Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kiến trúc nhà hát
4.5
930
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảHoàng Đạo Cung
ISBN978-604-82-0277-4
ISBN điện tử978-604-82-5886-3
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2014
Danh mụcHoàng Đạo Cung
Số trang278
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Nhà hát và nghệ thuật sân khấu là một phần quan trọng của nền văn hóa nhân loại. Trải qua lịch sử phát triển 2.500 năm, nghệ thuật sân khấu và nhà hát, với sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đông đảo quần chúng, với khả năng mang tải các dòng tư tưởng triết học, các xu hướng chính trị - xã hội, các trào lưu văn hóa, bằng phương tiện nghệ thuật tổng hợp cả văn học - thi ca - âm nhạc - tạo hình - diễn xuất - vũ đạo, nghệ thuật sân khấu luôn luôn tác động trực tiếp tới tâm thức số đông và qua đó có ảnh hưởng tới chính trị - xã hội.

Trước khi xuất hiện điện ảnh, sân khấu là ngành văn hóa - nghệ thuật tổng hợp nhất, có sức hấp dẫn, sức thuyết phục sâu rộng nhất và trực tiếp nhất. Trải qua các bước thăng trầm của lịch sử thế giới và lịch sử hầu hết các dân tộc, nghệ thuật sân khấu luôn luôn là diễn đàn của nhân dân, của văn hóa, của cuộc sống. Các nền chính trị, các thế lực cầm quyền, các tôn giáo cũng đều sử dụng nghệ thuật sân khấu làm công cụ giáo dục và tuyên ngôn phục vụ quyền lợi của mình. Các cuộc cách mạng và biến động xã hội cũng sử dụng sân khấu như một mặt trận tuyên truyền đầy hiệu quả. Đối với nhân dân, sân khấu luôn luôn là sức hấp dẫn, là nơi hưởng thụ văn hóa - tinh thần, là lớp học buổi tối không thể thiếu được cho mọi thành phần, mọi lứa tuổi.

Đầu thế kỷ XX, điện ảnh xuất hiện. Ngành nghệ thuật thứ bảy này có sức hấp dẫn mãnh liệt bởi đó là ngành nghệ thuật tổng hợp nhất, bao gồm tất cả mọi ngành nghệ thuật khác, kể cả nghệ thuật sân khấu. Với khả năng biểu hiện chưa từng có, với các phương tiện kỹ thuật cải tiến hết sức nhanh chóng, điện ảnh phát triển như vũ bão. Rạp chiếu bóng xuất hiện khắp nơi, có nhiều rạp chiếu bóng khổng lồ. Trong nửa đầu thế kỷ XX điện ảnh dường như chiếm lĩnh toàn bộ khán giả. Các nhà hát vắng vẻ, điêu tàn, hầu như chỉ còn trông vào số khán giả già nua, hoài cổ.

Tuy nhiên, vào đúng giữa thế kỷ, như M. Silverman viết "Nhà hát, cái ông già cũ kỹ mà kỳ ảo ấy, bỗng nhiên và bất ngờ tìm lại được sức mạnh thần diệu của mình và bước vào một giai đoạn phát triển rực rỡ. Dấu hiệu là sự xuất hiện trên toàn thế giới hàng loạt những tác phẩm sân khấu đa dạng và đặc sắc. Kéo theo đó là sự bùng phát chưa từng có của kiến trúc nhà hát. Có người gọi đó là "boom" - sự bùng nổ, có người gọi là "renaissance" - sự phục hưng. Dù gọi là gì đi nữa, thì cũng để chỉ một giai đoạn phát triển phi thường thiết kế kiến trúc nhà hát". Trong kiến trúc nhà hát nảy sinh hàng loạt vấn đề và hàng loạt giải pháp mà trung tâm là việc ứng dụng các thành tựu mới nhất của khoa học - kỹ thuật - công nghệ trong nhà hát...

Quan điểm của các nhà chuyên môn rất khác biệt nhau trong vấn đề này. Có người cho rằng, nhà đạo diễn và nhà bài trí mong muốn được giải phóng sức sáng tạo, thoát khỏi những phép tắc cổ điển lâu nay vẫn gò bó trong khuôn khổ sân khấu khung tranh. Người khác cho rằng phải tạo điều kiện để nhà đạo diễn có thể mỗi tối dựng lên một không gian biểu diễn theo ý mình, kể cả sân khấu khung tranh. Thậm chí, đạo diễn có thể ngay trong một tối diễn tạo, ra các không gian biểu diễn khác nhau, như thể nhà hát không còn là công trình nữa, mà là một thiết bị, một bộ máy hết sức cơ động. Có người muốn tạo cho đạo diễn khả năng thay đổi bài trí, thay cảnh gần như điện ảnh, ganh đua với điện ảnh. Những người khác lại hoàn toàn chống lại quan điểm này, họ cho rằng diễn viên với trang phục, tài năng và cảm hứng diễn xuất là tất cả những gì làm nên nghệ thuật sân khấu chứ không phải những máy móc, thiết bị với hàng ngàn nút bấm. Những người cực đoan nói: "Hãy cho tôi một bục gỗ, thế thôi. Kịch bản và diễn xuất quyết định tất thảy". Nhiều nhà hoạt động sân khấu chỉ muốn giữ nguyên sân khấu truyền thống, tức là sân khấu khung tranh, sân khấu Barốc.

Trong sự tái sinh, trong cuộc phát triển rầm rộ của nghệ thuật sân khấu và kiến trúc nhà hát kéo dài suốt nửa cuối thế kỷ XX, thực tế vẫn tồn tại hai xu hướng có phần trái ngược nhau:

- Nhà hát tạo ảo giác.

- Nhà hát chống ảo giác, nhà hát tỉnh táo.

Cả hai xu hướng cùng phát triển và tạo nên một sự phong phú chưa từng có trong nghệ thuật sân khấu và kiến trúc nhà hát. Sự phát triển kiến trúc nhà hát đã góp một phần quan trọng trong lý luận và thực tiễn phát triển kiến trúc công cộng trong thời gian hiện đại.

* *

*

Nghiên cứu về kiến trúc nhà hát, trước hết là để thấu hiểu và có thể thiết kế nhà hát một cách tốt nhất. Đồng thời, nghiên cứu về kiến trúc nhà hát cũng là nghiên cứu về một thể loại công trình kiến trúc dân dụng, công cộng hết sức phong phú và tinh tế, từ đó mở rộng nhãn quan kỹ thuật - nghệ thuật - xã hội của những người thiết kế kiến trúc, xây dựng và những người quan tâm đến khoa học - nghệ thuật kiến trúc.

Xem đầy đủ

MỤC LỤC

Chương 1. Những khái niệm cơ bản trong kiến trúc nhà hát

Chương 2. Sơ lược lịch sủ kiến trúc nhà hát

Chương 3. Thiết kế nhà hát

Chương 4. Các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt của nhà hát

Giới thiệu các nhà hát

Thay cho lời kết

Thư mục

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980