Tác giả | Lê Văn Cử |
ISBN | 978-604-82-2286-4 |
ISBN điện tử | 978-604-82-4323-4 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2013 |
Danh mục | Lê Văn Cử |
Số trang | 251 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Cuốn sách “KẾT CẤU TẦNG TRÊN ĐƯỜNG SẮT” được biên soạn theo chương trình đào tạo của Ngành Xây dựng Cầu đường chuyên ngành Đường sắt và chuyên ngành Đường sắt - Cầu đã được Hội đồng khoa học Trường Đại học Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Đây là cuốn sách dùng để làm giáo trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên và cán bộ kỹ thuật trong Ngành.
“KẾT CẤU TẦNG TRÊN ĐƯỜNG SẮT” là môn học chuyên môn chủ yếu chuyên ngành Công trình Đường sắt, tuân thủ mục tiêu đào tạo chuyên ngành. Nội dung cuốn sách thuyết minh nguyên lý cơ bản, kiến thức cơ bản về đường ray đường sắt khổ hẹp 1000mm và đường sắt khổ tiêu chuẩn 1435mm, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của sinh viên chuyên ngành, cán bộ kỹ thuật Ngành Đường sắt. Trong sách giới thiệu lý thuyết mới, kỹ thuật mới của khoa học kỹ thuật đường sắt phát triển của một số nước tiên tiến trên thế giới được vận dụng vào khổ đường 1000mm, kết hợp kế hoạch từng bước phát triển Ngành Đường sắt nước nhà. Sách còn giới thiệu, cơ sở lý luận nâng cao tốc độ tàu khách, kiến thức cơ bản về đường sắt cao tốc, cơ sở lý thuyết kỹ thuật đường sắt không khe nối vượt khu gian, kỹ thuật mới về đường sắt cao tốc Châu Âu và đường sắt cao tốc Nhật Bản.
Nội dung cuốn sách chia làm hai tập.
1. Tập 1 (số tiết học: 45 tiết) gồm 03 chương
Chương 1: Cấu tạo tầng trên đường sắt
Chương 2: Cấu tạo và thiết kế đường ray
Chương 3: Đường nối tiếp và đường giao nhau.
2. Tập 2 (số tiết học: 45 tiết) gồm 03 chương
Chương 1: Tính cường độ đường ray
Chương 2: Nguyên lý và thiết kế đường sắt không khe nối
Chương 3: Đường sắt không khe nối vượt khu gian và đường sắt cao tốc không khe nối.
Cuốn sách được xuất bản với sự động viên, sự ủng hộ nhiệt tình của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp trong Bộ môn Đường sắt - Cầu. Qua đây Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành vì sự giúp đỡ và động viên của cán bộ trong Trường, trong Khoa, đặc biệt là những ý kiến nhận xét và góp ý của các bạn đồng nghiệp về nội dung của cuốn sách. Tuy đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, hơn nữa tài liệu tham khảo thì đa dạng do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện tốt hơn trong lần tái bản sau.
MỤC LỤC
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1: TÍNH CƯỜNG ĐỘ ĐƯỜNG RAY | 5 |
1.1. Khái niệm | 5 |
1.2. Tính lực tĩnh của kết cấu đường ray chịu lực thẳng đứng | 6 |
1.2.1. Giả thiết cơ bản, thông số đặc trưng và mô hình tính | 6 |
1.2.2. Phương trình vi phân dầm trên nền liên tục và cách giải | 11 |
1.2.3. Phương pháp dầm trên điểm gối tựa | 18 |
1.3. Tính cường độ tuyến đường dưới tác dụng của tải trọng động | 18 |
1.3.1. Hệ số tốc độ a | 19 |
1.3.2. Hệ số lệch tải b | 20 |
1.3.3. Hệ số lực ngang f | 22 |
1.3.4. Tính yd, Md, Rd dưới tác dụng của tải trọng động | 22 |
1.4. Kiểm toán cường độ đường ray dưới tác dụng của tải trọng động | 22 |
1.4.1. Kiểm toán cường độ ray | 22 |
1.4.2. Kiểm toán mô men uốn và cường độ tà vẹt chịu nén | 23 |
1.4.3. Kiểm toán cường độ lớp đá dăm và lớp mặt nền đường | 25 |
1.4.4. Thí dụ kiểm toán cường độ các bộ phận đường ray khổ đường 1435 mm | 29 |
1.5. Tính ổn định của đầu máy toa xe trên đường | 37 |
1.5.1. Phân tích nguyên nhân trật đường tàu | 37 |
1.5.2. Điều kiện bánh xe tàu bò lên đường ray | 38 |
1.5.3. Chỉ tiêu đánh giá tính an toàn trật đường tầu | 39 |
1.6. Phân tích mối nối ray chịu lực | 40 |
1.6.1. Điều kiện tất yếu của bánh xe xung kích ray | 41 |
1.6.2. Tính lực P1 | 42 |
1.6.3. Tính lực P2 | 43 |
1.7. Phân tích kết cầu đường ray chịu lực ngang | 45 |
1.7.1. Phương pháp trung tâm ma sát | 45 |
1.7.2. Phương pháp trung tâm nhu trơn | 47 |
1.8. Tính ứng suất cục bộ | 52 |
1.8.1. Tính ứng suất tiếp xúc ray | 52 |
1.8.2. Thương tật đầu ray do ứng suất tiếp xúc gây ra | 55 |
1.9. Tính cường độ đường ray bằng phương pháp phần tử hữu hạn | 56 |
1.9.1. Mô hình kết cấu ly tán hóa | 56 |
1.9.2. Ma trận độ cứng phần tử dầm | 57 |
1.9.3. Ma trận mô men độ cứng của dầm liên tục | 57 |
1.9.4. Mô hình tính kết cấu đường ray và phương trình ma trận mô men | 58 |
1.10. Thiết kế kết cấu đường ray không đá dăm kiểu tấm bản | 59 |
1.10.1. Lý luận dầm chồng xếp trên nền đàn hồi | 59 |
1.10.2. Lý luận dầm bản trên nền đàn hồi | 63 |
1.11. Thí dụ: tính thiết kết tấm bản đường ray phòng chấn đường sắt cao tốc | |
PRC [A-55CN] | 69 |
1.11.1. Điều kiện thiết kế | 69 |
1.11.2. Mô men uốn thiết kế | 70 |
1.11.3. Tính nhu cầu số lượng thép gân và thép tròn | 74 |
1.11.4. Tính ứng lực | 79 |
1.11.5. Tính ứng lực mép biên bê tông | 86 |
1.11.6. Tính ứng lực bê tông chịu nén | 91 |
1.11.7. Phân tích lực hướng ngang tác dụng | 92 |
1.11.8. Kiểm toán khi sử dụng gắn bu lông | 93 |
1.11.9. Kiểm toán ứng lực chịu nén bê tông tại chu vi cẩu móc | 97 |
1.11.10.Tính kéo căng | 99 |
1.12. Thí dụ tính thiết kế tấm bản đường ray đường sắt cao tốc [A-51CT] | 101 |
1.12.1. Điều kiện thiết kế | 101 |
1.12.2. Mô men uốn thiết kế | 102 |
1.12.3. Tính lượng cốt thép nhu cầu | 107 |
1.12.4. Tính ứng suất khi tải trọng tác dụng | 108 |
1.12.5. Kiểm toán khi lực ngang tác dụng | 115 |
1.12.6. Bảng tổng hợp ứng suất | 116 |
1.12.7. Kiểm toán ứng suất khi sử dụng bảo trì bulông | 120 |
1.12.8. Kiểm toán ứng suất bê tông xung quanh móc cẩu | 123 |
1.12.9. Kiểm toán ứng suất cắt tấm bản đường ray bảo trì bu lông cốt vít bản | 124 |
Chương 2: NGUYÊN LÝ VÀ THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT KHÔNG KHE NỐI | |
2.1. Khái niệm | 125 |
2.1.1. Ý nghĩa đặt đường sắt không khe nối | 125 |
2.1.2. Loại hình đường sắt không khe nối | 125 |
2.1.3. Sơ lược phát triển đường sắt không khe nối | 126 |
2.2. Phân tích lực cản dọc đường sắt không khe nối | 127 |
2.2.1. Quan hệ biến đổi nhiệt độ và lực nhiệt độ ray, ray co giãn chuyển vị | 127 |
2.2.2. Lực cản dọc tuyến đường | 128 |
2.2.3. Sơ đồ lực nhiệt độ nhịp đường ray | 133 |
2.3. Tính ổn định đường sắt không khe nối | 138 |
2.3.1. Khái niệm tính ổn định | 138 |
2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng tính ổn định đường sắt không khe nối | 140 |
2.3.3. Công thức tính ổn định đường sắt không khe nối | 144 |
2.4. Thiết kế đường sắt không khe nối phổ thông | 153 |
2.4.1. Yêu cầu cơ bản thiết kế và tiêu chuẩn kết cấu đường | 153 |
2.4.2. Xác định nhiệt độ trung hòa | 154 |
2.4.3. Thiết kế cấu tạo đường sắt không khe nối | 156 |
2.4.4. Thí dụ thiết kế đường sắt không khe nối | 158 |
2.5. Hàn ray, vận chuyển và đặt đường sắt không khe nối | 163 |
2.5.1. Hàn ray | 164 |
2.5.2. Vận chuyển ray dài | 170 |
2.5.3. Đặt đường sắt không khe nối | 172 |
2.6. Đường sắt không khe nối chỗ đoạn đường đặc biệt | 187 |
2.6.1. Đường sắt không khe nối trên cầu | 187 |
2.6.2. Đường sắt không khe nối trên đường cong bán kính nhỏ | 199 |
2.6.3. Đường sắt không khe nối trên đường dốc lớn dài | 200 |
2.6.4. Đường sắt không khe nối trong đường hầm dài | 201 |
Chương 3: ĐƯỜNG SẮT KHÔNG KHE NỐI VƯỢT KHU GIAN VÀ | |
ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC KHÔNG KHE NỐI | |
3.1. Đường sắt không khe nối vượt khu gian | 202 |
3.1.1. Khái niệm | 202 |
3.1.2. Thiết kế đường sắt không khe nối vượt khu gian | 204 |
3.1.3. Đường ghi không khe nối 206 | |
3.1.4. Lắp đặt và bảo dưởng đường sắt không khe nối vượt khu gian | 214 |
3.2. Đường sắt cao tốc không khe nối | 216 |
3.2.1. Tải trọng thiết kế đường sắt cao tốc đường ray có đá dăm | 216 |
3.2.2 .Kết cấu đường sắt cao tốc đường ray có đá dăm | 220 |
3.2.3. Kết cấu đường sắt cao tốc không khe nối | 230 |
3.2.4. Kỹ thuật mới đường sắt cao tốc không khe nối siêu dài | 231 |
3.2.5. Công nghệ lắp đặt một lần đường sắt cao tốc không khe nối | 239 |
Tài liệu tham khảo | 248 |