Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước theo tiêu chuẩn ACI 318 - 14 của Hoa Kỳ
4.5
3822
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảTS. Nguyễn Việt Hưng
ISBN978-604-82-2751-7
ISBN điện tử978-604-82-3555-0
Khổ sách19x27
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcTS. Nguyễn Việt Hưng
Số trang165
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Hiện nay, bê tông cốt thép ứng suất trước đã được sử dụng trong hầu hết các công trình cầu đường bộ và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nhà dân dụng, đặc biệt đối với nhà cao tầng. Ưu điểm nổi bật của bê tông cốt thép ứng suất trước là khả năng vượt nhịp lớn, giảm chi phí xây dựng do giảm chiều cao kết cấu công trình và do tận dụng được khả năng chịu lực của thép cường độ cao, có khả năng chống nứt và chống ăn mòn tốt, …

Việc tính toán kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước đã được đề cập trong tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam (TCVN 5574 - 2012), tuy nhiên những chỉ dẫn trong tiêu chuẩn hiện hành còn chưa chi tiết dẫn đến khó khăn trong việc thiết kế. Ngoài ra, với mục đích nâng cao độ tin cậy cho những công trình có Quy mô lớn, đồng thời do sự ứng dụng phổ biến tiêu chuẩn thiết kế của các nước phát triển đã được đưa vào trong các phần mềm thiết kế, các công trình bê tông cốt thép ứng suất trước ở Việt Nam vẫn thường được thiết kế theo tiêu chuẩn của nước ngoài như tiêu chuẩn ACI 318 của Hoa Kỳ, tiêu chuẩn Eurocode 2 của châu Âu, tiêu chuẩn
AS 3600 của Úc, … Cuốn sách này sẽ giới thiệu cho bạn đọc những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất trong việc thiết kế kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước theo tiêu chuẩn ACI 318 - 14 của Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn này khá tương đồng với tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO LRFD của Hoa Kỳ mà dựa trên đó Việt Nam đã biên soạn lại và ban hành tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272 - 05 áp dụng hiện hành ở nước ta.

Cuốn sách được biên soạn trên tinh thần giữ nguyên dạng các công thức so với bản gốc của tiêu chuẩn ACI 318 - 14 nhằm giúp cho bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu và so sánh. Tuy nhiên, trong một vài công thức không cùng thứ nguyên, tác giả đã đưa thêm vào hệ số chuyển đổi đơn vị nhằm giúp cho bạn đọc có thể áp dụng tính toán theo các đơn vị quen thuộc thường dùng ở Việt Nam. Ngoài ra, xét tới thực tế bê tông nhẹ hầu như không được sử dụng trong kết cấu ứng suất trước, tác giả đã loại bỏ một vài hệ số liên quan đến loại bê tông này trong một số công thức tính toán tính chất cơ lý của bê tông.

Xem đầy đủ

 

 

Trang

Lời nói đầu

3

Ký hiệu

5

Chương 1. Đại cương về bê tông cốt thép ứng suất trước 
1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển

11

1.2. Phân loại bê tông cốt thép ứng suất trước

13

1.3. Ưu và nhược điểm của bê tông cốt thép ứng suất trước

14

1.4. Các phương pháp tạo ứng suất trước

16

Chương 2. Vật liệu và thiết bị 
2.1. Bê tông

20

2.2. Cốt thép ứng suất trước

21

2.3. Cốt thép thường

25

2.4. Ống gen

26

2.5. Vữa bơm trong ống gen

27

2.6. Thiết bị neo

28

Chương 3. Nguyên lý thiết kế kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước 
3.1. Trình tự thiết kế kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước

33

3.2. Các yêu cầu khi thiết kế kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước

34

3.3. Các giả thiết khi tính toán kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước

39

3.4. Tải trọng và tổ hợp tải trọng

40

3.5. Qũy đạo cốt thép ứng suất trước

41

3.6. Tải trọng tương đương của cốt thép ứng suất trước

47

3.7. Ví dụ tính toán

52

Chương 4. Tổn hao ứng suất trong cốt thép ứng suất trước 
4.1. Khái niệm chung

56

4.2. Tổn hao ứng suất tức thời

57

4.3. Tổn hao ứng suất theo thời gian

64

4.4. Ước tính tổn hao ứng suất

67

4.5. Biện pháp giảm thiểu tổn hao ứng suất

68

4.6. Ví dụ tính toán

69

Chương 5. Tính toán kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước 
5.1. Tính toán cốt thép ứng suất trước

84

5.2. Tính toán kết cấu bê tông cốt thép øng suất trước theo 
        trạng thái giới hạn sử dụng

87

5.3. Tính toán kết cấu bê tông cốt thép øng suất trước theo 
       trạng thái giới hạn cường độ

91

5.4. Ví dụ tính toán

98

Chương 6. Sàn bê tông cốt thép ứng suất trước 
6.1. Khái niệm chung

112

6.2. Đặc điểm cấu tạo

113

6.3. Xác định nội lực trong sàn

119

6.4. Tính toán sàn theo trạng thái giới hạn cường độ - kiểm tra 
       khả năng chống xuyên thủng của sàn

133

6.5. Tính toán sàn theo trạng thái giới hạn sử dụng - kiểm tra 
       độ võng của sàn

140

Phụ lục 
Phụ lục A

151

Phụ lục B

153

Phụ lục C

155

Phụ lục D

157

Tài liệu tham khảo

159

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980