được những biện pháp phòng chống cháy-nổ một cách hiệu quả đòi hỏi những người quan tâm đến vấn đề này còn phải hiểu được nguyên nhân gây ra các đám cháy để từ đố đề ra được những biện pháp phòng ngừa tốt nhất trong quy hoạch, trong thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, trong thỉ công xây dựng và trong quá trình sử dụng công trình.

 

Cuối cùng, để thoát người an toàn, những người làm công tác thiết kế phải hiểu được đặc điểm chuyển dộng của người khi có cháy; từ đó tính ra lối, đường, phương tiện thoát nạn, hệ thống thông tin khi có cháy, sơ đồ thoát nạn và biện pháp thoát nạn ...

 

Chúng tôi chân thành cám ơn Nhà xuất bản 'Xây dựng, cấc tác giả của những tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo và các đồng nghiệp đã có những đóng góp quý báu cho cơ cấu, nội dung của cuốn sách.

 

Trong quá trình biên soạn, do mức độ phức tạp và rộng lớn của vấn đề nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong những đóng góp từ bạn đọc để lần tái bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn.

 

Xem đầy đủ
 Trang
Lời nói đầu3
Chương 1: Những kiến thức cơ bản về cháy - nổ5
1.1. Tính chất, phương châm công tác phòng cháy chữa cháy5
1.1.1. Tính chất công tác phòng cháy chữa cháy5
1.1.2. Phương châm công tác phòng cháy chữa cháy6
1.2. Khái niệm về cháy, nổ và đám cháy6
1.2.1. Khái niệm về cháy6
1.2.2. Khái niệm về nổ7
1.2.3. Khái niệm về đám cháy7
1.3. Những yếu tố và điều kiện cần thiết cho sự cháy8
1.3.1. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy8
1.3.2. Những điều kiện cần thiết cho sự cháy9
1.4. Các dạng phát triển đám cháy, phân loại đám cháy10
1.4.1. Các dạng phát triển của đám cháy10
1.4.2. Phân loại đám cháy10
1.5. Cách nhận biết đám cháy và chất cháy11
1.5.1. Mùi vị sản phẩm cháy11
1.5.2. Khói11
1.5.3. Ánh lửa và tiếng nổ12
1.6. Yêu cầu thiết kế và sử dụng chất chữa cháy12

 

Chương 2: Một số quy định về phòng cháy chữa cháy khi thiết kê nhà cao tầng 

2.1. Khái niệm và phân loại nhà cao tầng14
2.2. Quy định chung15
2.3. Yêu cầu về chịu lửa15
2.4. Yêu cầu ngãn cháy16
2.5. Bố cục tổng mặt bằng và bố trí mặt bằng18
2.6. Lối thoẩt nạn21
2.7. Thang máy và thang máy cứu hoả23
2.8. Thiết bị điện và chiếu sáng24
2.9. Thông gió và hút khói27
2.10. Báo cháy và chữa cháy28
2.11. Cấp nước cứu hoả và thiết bị dập lửa cố định29
2.12. Phòng cháy nhà siêu cao tầng30

 

Chương 3: Các biện pháp phòng chống cháy-nổ cho nhà cao tầng

33
3.1. Nguyên nhân gây ra các đám cháy33
3.2. Yêu cầu và phương pháp đối với hệ thống phòng và chống cháy-nổ35
3.2.1. Yêu cầu đối với hệ thống phòng cháy và chống cháy35
3.2.2. Yêu cầu đối với hệ thống phòng ngừa nổ40
3.2.3. Phương pháp phòng cháy chữa cháy42
3.3. Các biện pháp cụ thể phòng ngừa cháy-nổ cho xây dựng nhà cao tầng43
3.3.1. Giải pháp phòng cháy trong thiết kế quy hoạch nhà cao tầng44
3.3.2. Giải pháp phòng cháy trong thiết kế kiến trúc và kết cấu nhà cao tầng56
3.3.3. Những yêu cầu PCCC khi tổ chức công trường xây dựng nhà cao tầng80

 

Chương 4: Giải pháp thoát nạn cho người trong điều kiện cháy

91
4.1. Đặc điểm chuyển động của người khi có cháy91
4.2. Lối, đường thoát nạn, các thời kỳ và yêu cầu thoát người92
4.2.1. Lối và đường thoát nạn92
4.2.2. Các thời kỳ thoát người97
4.2.3. Các yêu cầu đảm bảo thoát người an toàn98
4.3. Thời gian thoát người99
4.4. Phương pháp tổ chức thoát người khi có cháy102
4.4.1. Biện pháp tổ chức thoát nạn cho người khi có cháy102
4.4.2. Hệ thống thông tin về cháy103
4.5. Sơ đồ thoát nạn103
Phụ lục 1: Phòng cháy cho công trình kết cấu thép cao tầng106
Phụ lục 2: Kỹ thuật vận hành các thiết bị phòng chống cháy-nổ khí đốt hoá lỏng đặt trong nhà cao tầng của Trung Quốc114

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980