Tác giả | Đặng Văn Chí |
ISBN | 2017-KTDLDCTTDPD1 |
ISBN điện tử | 978-604-82-7306-4 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2017 |
Danh mục | Đặng Văn Chí |
Số trang | 298 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Cuổn sách “Kỹ thuật đo lường điện và các thuật toán đo phi điện ” được biên soạn nhằm phục vụ cho môn học Kỹ thuật đo lường và thực hành. Đây là tài liệu học tập và nghiên cứu cho sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, ngành Kỹ thuật điện - điện tử, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học chuyên ngành Tự động hóa và cho các cán bộ kỹ thuật làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp, trong các xí nghiệp Mỏ và Dầu khí.
Cuốn sách ra đời sẽ đáp ứng một phần yêu cầu về công tác kỹ thuật đo lường các đại lượng điện, các thuật toán đo các đại lượng phi điện. Nội dung sách được bố cục thành 12 chương nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật đo, thiết bị đo, nguyên lý hoạt động và đặc tính kỹ thuật của các cảm biến đo phi điện, các thuật toán đo các đại lượng vật lý khác nhau, thuật toán đo suy luận, đo thông minh... Đồng thời cũng giúp ích cho sinh viên các ngành kỹ thuật khác muốn tìm hiểu về kỹ thuật đo lường điện - phi điện.
Cuốn sách được biên soạn một phần dựa trên kinh nghiệm giảng dạy môn “Kỹ thuật đo lường và thực hành” của tác giả trong nhiều năm, có sự tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu và sử dụng các kết quả nghiên cứu, ứng dụng của nhiều tác giả khác nhau. Bên cạnh đó cũng trình bày một số kết quả và công trình nghiên cứu của chính tác giả trong đó. Tác giả cố gắng trình bày các nội dung có tính khoa học về thuật toán mềm, thuật toán đo thông minh (đo suy luận) trong công nghiệp chế biến - xử lý dầu khí bằng các hướng dẫn cụ thể, thuật toán rõ ràng và kèm ví dụ minh họa thực tế.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Lý luận chung về đo lường | 5 |
1.1. Đinh nghĩa và phân loại phép đo | 5 |
1.2. Các chuẩn và các đơn vị đo lường cơ bản của hệ thống SI | 6 |
1.3. Các đặc tính cơ bản của dụng cụ đo | 9 |
1.4. Sai số và gia công sai số của phép đo | 11 |
Chương 2. Các chỉ thị đo lường cơ bản | 23 |
2.1. Khái niệm chung | 23 |
2.2. Các bộ phận cơ khí chính của cơ cấu đo | 23 |
2.3. Cơ cấu chỉ thị từ điện | 25 |
2.4. Chỉ thị Logomet - Từ điện | 27 |
2.5. Cơ cấu chỉ thị điện từ | 28 |
2.6. Cơ cấu chỉ thị Logomet điện từ | 30 |
2.7. Cơ cấu chỉ thị điện động | 31 |
2.8. Chỉ thị Logomet điện động | 34 |
2.9. Chỉ thị sắt điện động | 36 |
2.10. Chỉ thị kiểu cảm ứng | 37 |
2.11. Cơ cấu đo tĩnh điện | 40 |
2.12. Cơ cấu chỉ thị tự ghi | 42 |
2.13. Chỉ thị đo hiện số | 44 |
2.14. Chỉ thị đo lường bằng máy tính | 46 |
Chương 3. Đo điên áp và dòng điện | 47 |
3.1. Đo điện áp | 47 |
3.2. Đo dòng điện | 52 |
3.3. Ứng dụng đo dòng ac lớn qua TI, AC_Current_Transducer, |
|
VĐK PIC16f877a | 60 |
Chương 4. Đo điện trở | 64 |
4.1. Đo điện trở trong mạch môt chiều | 64 |
4.2. Đo điện trở bằng phương pháp so sánh với điện trở mẫu........... | 65 |
4.3. Các ví dụ ứng dụng | 70 |
4.4. Đo điện trở cách điện | 73 |
Chương 5. Đo điện dung – điện cảm - hỗ cảm | 76 |
5.1. Đo điện dung (C) | 76 |
5.2. Đo điện cảm (L) | 81 |
5.3. Đo hỗ cảm giữa các cuộn dây | 83 |
Chương 6. Đo công suất và điện năng | 87 |
6.1. Cơ sở chung về đo công suất và năng lượng | 87 |
6.2. Đo công suất tác dụng trong mạch một chiều và xoay chiều một pha | 89 |
6.3. Các phương pháp đo công suất tác dụng trong mạch xoay chiều 3 pha | 93 |
6.4. Đo công suất trong mạch cao áp | 96 |
6.5. Đo điện năng | 97 |
6.6. Đo công suất phản kháng trong mạch xoay chiều 3 pha | 100 |
Chương 7. Đo tần số - góc lệch pha khoảng thời gian |
|
và hệ số công suất cos | 104 |
7.1. Đo tần số | 104 |
7.2. Đo góc lêch pha và hê số công suất cos | 108 |
7.3. Đo góc khoảng thời gian | 113 |
Chương 8. Mạch đo và xử lý kết quả đo | 116 |
8.1. Khái niệm chung | 116 |
8.2. Các đặc tính cơ bản của mạch đo | 116 |
8.3. Mạch tỉ lệ | 118 |
8.4. Mạch khuếch đại (Amplifier) | 124 |
8.5. Mạch xử lý và tính toán | 128 |
8.6. Mạch so sánh (Comparator) | 135 |
8.7. Mạch tạo hàm | 141 |
8.8. Mạch đo sử dụng vi xử lý | 144 |
Chương 9. Chuyển đổi tín hiệu và đo lường hiện số | 150 |
9.1. Biến đổi số - tương tự (DAC) | 150 |
9.2. Biến đổi tương tự - số (ADC) | 157 |
Chương 10. Thuật toán đo các đại lượng điện | 174 |
10.1. Tổng quan về các hệ thống đo lường | 174 |
10.2. Các thiết bị Transmitter - Transducers - Converters. | 178 |
10.3. Thuật toán đo dòng điện | 198 |
10.4. Thuật toán đo điện áp | 207 |
10.5. Thuật toán đo công suất tác dụng p(w) | 210 |
Chương 11. Thuật toán đo các đại lượng phi điện | 214 |
11.1. Thuật toán đo nhiệt đô | 214 |
11.2. Thuật toán đo tốc độ vòng quay | 226 |
11.3. Thuật toán đo áp suất, lực và trọng lượng | 235 |
11.4. Thuật toán đo lưu lượng chất lỏng, chất khí và chất rắn | 245 |
Chương 12. Thiết bị đo nồng độ và thuật toán thông minh xác định chỉ tiêu chất lượng dầu mỏ | 253 |
12.1. Lý thuyết phân tích thành phần hỗn hợp bậc hai, giả bậc 2 của chất lỏng và chất khí | 253 |
12.2. Thiết bị phân tích khí nhiệt dẫn | 256 |
12.3. Thiết bị phân tích khí khuếch tán | 258 |
12.4. Thiết bị phân tích từ | 260 |
12.5. Thiết bị phân tích khí hấp thu | 262 |
12.6. Thiết bị phân tích hóa hơi và ngưng tụ | 263 |
12.7. Thiết bị phân tích điện môi | 265 |
12.8. Truyền dữ liệu trong kỹ thuật đo | 267 |
12.9. Tạp nhiễu trong tín hiệu đo và cách xử lý | 268 |
12.10. Cảm biến mềm, các thuật toán xử lý cho cảm biến mềm | 271 |
Tài liệu tham khảo | 294 |