Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Hỏi – đáp chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
4.5
517
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ISBNnxbldxh-23
ISBN điện tử978-604-82-3750-9
Khổ sách14,5 x 20,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số trang202
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác an toàn, vệ sinh lao động, đây là một phần quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Ngày 25/6/2015, Luật An toàn, vệ sinh lao động đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIII, với 7 chương, 93 Điều, trên cơ sở cụ thể hóa 20 điều tại Chương IX về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ luật Lao động năm 2012 và kế thừa các quy định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Mục 3 Chương III của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Đây là Luật An toàn, vệ sinh lao động đầu tiên của Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

Việc Quốc hội thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động đã góp phần nâng cao nhận thức, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, góp phần cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động. Tuy nhiên để những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống cần phải có những hoạt động tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và hữu hiệu. Với mong muốn góp phần vào công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, Nhà Xuất bản Lao động - Xã hội phát hành cuốn sách Hỏi - đáp chính sách pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Hy vọng đây sẽ là cuốn tài liệu hữu ích không chỉ đối với người lao động nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, những người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động... nói chung. 

Cuốn sách được chia làm 7 phần với những nội dung sau:

Phần I. Những quy định chung về việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

Phần II. Các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động. 

Phần III. Các biện pháp xử lý sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Phần  IV. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù.

Phần V. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Phần VI. Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. 

Phần VII. An toàn lao động đối với một số nghề, công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.

Trong quá trình biên soạn, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để cuốn sách được ngày càng  hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

 

Xem đầy đủ

           

 

Trang

Lời nói đầu

3

PHẦN I. Những quy định chung về việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

7

PHẦN II. Các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động 

29

  1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

29

II. Nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tai nơi làm việc

33

III. Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động 

40

IV. Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động 

45

PHẦN III. Các biện pháp xử lý sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

55

  1. Khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

55

  1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

67

  1. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

73

PHẦN  IV. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù

95

PHẦN V. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

107

PHẦN VI. Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động 

127

PHẦN VII. An toàn lao động đối với một số nghề, công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động 

141

  1. An toàn điện

141

II.   An toàn khi làm việc với hóa chất

145

III. An toàn khi sử dụng thiết bị áp lực

152

      IV.  An toàn khi làm việc với thiết bị nâng

174

      V.  An toàn trong lĩnh vực có nguy cơ cao

184

1.   Làm việc trong hầm kín

184

2. An toàn trong phá dỡ công trình

186

3. Phòng tránh vật rơi trên công trường

188

4. An toàn lao động trong công tác đào hố

190

5. An toàn khi làm việc trên mái nhà

193

6. Quy tắc an toàn khi làm việc trên cao

195

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980