Tác giả | Vũ Chiến Thắng |
ISBN | 978-604-82-4515-3 |
ISBN điện tử | 978-604-82-5563-3 |
Khổ sách | 17x24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2021 |
Danh mục | Vũ Chiến Thắng |
Số trang | 152 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Mạng Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây và gắn liền với những bước đột phá quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Sự bùng nổ của IoT trong tương lai sẽ có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống, công việc và toàn xã hội. IoT đang cho thấy những tiềm năng ưu việt của nó trong việc xây dựng nền tảng cho rất nhiều ứng dụng thông minh. Nhờ có IoT, rất nhiều quy trình công việc sẽ được thay đổi theo hướng tự động hoá nhiều hơn, nâng cao khả năng hoạt động và vận hành của hệ thống, phục vụ người dùng một cách tốt nhất có thể.
Cuốn sách này trình bày những kiến thức cơ bản về mạng Internet vạn vật bao gồm các công nghệ thành phần và những ứng dụng tiềm năng của IoT. Thông quan cuốn sách này, bạn đọc có thể hiểu và áp dụng những kiến thức về IoT cho các bài toán ứng dụng thực tế. Bố cục cuốn sách được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về mạng Internet vạn vật.
Chương 2: IPv6 cho mạng Internet vạn vật.
Chương 3: Giao thức định tuyến IPv6 cho mạng Internet vạn vật.
Chương 4: Giao thức lớp ứng dụng cho mạng Internet vạn vật.
Tác giả hy vọng rằng cuốn sách này sẽ có ích cho nhiều bạn đọc, nhất là sinh viên các ngành Điện tử Viễn thông, Đo lường, Điều khiển và Tự động hóa.
Mặc dù đã được rà soát kỹ lưỡng nhưng không tránh khỏi các thiếu sót nhỏ. Tác giả rất mong nhận được những hồi âm góp ý từ phía bạn đọc để cuốn sách này được hoàn thiện hơn trong các lần xuất bản tiếp theo. Mọi thư từ góp ý xin gửi về mail: vcthang@ictu.edu.vn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Các tác giả
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Tổng quan về mạng Internet vạn vật | |
1.1. Khái niệm về mạng IoT | 5 |
1.2. Tầm nhìn tương lai của IoT | 6 |
1.3. Kiến trúc IoT | 7 |
1.4. Xu hướng và tính chất của IoT | 9 |
1.5. Những thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển | |
của mô hình IoT | 11 |
1.6. Các công nghệ thành phần | 12 |
1.7. Các mô hình ứng dụng của IoT | 19 |
1.8. Các tổ chức quy chuẩn IoT | 30 |
1.9. Các công nghệ truyền thông cho IoT | 32 |
Chương 2. IPv6 cho mạng Internet vạn vật | |
2.2. Các tiêu đề gói tin IPv6 | 50 |
2.3. Kiến trúc địa chỉ IPv6 | 52 |
2.4. Giao thức ICMPv6 | 60 |
2.5. Giao thức tìm kiếm các nút lân cận (ND - Neighbor discovery) | 62 |
2.6. Tự động cấu hình IPv6 | 71 |
2.7. Giao thức DHCPv6 | 76 |
2.8. Giao thức 6lowpan | 77 |
Chương 3. Giao thức định tuyến IPv6 cho mạng | |
Internet vạn vật | |
3.1. Giới thiệu chung | 87 |
3.2. Khái niệm về các mạng tổn hao và công suất thấp | 87 |
3.3. Các yêu cầu đối với giao thức định tuyến trong mạng | |
tổn hao công suất thấp | 88 |
3.4. Các thước đo định tuyến | 91 |
3.5. Hàm mục tiêu | 96 |
3.6. Hoạt động của giao thức RPL | 98 |
3.7. Quá trình xây dựng Dodag | 106 |
3.8. Cơ chế tránh và phát hiện vòng lặp định tuyến | 107 |
3.9. Quản lý các bộ định thời | 109 |
3.10. Thực thi giao thức RPL trên hệ điều hành contiki | 110 |
Chương 4. Giao thức lớp ứng dụng cho mạng Internet vạn vật | 116 |
4.1. Giao thức Coap | 116 |
4.2. Giao thức Mqtt | 131 |
Tài liệu tham khảo | 148 |