Tác giả | Nguyễn Thị Lan Phương |
ISBN | 978-604-82-2845-3 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3549-9 |
Khổ sách | 17x24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | Nguyễn Thị Lan Phương |
Số trang | 240 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Xây dựng là một hoạt động tổng hợp có vai trò hết sức quan trọng trong mọi quốc gia. Nó góp phần tạo nên bộ mặt của nền kinh tế đất nước, đồng thời tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu cho các ngành sản xuất khác phát triển. Hoạt động xây dựng hết sức đa dạng, bao gồm: lập quy hoạch xây dựng; khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng; lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Để thực hiện được các hoạt động nêu trên, Chủ đầu tư đã thông qua việc ký kết các hợp đồng xây dựng với nhà thầu xây dựng. Hợp đồng xây dựng được thiết lập thể hiện mối quan hệ và sự ràng buộc pháp lý giữa các bên giao và nhận thầu trong việc thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động xây dựng nhằm thỏa mãn các lợi ích mà các bên hướng tới. Tuy nhiên, hợp đồng đó chỉ có hiệu lực khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước. Các bên được tự do thỏa thuận để thiết lập hợp đồng, nhưng sự “tự do” ấy phải được đặt trong giới hạn bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nhất là khi quan hệ hợp đồng xây dựng được thiết lập để thực hiện các công việc xây dựng trong các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thì việc kiểm soát và quản lý của Nhà nước đối với quan hệ hợp đồng đó càng cần thiết phải chặt chẽ nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước.
Tài liệu "Hợp đồng trong xây dựng" nhằm thỏa mãn những điều kiện và ràng buộc trên đây, đồng thời tài liệu còn cung cấp những kiến thức cần thiết cho sinh viên ngành kinh tế xây dựng, những độc giả quan tâm đến việc lập, quản lý thực hiện, cũng như giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng trong thực tế sản xuất của từng cá nhân, từng tổ chức.
Cuốn tài liệu đề cập đến những nội dung sau:
- Những vấn đề chung về hợp đồng trong hoạt động xây dựng từ khái niệm, phân loại; nguyên tắc soạn thảo, ký kết, thực hiện... đến hiệu lực, tính pháp lý và quản lý hợp đồng;
- Nội dung và những quy định trong hợp đồng xây dựng gồm các thông tin, nội dung, khối lượng công việc, các yêu cầu; giá hợp đồng; tạm ứng, thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; tạm dừng, chấm dứt, thưởng phạt do vi phạm hợp đồng; khiếu nại và giải quyết tranh chấp hợp đồng; các nội dung khác của hợp đồng và quản lý, giám sát, nghiệm thu hợp đồng xây dựng;
- Điều chỉnh hợp đồng gồm: khái niệm, nguyên tắc và các trường hợp điều chỉnh; quy định về điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng; phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
- Quản lý thực hiện hợp đồng gồm khái niệm, vai trò và nội dung của việc quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng như quản lý quá trình thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng đến quản lý tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động, giá và các nội dung khác của hợp đồng xây dựng.
- Khiếu nại, tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
Tài liệu này đúc rút kinh nghiệm từ các tài liệu khoa học trong nước và nước ngoài, có trích nguồn từ một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, trong quá trình sử dụng, nếu văn bản quy phạm pháp luật tương ứng thay đổi, mong độc giả cập nhật liên tục để việc sử dụng nguồn dữ liệu luôn mang lại tính thực tiễn cao.
Trang | ||
LỜI NÓI ĐẦU | 3 | |
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG | ||
1.1. Khái niệm về hợp đồng, hợp đồng kinh tế và hợp đồng xây dựng | 5 | |
1.2. Phân loại hợp đồng xây dựng | 11 | |
1.3. Nguyên tắc soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng | 18 | |
1.4. Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng | 25 | |
1.5. Quản lý hợp đồng xây dựng | 27 | |
Chương 2: NỘI DUNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG | ||
2.1. Các thông tin về hợp đồng xây dựng | 35 | |
2.2. Nội dung và khối lượng công việc, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng | 45 | |
2.3. Giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng | 57 | |
2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng | 75 | |
2.5. Tạm dừng, chấm dứt, thưởng phạt do vi phạm hợp đồng xây dựng | 88 | |
2.6. Các nội dung khác của hợp đồng xây dựng | 93 | |
2.7. Quản lý, giám sát, nghiệm thu hợp đồng xây dựng | 102 | |
Chương 3: ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG | ||
3.1. Khái niệm, nguyên tắc và các trường hợp điều chỉnh hợp đồng xây dựng | ||
109 | ||
3.2. Quy định về điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng | 115 | |
3.3. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng | 122 | |
Chương 4: QUẢN LÝ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG | ||
4.1. Khái niệm, vai trò của việc quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng | 133 | |
4.2. Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng | 137 | |
4.3. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng | 152 | |
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng | 159 | |
4.5. Các phân đoạn cần thiết trong quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng | 165 | |
Chương 5: KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG | ||
5.1. Những vấn đề pháp luật chung liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại | 170 | |
5.2. Khái niệm, phân loại tranh chấp hợp đồng và hợp đồng xây dựng | 185 | |
5.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng | 194 | |
PHẦN PHỤ LỤC | ||
Phụ lục 1: Hợp đồng Fidic | 225 | |
Phụ lục 2: Một số lưu ý đối với nhà thầu phụ khi ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu chính | 229 | |
Phụ lục 3: Lưu ý nhà thầu phụ Việt Nam khi ký kết hợp đồng với nhà thầu nước ngoài | 233 | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 237 |