Tác giả | Trần Minh Tùng |
ISBN | 978-604-82-6962-3 |
ISBN điện tử | 978-604-82-7090-2 |
Khổ sách | 20,5 x 20,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2022 |
Danh mục | Trần Minh Tùng |
Số trang | 241 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Kiến trúc - ngành nghệ thuật đầu tiên trong số bảy ngành nghệ thuật của con người bởi gắn liền với nhân loại ngay từ thuở sơ khai nhất khi con người chuyển hóa thành động vật bậc cao nhưng vẫn được thừa hưởng tập tính “làm tổ” từ nguồn gốc động vật của mình. Nhưng với sự phát triển từng bước làm chủ hành vi công cụ và hành vi xây dựng, “tổ” của con người khác biệt hẳn so với tổ các giống loài động vật khác khi con người đã gắn những quan điểm, những sáng tạo, những cách thức thực hành của mình vào việc kiến tạo “tổ” dựa trên những hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội để giúp con người tồn tại và phát triển tốt hơn, chủ động phòng chống những mối đe dọa luôn trực chờ và bủa vây xung quanh trong một thế giới đầy thú vị nhưng cũng đầy nỗi bất an, bởi xét cho cùng, loài người được xem là một trong những sinh vật “yếu ớt” vì ngoại trừ bộ óc vĩ đại thì các phần cơ thể khác của con người lại không được tạo hóa “ban tặng” cho những khả năng vượt trội như các loài động vật.
Con người chạy không nhanh, bơi không giỏi, bay không biết, lại không có răng nanh và móng vuốt, không có cơ thể to lớn và cơ bắp khỏe, không có bộ lông điều hòa nhiệt... Vì vậy, kiến trúc như một “tiểu môi trường” quan trọng làm chỗ nương tựa của con người. Từ đó, kiến trúc phát triển là do con người, của con người và vì con người. Nhưng rồi con người đã quá tự hào về những sáng tạo của mình, theo đuổi những tham vọng “cao cả” hơn rất nhiều nên đôi lúc kiến trúc lại rời xa mất những xuất phát điểm, những mục tiêu ban đầu do chính con người đặt ra. May mắn thay, gần đây, các xu hướng thực hành kiến trúc và những người hành nghề kiến trúc đã xác định lại sứ mệnh xã hội, quay trở lại với nguồn gốc con người của kiến trúc.
Chủ nghĩa nhân văn mới đã hiện hữu như một chiến lược nhận thức chung của loài người nói chung, của giới kiến trúc nói riêng để ứng phó với những bấp bênh và bất định của toàn cầu hóa, của sự cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu, của tiêu dùng quá độ và hủy diệt văn hóa...
Chương 1 | 11 |
Mối qua hệ giữa con người, thiên nhiên và kiến trúc | |
| 1.1 | | 12 |
Khai thác tự nhiên và kiến tạo môi trường xây dựng | |
| 1.2 | | 20 |
Sáng tạo và cải thiện môi trường thông qua kiến trúc | |
| 1.3 | | 28 |
Sự kết hợp giữa sáng tạo của con người với chức năng, hình thức và ý nghĩa trong kiến trúc | |
Chương 2 | 39 |
Kiến trúc của con người, do con người và vì con người | |
| 2.1 | | 40 |
Kiến trúc hữu danh: Khi kiến trúc được thiết kế bởi kiến trúc sư | |
kế bởi kiến trúc sư | 41 |
| 2.2 | | 51 |
Kiến trúc vô danh: Khi kiến trúc không có kiến trúc sư | |
| 2.3 | | 64 |
Tỷ lệ con người và yếu tố con người trong kiến trúc | |
| 2.4 | | 79 |
Kiến trúc vì con người | |
Chương 3 | 87 |
Thực hành kiến trúc dưới góc Độ nhân | |
| 3.1 | | 88 |
Sự thích ứng của kiến trúc | |
| 3.2 | | 94 |
Kinh nghiệm và thực hành kiến trúc truyền thống | |
| 3.3 | | 113 |
Từ kiến trúc bản địa đến kiến trúc bền vững | |
Chương 4 | 131 |
Kiến trúc việt nam giữa dòng chày văn hóa Đông - Tây | |
| 4.1 | | 132 |
Phương Đông và phương Tây | 133 |
| 4.2 | | 165 |
Việt Nam | 166 |
Kết luận | 223 |
Tài liệu tham khảo | 227 |