Tác giả | Phạm Văn Dư |
ISBN điện tử | 978-604-60-1777-6 |
Khổ sách | 20,5 x 29,7 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2014 |
Danh mục | Phạm Văn Dư |
Số trang | 75 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Xuất phát từ nhu cầu bức thiết này, những năm 1990 Tổ chức các nhà bán lẻ châu Âu (EUREP), đưa ra các tiêu chuẩn cho việc đánh giá thực hành nông nghiệp tốt, viết tắt theo tiếng Anh là GAP, nhằm cung cấp những thực phẩm có chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng. Với mục tiêu tốt đẹp này, GAP nhanh chóng được dư luận toàn thế giới hưởng ứng. Trên cơ sở các nội dung và tiêu chí chất lượng của GAP do EUREP đưa ra (gọi là EUREPGAP), nhiều nước đã xây dựng tiêu chuẩn GAP áp dụng cho nước mình, vừa đảm bảo yêu cầu chung của thế giới, vừa phù hợp với điều kiện riêng của mỗi nước. Vì vậy, EUREPGAP đã mang tính chất toàn cầu cho nên tháng 09 năm 2007, hội nghị quốc tế lần thứ 8 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) đổi tên thành GLOBALGAP, như vậy GAP áp dụng cho cả thế giới.
Nhằm nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh cho các sản phẩm nông nghiệp và đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, nước ta cũng đã xây dựng quy trình thực hiện GAP và gọi là quy trình VietGAP. Hiện tại đã ban hành quy trình VietGAP cho rau, quả, chè, lúa và sau đó sẽ tiếp tục cho các sản phẩm khác kể cả sản phẩm chăn nuôi và thủy sản. Tuy vậy, GAP yêu cầu một trình độ kỹ thuật và tổ chức quản lý tương đối cao, nhưng trước hết vẫn là sự nâng cao hiểu biết cho nông dân, chủ thể của sản xuất, đổi mới nhận thức và cách làm cho mỗi người. Đây là điều kiện quyết định cho việc mở rộng áp dụng GAP thành công