Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kiến trúc và môi sinh
4.5
831
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Huy Côn
ISBN1169/XB-QLXB-7
ISBN điện tử978-604-82-5595-4
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2004
Danh mụcNguyễn Huy Côn
Số trang194
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết và mang tính toàn cầu. Môi sinh của con người có những nhân tố không khống chế được và những nhân tố khống chế được. Loại nhân tố thử nhất nếu nghiên cứu và tính kể đến đầy đủ sẽ tạo điều kiện xây dựng sát hợp với thực tế hơn trên một vùng lãnh thổ đã cho. Loại nhân tố thứ hai nếu có những thông tin đầy đủ về mọi mặt kinh tế- xã hội và kĩ thuật thì cho phép xác định tối ưu các phương án trong xây dựng. Vì vậy, kiến trúc xây dựng hơn bất cứ ngành nào khác phải gắn chặt với kế hoạch bảo vệ môi sinh.

“Kiến trúc là sự thống nhất của nghệ thuật và khoa học trong việc hình thành môi sinh của con người". Nhận định này của Đại hội KTS quốc tế lần thứ 14 tại Vacsava cách đây hơn 20 năm vẫn còn nguyên giá trị. Con người sống, làm việc và sinh hoạt trong không gian kiến trúc với cấc điều kiện tự nhiên và nhân tạo khác nhau cần biết cách lợi dụng triệt để các điều kiện thuận lợi của khí hậu thiên nhiên và chống lại các tác hại của khí hậu, hiểm hoạ của thiên nhiên, biết cách xây nhà, bố trí nội thất, tổ chức cuộc sống trong không gian của công trình kiến trúc cũng như trong không gian đô thị, nông thôn một cách hợp vệ sinh. Việc làm này càng khó khăn khi có những thách thức to lớn như biến đổi khí hậu và những hậu quả của việc phá vỡ cân bằng sinh thái trong từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Biết phát huy cái gì, chống tránh cái gì, chúng ta mới thực hiện được những ước mơ về một nền kiến trúc dân tộc và hiện đại, vốn có mối quan hệ khăng khít với môi trường khí hậu và con người bản địa.

Để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan nói trên, cần kết hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như vật lý học, khí hậu học, sinh thái học,y học, kĩ thuật kiến trúc và vệ sinh lao động. 

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

5

Chương 1. Mối quan hệ tay ba

 

Từ một câu phương ngôn quen thuộc

7

Quan hệ tay ba

14

Khí hậu địa phương và kiến trúc dân gian

17

Ngôi nhà cổ truyền Việt Nam

20

Một môn khoa học ứng dụng quan trọng

26

Chương 2. Khí hậu nhiệt đới và kiến trúc

 

Ngó nhìn chung quanh thế giới nhiệt đới

29

Nóng ẩm và nóng khô

30

Xây dựng nhiệt đới

33

Các đặc điểm khí hậu cần quan tâm trong thiết kế và xây dựng

38

Phơn Trường Sơn với con người và kiến trúc

41

Chương 3. Sự thích nghi của con người với khí hậu

 

Con người, địa phương và cảm giác

47

Một số dạng thời tiết đặc biệt có ảnh hưởng đến cảm giác

48

Người Việt Nam ta thích nghi với nóng ẩm như thế nào ?

52

Thước đo cảm giác

53

Vùng tiện nghi nhiệt của người Việt Nam

57

Chương 4. Cơ sở quan trọng của công nghiệp hoá xây dựng

 

Nhu cầu về nhà ở

59

Vấn đề không đơn giản

60

Bắt đầu từ việc gì ?

62

Vùng khí hậu xây dựng và giải pháp

64

Chương 5. Môi trường và xây dựng

 

Từ vũ trụ nhìn về Trái đất

69

Cũng là can phạm

70

Một sự thật không thể chối cãi

72

Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo

74

Đô thị hoá và công nghiệp hóa với ô nhiễm môi trường sống

75

Về ô nhiễm mòi trường đất

79

Gây hậu quả nghiêm trọng

80

Môi trường ánh sáng

82

Độ rọi tới hạn

83

Khí hậu ánh sáng

84

Thống nhất giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo

90

Đô thị và tiếng ồn

92

Phân loại và đặc điểm nguồn ồn đô thị

94

Giao thông và tiếng ồn

96

Càng phát triển càng ồn...

98

Bức tranh "ồn" đô thị

101

Chương 6. Môi trường trong nhà

 

Vi khí hậu phòng ở

105

Chế độ nhiệt - ẩm

107

Các biện pháp cần thiết

111

Không khí trong phòng có sạch không ?

116

Chương 7. Góp phần cải thiện chất lượng vi khí hậu nhà

 

Cây xanh: lá phổi của thành phố

118

Từ nhà cao đến cửa rộng

122

Yếu tố có nhiều ưu điểm

133

Tổ chức thông gió tự nhiên

136

Đừng lo gió lùa

139

Máy điều hoà không khí không chỉ mang lại sự dễ chịu

141

Chương 8. Môi trường trong tương lai

 

Khí hậu tương lai

143

Hiệu ứng nhà kính vẫn tiếp diễn

144

Hiểm hoạ môi trường toàn cầu về nước

145

Hiểm họa từ ô nhiễm... ánh đèn điện

147

Mười biện pháp chống ô nhiễm do giao thông đô thị

150

Thiên tai: hiểm hoạ lớn của môi sinh

154

Phòng chống hiểm hoạ động đất

156

Môi trường xây dựng ở Việt Nam: thách thức và giải pháp

161

Chương 9. Kiến trúc sinh thái

 

Mấy vấn đề về sinh thái đô thị

167

Nhà ở sinh thái

171

"Nhà Mặt trời"

173

Nhà chọc trời màu xanh

178

Nhà ở Việt Nam trong tương lai

183

Vĩ thanh

188

Tài liệu tham khảo chính

190

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989