Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kinh tế xây dựng (Sách chuyên khảo)
4.5
534
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảNCS.ThS. Bùi Việt Thi
ISBN978-604-82-7484-9
ISBN điện tử978-604-82-6872-5
Khổ sách17x24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2023
Danh mụcNCS.ThS. Bùi Việt Thi
Số trang412
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Công nghiệp xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, phát triển theo quy luật kinh tế khách quan của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của ngành xây dựng là kết quả của sự đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, quy mô các công trình xây dựng ngày càng lớn, nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng. Hàng năm ngành xây dựng sử dụng lượng vốn ngân sách và các nguồn vốn đầu tư khác với tỷ lệ cao. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế cho ngành xây dựng nói chung và nghiên cứu kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường nói riêng là việc làm cần thiết.

Khoa học kinh tế xây dựng bao gồm nhiều nội dung phong phú và có tính chất liên ngành. Cuốn sách này tác giả đề cập đến một số vấn đề cơ bản liên quan đến kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường như: Tổ chức bộ máy quản lý ngành xây dựng; đầu tư, dự án đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng; hiệu quả kinh tế của đầu tư xây dựng; tiến bộ khoa học - công nghệ trong ngành xây dựng; kinh tế trong thiết kế xây dựng; phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng; tổ chức lao động và tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp xây dựng.

Mục tiêu xuyên suốt khi nghiên cứu kinh tế xây dựng gồm: Sử dụng vật tư tiết kiệm nhất, hao phí máy móc - thiết bị nhỏ nhất, tốn ít nhân lực nhất, thời gian xây dựng ngắn nhất, chi phí (tiền vốn) đầu tư bé nhất với năng suất lao động lớn nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất, trước mắt lấy công nghiệp hóa và hiện đại hóa làm trung tâm.

Ngoài việc phục vụ cho công tác đào tạo hệ đại học, cuốn sách còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực kinh tế trong ngành xây dựng.

Xem đầy đủ
Chương mở đầu. Khái niệm, đối tượng, phương pháp và mục tiêu
 nghiên cứu kinh tế xây dựng
 
1. Khái niệm về kinh tế và kinh tế xây dựng7
2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn kinh tế xây dựng10
3. Phương pháp nghiên cứu và mục tiêu của môn kinh tế xây dựng13
Chương 1. Tổ chức quản lý trong xây dựng 
1.1. Ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân15
1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm và sản xuất xây dựng 
tác động tới kinh tế xây dựng
18
1.3. Thị trường, thị trường xây dựng và đặc điểm của kinh tế thị trường
 trong xây dựng
23
1.4. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngành xây dựng29
Chương 2. Đầu tư, dự án đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng 
2.1. Khái niệm liên quan đến đầu tư và dự án đầu tư37
2.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng62
2.3. Trình tự đầu tư xây dựng và các vấn đề kinh tế liên quan71
2.4. Khái niệm, phân loại dự án đầu tư xây dựng78
2.5. Trình tự lập dự án đầu tư xây dựng81
2.6. Nội dung chính của dự án đầu tư xây dựng87
2.7. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng92
2.8. Quản lý nhà nước về đầu tư và đầu tư xây dựng97
Chương 3. Hiệu quả kinh tế của đầu tư xây dựng 
3.1. Khái niệm, phân loại và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư xây dựng105
3.2. Các quan điểm, các nguyên tắc và tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng108
3.3. Giá trị tiền tệ theo thời gian và dòng tiền của dự án đầu tư xây dựng118
3.4. Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng133
Chương 4. Tiến bộ khoa học - công nghệ trong xây dựng 
4.1. Khái niệm, nội dung, vai trò và phương hướng của tiến bộ khoa học
 công nghệ trong ngành xây dựng
145
4.2. Đặc trưng cơ bản của tiến bộ khoa học công nghệ158
4.3. Phương pháp chung đánh giá kinh tế các phương án ứng dụng khoa học
 công nghệ trong xây dựng
182
4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư kỹ thuật mới trong
 xây dựng
187
Chương 5. Cơ sở lý luận và kinh tế trong thiết kế xây dựng 
5.1. Khái niệm và ý nghĩa của công tác thiết kế198
5.2. Tổ chức công tác thiết kế xây dựng200
5.3. Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong thiết kế206
5.4. Nội dung của hồ sơ thiết kế218
5.5. Các phương pháp so sánh phương án thiết kế221
Chương 6. Phương pháp xác định và quản lý chi phí trong xây dựng 
6.1. Khái niệm, đặc điểm của chi phí đầu tư xây dựng235
6.2. Chi phí đầu tư xây dựng công trình240
6.3. Phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng255
6.4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng292
Chương 7. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng 
7.1. Khái niệm chung về vốn của doanh nghiệp xây dựng316
7.2. Vốn cố định của doanh nghiệp xây dựng321
7.3. Vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng350
Chương 8. Lao động và tiền lương trong doanh nghiệp xây dựng 
8.1. Tổ chức lao động trong doanh nghiệp xây dựng359
8.2. Năng suất lao động trong doanh nghiệp xây dựng371
8.3. Tiền lương trong doanh nghiệp xây dựng384
Tài liệu tham khảo407
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4979