Tác giả | Vũ Quốc Anh |
ISBN | 978-604-82-7044-5 |
ISBN điện tử | 978-604-82-7255-5 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2022 |
Danh mục | Vũ Quốc Anh |
Số trang | 341 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Hiện nay, kết cấu thép tạo hình nguội được sử dụng phổ biến và đa dạng trên thế giới. Kết cấu này dùng để làm nhà nhiều tầng, sàn liên hợp, giàn không gian, mái vỏ mỏng, nhà nhịp lớn, nhà công nghiệp, tấm mái, tấm tường và các bộ phận kiến trúc. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số công ty liên doanh đã triển khai áp dụng rộng rãi loại kết cấu này trong nhiều công trình xây dựng có công năng rất khác nhau.
So với kết cấu thép cán nóng truyền thống, việc sử dụng kết cấu thép tạo hình nguội cho phép giảm đáng kể chi phí vật liệu, phù hợp với điều kiện chế tạo và sản xuất hàng loạt nhờ các dây chuyền hiện đại thuận tiện trong việc bảo quản, vận chuyển và cẩu lắp. Đồng thời, kết cấu thép tạo hình nguội có nhiều điểm khác biệt trong cấu tạo và tính toán so với kết cấu thép cán nóng truyền thống. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Bắc Mỹ, Châu Úc, Châu Âu, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc hay Ấn Độ đã ban hành tiêu chuẩn tính toán kết cấu thép tạo hình nguội. Ở Việt Nam, tài liệu đề cập đến loại kết cấu này còn hạn chế, và thiết kế loại kết cấu này chưa được đề cập đến trong tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép hiện hành.
Hiện tại và trong tương lai, nhu cầu sử dụng kết cấu thép tạo hình nguội cho công trình ngày càng nhiều song cho đến nay tài liệu tham khảo và hướng dẫn để phục vụ thiết kế dạng kết cấu này còn chưa nhiều và rời rạc. Từ đó ý tưởng về một cuốn sách trình bày một cách hệ thống từ cơ sở lý thuyết đến áp dụng tính toán kết cấu thép tạo hình nguội được hình thành. Cuốn sách được biên soạn dựa trên hệ thống Tiêu chuẩn của Mỹ AISI S100-16 bởi nó mang tính cập nhật và hoàn chỉnh nhất, cho phép có thể áp dụng những kết quả nghiên cứu và phương pháp thiết kế mới nhất về loại kết cấu này.
Cuốn sách “Kết cấu thép tạo hình nguội” trình bày các vấn đề chung nhất từ đặc trưng ứng suất-biến dạng của vật liệu, phương pháp sản xuất, lịch sử phát triển của loại kết cấu này và ứng dụng hiện tại trên thế giới cũng như Việt nam đến các vấn đề cơ sở lý thuyết bao gồm các dạng mất ổn định trong kết cấu thép tạo hình nguội làm căn cứ cho việc phát triển các phương pháp tính toán trong thiết kế. Các nghiên cứu mới nhất về các vấn đề liên quan bao gồm ứng suất dư, sai lệch hình học, phân tích mất ổn định của tiết diện nguyên hay tiết diện có lỗ khoét và các phương pháp áp dụng trong thiết kế cũng được đề cập. Sau khi nắm được tổng thể về việc nghiên cứu và thiết kế về loại kết cấu này, cuốn sách hướng dẫn chi tiết cho việc thiết kế các loại cấu kiện từ chịu nén, uốn, cắt, ép dập bản bụng đến các trường hợp chịu lực kết hợp, thiết kế các chi tiết liên kết và tính toán một số dạng cấu kiện tổ hợp.
Cấu trúc cuốn sách gồm có 08 chương được phân công viên soạn như sau: PGS.TS.Vũ Quốc Anh làm chủ biên và tham gia biên soạn các chương 3, 4 và chương 6; TS. Phạm Ngọc Hiếu tham gia biên soạn các chương 1 và chương 2; ThS. Vũ Quang Duẩn tham gia biên soạn chương 5 và chương 7; ThS. Hoàng Anh Toàn tham gia biên soạn chương 8 và các nội dung phụ lục của tài liệu.
Cuốn sách là giáo trình cho học viên cao học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và cũng là tài liệu hướng dẫn, tham khảo hữu ích cho các nhà đầu tư và các kỹ sư thiết kế khi lựa chọn phương án và thiết kế công trình sử dụng kết cấu thép tạo hình nguội.
trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Giới thiệu về kết cấu thép tạo hình nguội |
|
1.1. Vật liệu | 5 |
1.2. Phương pháp sản xuất | 9 |
1.3. Ảnh hưởng của quá trình tạo hình nguội đến tính chất cơ học của thép | 11 |
1.4. Sai lệch hình học trong kết cấu tạo hình nguội | 16 |
1.5. Lịch sử phát triển của kết cấu thép tạo hình nguội | 20 |
1.6. Các tiết diện thép tạo hình nguội và ứng dụng | 27 |
1.7. Các ứng dụng của kết cấu thép tạo hình nguội tại Việt Nam | 33 |
Chương 2. Cơ sở lý thuyết tính toán cấu kiện thép tạo hình nguội |
|
2.1. Mất ổn định của cấu kiện thép tạo hình nguội | 37 |
2.2. Mất ổn định tổng thể | 39 |
2.3. Mất ổn định của tấm phẳng và phương pháp bề rộng hữu hiệu | 41 |
2.4. Phương pháp cường độ trực tiếp với các dạng mất ổn định cục bộ |
|
và mất ổn định méo của tiết diện | 44 |
2.5. Phân tích mất ổn định tuyến tính cho tiết diện thép tạo hình nguội | 48 |
2.6. Mất ổn định của cấu kiện khoét lỗ | 50 |
2.7. Phương pháp thiết kế | 51 |
2.8. Trạng thái giới hạn về điều kiện sử dụng công trình | 54 |
Chương 3. Cấu kiện chịu nén |
|
3.1. Đại cương | 56 |
3.2. Chảy dẻo và mất ổn định tổng thể | 57 |
3.3. Mất ổn định cục bộ kết hợp chảy dẻo và mất ổn định tổng thể | 74 |
3.4. Mất ổn định méo | 78 |
3.5. Ví dụ | 82 |
Chương 4. Cấu kiện chịu uốn |
|
4.1. Đại cương | 92 |
4.2. Độ bền uốn | 92 |
4.3. Sườn gia cường | 115 |
4.4. Độ võng | 117 |
4.5. Ví dụ | 117 |
Chương 5. Cấu kiện chịu cắt và ép dập bản bụng |
|
5.1. Yêu cầu chung | 144 |
5.2. Độ bền cắt của bản bụng không có lỗ | 147 |
5.3. Độ bền cắt của bản bụng tiết diện C có lỗ | 149 |
5.4. Sườn ngang | 150 |
5.5. Độ bền ép dập của bản bụng không có lỗ | 151 |
5.6. Độ bền ép dập của bản bụng tiết diện C có lỗ | 156 |
5.7. Ví dụ | 157 |
Chương 6. Cấu kiện chịu lực kết hợp |
|
6.1. Thiết kế ổn định hệ kết cấu | 162 |
6.2. Cấu kiện chịu tác dụng của tải trọng dọc trục và uốn kết hợp | 170 |
6.3. Uốn và cắt kết hợp | 175 |
6.4. Uốn và ép dập bụng kết hợp | 177 |
6.5. Uốn và xoắn kết hợp | 179 |
6.6. Ví dụ tính toán | 181 |
Chương 7. Liên kết |
|
7.1. Các loại liên kết | 198 |
7.2. Liên kết hàn | 198 |
7.3. Liên kết bu lông | 215 |
7.4. Liên kết vít | 220 |
7.5. Liên kết chốt kích hoạt bằng năng lượng (PAF) | 225 |
7.6. Xé rách | 230 |
7.7. Ví dụ | 233 |
Chương 8. Một số dạng cấu kiện khác |
|
8.1. Cấu kiện tổ hợp | 243 |
8.2. Cấu kiện ống trụ kín | 249 |
8.3. Xà gồ mái và xà gồ tường | 263 |
Phụ lục 1. Định nghĩa các ký hiệu | 271 |
Phụ lục 2. Các công thức xác định đặc trưng hình học của tiết diện |
|
2.1. Đặc trưng của phần tử | 278 |
2.2. Đặc trưng của tiết diện | 280 |
2.3. Đặc trưng mất ổn định méo | 289 |
Phụ lục 3. Bề rộng hữu hiệu của phần tử |
|
3.1. Bề rộng hữu hiệu của phần tử được gia cường chịu nén đều | 291 |
3.2. Bề rông hữu hiệu của phần tử không được gia cường | 299 |
3.3. Bề rộng hữu hiệu của phần tử chịu nén đều có sườn mép đơn | 303 |
3.4. Bề rộng hữu hiệu của phần tử được gia cường có một hoặc nhiều sườn |
|
trung gian hoặ c phầ n tử được gia cường ở biên có nhiều sườn trung gian | 305 |
Phụ lục 4. Phân tích mất ổn định đàn hồi cấu kiện thép tạo hình nguội |
|
4.1. Quy định chung | 310 |
4.2. Phương pháp số | 311 |
4.3. Phương pháp giải tích | 312 |
Tài liệu tham khảo | 326 |