Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kiến trúc năng lượng và môi trường
4.5
1258
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNgô Thám
ISBN2012-ktnlvmt
ISBN điện tử978-604-82-4190-2
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2012
Danh mụcNgô Thám
Số trang193
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Sử dụng năng lượng và sự ô nhiễm môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiện nay nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ cho cuộc sống của con người, năng lượng cho sản xuất ngày một tăng cao. Quá trình sử dụng năng lượng đã sinh ra các chất ô nhiễm gây hiệu ứng nhà kính như: CO2, CH4, CFC... làm tăng nhiệt độ của Trái Đất, tác động tới sự biến đổi khí hậu gây bất lợi cho sự sống.

Nhằm ngăn chặn những thảm hoạ do biến đổi khí hậu, tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Riode Janeiro - Brazil tháng 6- 1992, gồm có 155 quốc gia tham dự (trong đó có Việt Nam), đã ký Công ước chung về chương trình hành động Bảo vệ môi trường phát triển bền vững của toàn cầu (Agenda 21).

Hầu hết các nước trên thế giới đã thiết lập chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư, những nhà quản lý, đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng cũng như trong quá trình vận hành công trình, sử dụng các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao. Việc làm đó không những góp phần tiết kiệm năng lượng mà còn tích cực góp phần bảo vệ môi trường.

Chính phủ Việt Nam cũng đã chính thức ban hành Định hướng phát triển bền vững quốc gia. Chương trình Agenda 21 Việt Nam và chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia, Chương trình mục tiêu tiết kiệm năng lượng quốc gia. 

Trong những năm qua, từ khi có chính sách mở cửa kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng công trình nhà ở, các công trình công cộng... đã gia tăng một cách nhanh chóng. Đây là những đối tượng tiêu thụ năng lượng lớn cần phải có chính sách thích hợp để quản lý , khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần tích cực vào chương trình mục tiêu tiết kiệm năng lượng Quốc gia.

Sử dụng năng lượng và ô nhiễm môi trường có quan hệ mật thiết với nhau. Việc làm chủ và kiểm soát được sự tiêu thụ năng lượng có hiệu quả là vô cùng cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và hạn chế ô nhiễm môi trường. Để giúp bạn đọc nhận thức rõ hơn về vấn đề này trong các công trình kiến trúc, chúng tôi biên soạn cuốn sách này.

Kết cấu nội dung cuốn sách gồm 13 chương: Chương 1: Năng lượng và môi trường trong công trình xây dựng; Chương 2: Kiến trúc sinh thái và kiến trúc bền vững; Chương 3: Kinh nghiệm kiến trúc truyền thống Việt Nam và sử dụng tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng ở một số nước trên thế giới; Chương 4: Giải pháp quy hoạch thiết kế công trình xây dựng; Chương 5: Giải pháp thiết kế lớp vỏ công trình; Chương 6: Hệ thống chiếu sáng; Chương 7: Hệ thống thông gió và điều hòa không khí; Chương 8: Hệ thống trang thiết bị công trình; Chương 9: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng - Các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao; Chương 10: Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong công trình xây dựng; Chương 11: Thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường trong các dự án quy hoạch và đầu tư xây dựng; Chương 12: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình; Chương 13: Thí dụ minh họa nâng cao hiệu suất năng lượng sử dụng trong các tòa nhà.

Quyển sách ra đời mong muốn giúp ích cho các nhà thiết kế, các nhà đầu tư xây dựng, các nhà quản lý, sinh viên các trường đại học chuyên ngành những thông tin cần thiết trong việc quy hoạch, thiết kế công trình, lựa chọn hệ thống trang thiết bị đáp ứng yêu cầu sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong các công trình xây dựng.                                                                                  

Xem đầy đủ

Mục Lục

 

Trang

Lời nói đầu

3

Chương 1. Năng lượng và môi trường trong công trình xây dựng 

 

1.1. Năng lượng và môi trường

5

1.2. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

10

Chương 2. Kiến trúc sinh thái và kiến trúc bền vững

 

2.1. Khái niệm

14

2.2. Kiến trúc Hiệu suất Năng lượng

17

2.3. Các giải pháp thiết kế Kiến trúc Sinh khí hậu

18

Chương 3. Kinh nghiệm kiến trúc truyền thống Việt Nam và sử dụng

tiết kiệm năng lượng trong công trình xây dựng một số nước trên thế giới

3.1. Đặc điểm khí hậu Việt Nam

23

3.2. Đặc điểm hoạt động của mặt trời tại Việt Nam

23

3.3. Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam

24

3.4. Kinh nghiệm xử lý kiến trúc truyền thống Việt Nam

27

3.5. Kinh nghiệm thiết kế xây dựng, quản lý sử dụng và quan điểm thiết kế

 

   các công trình tiết kiệm năng lượng ở một số nước trên thế giới

38

Chương 4. Quy hoạch thiết kế công trình xây dựng

 

4.1. Môi trường và công trình kiến trúc

45

4.2. Xác định hướng công trình

46

4.3. Khoảng cách công trình và thông gió tự nhiên trong khu đất xây dựng

46

4.4. Cây xanh và môi trường sinh thái

53

Chương 5. Giải pháp thiết kế lớp vỏ công trình

 

5.1. Lớp vỏ công trình

55

5.2. Hướng nào cho nhà là tốt nhất

55

5.3. Định vị cửa sổ

56

5.4. Lỗ thông hơi

58

5.5. Thiết bị che nắng

58

5.6. Thông thoáng tự nhiên

59

5.7. Hấp giải nhiệt

62

5.8. Sự cách nhiệt

64

Chương 6. Hệ thống chiếu sáng

 

6.1. Khái niệm chung

67

6.2. Yêu cầu về chiếu sáng

68

6.3. Khai thác chiếu sáng tự nhiên

69

6.4. Chiếu sáng nhân tạo

70

6.5. Chiếu sáng tiện ích

77

6.6. Tiêu chuẩn chiếu sáng- TCXD 16: 1986

81

6.7. Các hệ thống điều khiển nguồn sáng

95

Chương 7. Thông gió và điều hoà không khí

 

7.1. Khái niệm thông gió và điều hoà không khí 

97

7.2. Cấp điều hoà của hệ thống điều hoà không khí, chọn thông số tính toán

102

7.3. Hệ thống điều hoà không khí

104

7.4. Lắp đặt thiết bị của hệ thống thông gió và điều hoà không khí

115

Chương 8. Hệ thống trang thiết bị trong công trình

 

8.1. Thang máy

119

8.2. Thiết bị đun nước nóng

126

8.3. Máy sấy tay

127

8.4. Khoá van nước tự động

127

8.5. Hệ thống bồn tiểu rửa nước dạng phân ly

129

8.6. Trạm bơm nước

129

8.7. Hệ thống điện nhẹ

129

Chương 9. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng - Thiết bị có hiệu suất năng lượng cao

 

9.1. Khái niệm thiết bị có hiệu suất năng lượng cao

130

9.2. Tiềm năng tiết kiệm điện của Việt Nam

132

Chương 10. Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong công trình xây dựng

 

10.1. Ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp

137

10.2. Các giải pháp giảm ô nhiễm

137

10.3. Quản lý chất thải rắn

138

10.4. Các giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị

139

Chương 11. Thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường trong các dự án quy hoạch và đầu tư xây dựng

 

                         

 

11.1. Công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

141

11.2. Công tác ĐTM trong các dự án đầu tư

144

11.3. Công tác ĐTM trong các dự án quy hoạch phát triển và quy hoạch xây dựng

145

Chương 12. Phòng chống cháy cho công trình

 

12.1. Quy định chung

148

12.2. Các khái niệm và định nghĩa

148

12.3. Tính chịu lửa của vật liệu và cấu kiện xây dựng của công trình

154

12.4. Các bộ phận ngăn cháy

159

12.5. Lối thoát nạn

160

12.6. Yêu cầu về giao thông và khoảng cách phòng chữa cháy

171

Chương 13. Thí dụ minh họa - Nâng cao hiệu suất năng lượng sử dụng

 

                          trong các tòa nhà

 

13.1. Kiểm toán sơ bộ tòa nhà

176

13.2. Hệ thống quản lý

177

13.3. Cải thiện các máy lạnh

177

13.4. Cải thiện các bơm nước lạnh

178

13.5. Cải thiện bơm nước của bộ ngưng tụ

179

13.6. Cải thiện tháp giải nhiệt

180

13.7. Cải thiện quạt gió của dàn lạnh

180

13.8. Trữ nước lạnh

181

13.9. Sử dụng các chấn lưu điện tử

182

13.10. Sử dụng các đèn huỳnh quang hiệu suất cao

182

13.11. Lắp đặt các bộ cảm biến phát hiện có người 

183

13.12. Chiếu sáng theo ánh sáng ban ngày

184

13.13. Thay thế các đèn đốt tim bằng các đèn tiết kiệm năng lượng

184

13.14. Thay thế các đèn báo hiệu lối ra

185

13.15. Dừng các máy biến áp 

185

13.16. Thay đổi các bộ chuyển đổi một chiều ra xoay chiều 

186

13.17. Mua các máy tính và máy in tiết kiệm năng lượng 

187

13.18. Tóm lược các biện pháp cải thiện đề nghị 

187

13.19. Quy hoạch các biện pháp cải thiện 

188

Tài liệu tham khảo

189

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980